Bản lĩnh chính trị người lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta

Mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển, phải được xây dựng nên bởi những con người hết lòng trung thành với chế độ, có trí tuệ và năng lực, đạo đức và bản lĩnh. Trong xã hội ngày nay đó là những cán bộ công chức, những người trực tiếp phục vụ chế độ của dân, do dân và vì dân. Họ là người đại diện cho Nhà nước để xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách. Họ là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của đất nước.

Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Một mặt, chúng ta cố gắng huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao; mặt khác, lại phải luôn tỉnh táo, cảnh giác để hướng sự phát triển này không đi lệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghiã”.

Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực đạo đức, lối sống, bản lĩnh. Bên cạnh mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường đem lại, cũng xuất hiện biểu hiện tiêu cực và yếu kém trên lĩnh vực đạo đức, lối sống và bản lĩnh của một bộ phận cán bộ. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trong tình hình xã hội kém phát triển vừa đem lại cho ta những giá trị tốt đẹp đồng thời tạo ra nhiều biến động trong lối suy nghĩ, lối sống, tư tưởng của con người, làm cho không ít người có suy nghĩ, hành vi lệch lạc, thể hiện sự thiếu bản lĩnh chính trị.

Sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phong trào cộng sản quốc tế còn nhiều khó khăn, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội luôn tìm cách ngăn cản bằng “diễn biến hoà bình”, làm cho không ít người hoang mang dao động về mục tiêu chủ nghĩa xã hội .

Những tác động lớn đó không chỉ diễn ra trong cán bộ, đảng viên mà còn trong cả đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước làm cho “một bộ phận không nhỏ cán bộ trong Đảng thoái hóa, biến chất, ảnh hưởng đến sức chiến đấu của Đảng”. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, của đội ngũ lãnh đạo đang trong nguy cơ giảm sút và bị đe doạ.

Ngay từ khi Đảng ta ra đời, các vấn đề cán bộ nói chung và bản lĩnh chính trị của cán bộ nói riêng là mối quan tâm hàng đầu và ngày càng được chú ý. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về cán bộ, công chức nhằm củng cố, đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn để nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ trong điều kiện thực tế hiện nay, thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, cần nắm vững lý luận, đi sâu vào bản chất, khái niệm, thấy được những nét đặc thù và vai trò của cán bộ qua từng giai đoạn cách mạng, đồng thời cũng làm rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra.

Vừa có năng lực lãnh đạo, quản lý, vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng là yêu cầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (HTCT). Khuyết thiếu một trong hai phẩm chất đó, người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong HTCT không thể đáp ứng nhu cầu của công việc. Đối với những người lãnh đạo, không thể nói có năng lực lãnh đạo quản lý cao, nếu thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng và ngược lại. Năng lực lãnh đạo, quản lý của người lãnh đạo trong HTCT được nâng cao trên cơ sở bản lĩnh chính trị vững vàng; ngược lại, bản lĩnh chính trị của họ được củng cố và phát triển cũng thể hiện ở năng lực quản lý của họ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản lĩnh chính trị người lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biến động trong lối suy nghĩ, lối sống, tư tưởng của con người, làm cho không ít người có suy nghĩ, hành vi lệch lạc, thể hiện sự thiếu bản lĩnh chính trị.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phong trào cộng sản quốc tế còn nhiều khó khăn, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội luôn tìm cách ngăn cản bằng “diễn biến hoà bình”, làm cho không ít người hoang mang dao động về mục tiêu chủ nghĩa xã hội ...
Những tác động lớn đó không chỉ diễn ra trong cán bộ, đảng viên mà còn trong cả đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước làm cho “một bộ phận không nhỏ cán bộ trong Đảng thoái hóa, biến chất, ảnh hưởng đến sức chiến đấu của Đảng”. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, của đội ngũ lãnh đạo đang trong nguy cơ giảm sút và bị đe doạ. 
Ngay từ khi Đảng ta ra đời, các vấn đề cán bộ nói chung và bản lĩnh chính trị của cán bộ nói riêng là mối quan tâm hàng đầu và ngày càng được chú ý. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về cán bộ, công chức nhằm củng cố, đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn để nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ trong điều kiện thực tế hiện nay, thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, cần nắm vững lý luận, đi sâu vào bản chất, khái niệm, thấy được những nét đặc thù và vai trò của cán bộ qua từng giai đoạn cách mạng, đồng thời cũng làm rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra.
Vừa có năng lực lãnh đạo, quản lý, vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng là yêu cầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (HTCT). Khuyết thiếu một trong hai phẩm chất đó, người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong HTCT không thể đáp ứng nhu cầu của công việc. Đối với những người lãnh đạo, không thể nói có năng lực lãnh đạo quản lý cao, nếu thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng và ngược lại. Năng lực lãnh đạo, quản lý của người lãnh đạo trong HTCT được nâng cao trên cơ sở bản lĩnh chính trị vững vàng; ngược lại, bản lĩnh chính trị của họ được củng cố và phát triển cũng thể hiện ở năng lực quản lý của họ.
Sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay đang được đẩy mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Điều đó đòi hỏi đất nước ta phải có những con người, những cán bộ, đảng viên, có phẩm chất, trình độ, nghị lực và bản lĩnh chính trị cao. Đặc biệt, hiện nay trên thế giới đang diễn ra nhiều biến động kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp và nhạy cảm, ở đó chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn; sự nghiệp đổi mới của chúng ta do đó cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Việc nghiên cứu giáo dục, đào tạo, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người lãnh đạo càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, tôi chọn "Bản lĩnh chính trị người lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ góc độ chính trị học, bản lĩnh chính trị là một phạm trù rất tổng hợp, nó được tạo nên bởi nhiều khía cạnh thuộc bản chất và năng lực của người cán bộ, người đảng viên, người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội.
Từ khía cạnh là phẩm chất của người lãnh đạo, xưa nay trong lý luận, trong nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu triết học, tâm lý học,... đã có nhiều công trình công bố. Đó là những công trình đi rất sâu vào bản chất, phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ, của người đảng viên, của người lãnh đạo được thể hiện ở các tác phẩm: Nguyễn Đức Bình: “Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và văn hoá", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Phạm Như Cương: “Đổi mới phong cách tư duy", Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội, 1999; Lê Sỹ Thắng (chủ biên): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Nguyễn Trọng Phúc: “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Đức Vượng: “Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995...
Từ khía cạnh là năng lực của người lãnh đạo, trong nghiên cứu triết học và tâm lý học, xã hội học... cũng đã có nhiều công trình xuất bản. Đó là các công trình bàn sâu về năng lực công tác, năng lực hoạt động lao động sáng tạo; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực quản lý cơ quan, xí nghiệp; năng lực lãnh đạo của Đảng và Nhà nước của các nhà chính trị, nhà quản lý kinh tế, văn hoá, khoa học. Đó là các tác phẩm của: Phạm Hữu Dật: “Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Tô Huy Rứa, Trần Khắc Viện (đồng chủ biên): “Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; E.X.Cudơmin, J.P.Voncốp: “Người lãnh đạo và tập thể", Nxb Sự thật; Hà Nội, 1978; X.Kovalepski: “Người lãnh đạo và cấp dưới"; Nxb Lao động, Hà Nội, 1983...
Tuy nhiên, bản lĩnh con người nói chung, bản lĩnh của người lãnh đạo nói riêng không thể nhận thức được một khi nghiên cứu nó một cách tách bạch phẩm chất và năng lực. Bởi bản lĩnh bao giờ cũng được thể hiện ở một cá nhân, một chủ thể trong một tập thể với khả năng tổng hợp vừa phẩm chất vừa năng lực. Hai yếu tố đó mà tách ra thì không thể thành sức mạnh của hành động nữa.
Nếu xét từ cách nhìn này của bản lĩnh thì xưa nay trong khoa học (kể cả triết học, lý luận chính trị) của chúng ta còn rất ít được nghiên cứu, thậm chí chỉ có thể đếm đầu ngón tay.
Năm 2002 - 2004, Viện triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có thực hiện một số đề tài khoa học: Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên): “Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và xu hướng biến động", Tổng quan đề tài cấp Bộ (2002 - 2003), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; “Sự thống nhất biện chứng giữa năng lực lãnh đạo, quản lý với bản lĩnh chính trị trong hoạt động của người cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị nước ta hiện nay", Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ 2004 - 2005.
Trên tạp chí cộng sản, sinh hoạt lý luận chính trị quân sự, nghiên cứu lý luận của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có xuất hiện một vài bài quan tâm vấn đề bản lĩnh chính trị như: Đoàn Thế Nga: “Một số tiêu chí đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay", Tạp chí Thông tin lý luận, 1998; Chu Hảo: “Tầm nhìn xa và tính quyết đoán", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1, 2001; Nguyễn Văn Huyên: “Phẩm chất, năng lực người lãnh đạo theo yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc đánh giá, luân chuyển cán bộ ở nước ta hiện nay", Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Văn Huyên: “Bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới", Tạp chí lý luận chính trị quân sự, Học viện Chính trị quân sự; 2005.
Một số tác phẩm đã đề cập sâu đến vấn đề nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức của người cán bộ đảng viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá như: Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên): “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Nguyễn Văn Tân: “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Trần Thành: “Để trở thành người lãnh đạo giỏi"; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2003; Phạm Ngọc Quy: “Văn hoá chính trị với việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Trần Thành (chủ biên): “Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay"; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Vấn đề bản lĩnh chính trị, đặc biệt là lý luận, khoa học về bản lĩnh chính trị là hết sức bức thiết và quan trọng đối với yêu cầu cách mạng hiện nay của Đảng và nhân dân ta. Trong khi việc nghiên cứu nó lại hết sức ít ỏi, nếu không coi là vùng trống. Chúng tôi thấy cần tập trung nghiên cứu vấn đề hết sức căn bản này trong công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dưới góc độ Chính trị học, luận văn tập trung làm rõ thực chất, những ưu điểm và hạn chế về bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo ở nước ta trong thời gian qua, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo, góp phần từng bước đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về bản lĩnh chính trị và những yếu tố chế định bản lĩnh chính trị; 
- Nêu lên những đặc điểm và những yêu cầu về bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo đáp ứng sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo đáp ứng sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo. Khái niệm “người lãnh đạo” được tác giả luận văn xác định là những người giữ những cương vị lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể ... với những phẩm chất, trình độ, năng lực và yêu cầu hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Khái niệm "hiện nay" được xác định là từ giữa những năm 80 thế kỷ XX - khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng; luận văn tập trung vào những năm gần đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận 
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, về nguồn nhân lực, về cán bộ, về người lãnh đạo.
- Các Văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Đảng 

File đính kèm:

  • docLA Bản lĩnh người lãnh đạo 2310.doc