Bản đăng ký xây dựng chuẩn mực đạo đức cá nhân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014
I. Nhận thức:
1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm.
a) Về tinh thần trách nhiệm và sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm:
Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của con người. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người đã chỉ rõ: Đạo đức công dân là tuân theo pháp luật nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung, đó là đóng góp (nộp thuế) để xây dựng lợi ích chung.
Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, vì những cán bộ, đảng viên là những người tiên tiến trong xã hội, phải đi trước để mọi người noi theo. Ra sức làm việc cho Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình.
ĐẢNG BỘ XÃ THẮNG MỐ CHI BỘ TRƯỜNG THCS THẮNG MỐ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thắng Mố, ngày 18 tháng 09 năm 2014 BẢN ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 Tên tôi là : Nguyễn Thị Việt. Sinh ngày: 14/12/1982 Chức vụ : Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Thắng Mố. Căn cứ hướng dẫn số: 101-KH/BTG ngày 24/01/2014 của Ban Tuyên giáo huyện ủy Yên Minh về việc “tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014”. Thực hiện kế hoạch số 70 – KH/ĐU ngày 11/02/2014 của Đảng ủy xã Thắng Mố “Về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng bộ xã Thắng Mố năm 2014”. Nay tôi đăng ký xây dựng chuẩn mực đạo đức cá nhân và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong năm 2014, với những nội dung như sau: I. Nhận thức: 1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm. a) Về tinh thần trách nhiệm và sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm: Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của con người. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người đã chỉ rõ: Đạo đức công dân là tuân theo pháp luật nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung,… đó là đóng góp (nộp thuế) để xây dựng lợi ích chung. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, vì những cán bộ, đảng viên là những người tiên tiến trong xã hội, phải đi trước để mọi người noi theo. Ra sức làm việc cho Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là tổ chức vận động nhân dân, hướng dẫn, giảng giải cho dân, làm cho dân hiểu rõ hình hình và định hướng theo đường lối của Đảng. b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung nêu cao tinh thần trách nhiệm: - Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, nghĩa là: Bất kỳ được giao việc gì, to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn; vượt qua mọi khó khăn gian khổ làm cho thành công. Phải có gan phụ trách, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất. - Nêu cao tinh thần trách nhiệm là phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm cá nhân. - Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác, nghĩa là: Ở cương vị nào, ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm; phải cố gắng, chuyên tâm làm việc, không chủ quan, đại khái. - Nắm vững chính sách và thực hiện đường lối quần chúng, nghĩa là: Cán bộ phải nghiên cứu, hiểu rõ, thấm nhuần chính sách ấy; nắm chắc hoàn cảnh thiết thực của đơn vị mình, địa phương mình, rồi đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực để giải thích, tuyên truyền, cổ động quần chúng, làm cho mọi người hiểu rõ và ủng hộ chính sách của Đảng và nhà nước như là của họ, thi đua thực hiện đầy đủ, như thế là làm tròn nhiệm vụ. - Trái ngược với tinh thần trách nhiệm là bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi, cụ thể là: Quan liêu là xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lí tưởng của Đảng. Quan liêu dẫn tới chủ quan, mệnh lệnh, hấp tấp, khi gặp khó khăn thì dễ dao động, ngả nghiêng,.. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân: a) Về chủ nghĩa cá nhân và sự cần thiết phải chống chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô,.. Chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc; nó là kẻ thù của cách mạng; nó là nguồn gốc của những căn bệnh làm hư hỏng đội ngũ, làm tha hóa Đảng; là sự nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân. Chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên. Mỗi cán bộ đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, không sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh” Hồ Chí Minh chỉ rõ, chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, khéo dỗ dành ta đi xuống dốc. Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội, nên phải tiêu diệt nó. b) Những biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân là một loại giá trị và nguyên tắc đạo đức, là hệ thông lý luận chính trị, kinh tế và đạo đức của giai cấp tư sản. Là sản phẩm của xã hội người bóc lột người, dựa trên chế độ tư hữu; là sự đối lập giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, đặt quyền lợi của cá nhân trên quyền lợi tập thể: Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân là bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh “hữu danh vô thực”, bệnh cận thị (chỉ để ý đến cái nhỏ, cái vụn vặn, không thấy cái lớn, cái quan trọng), bệnh tỵ nạnh, bệnh xu nịnh, a dua và bệnh kéo bè, kéo cánh. Tác hại của chủ nghĩa cá nhân là ngăn cản người cán bộ đảng viên phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, làm mất lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng. Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ ra rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ. Vì thiếu đạo đức cách mạng, vì cá nhân chủ nghĩa mà sinh tham ô; nó sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm; nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân. Do chủ nghĩa cá nhân mà phạm phải nhiều sai lầm, làm mất nhân cách con người, uy tín của cán bộ đảng viên. 3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm: a) Về nói đi đôi với làm và sự cần thiết phải nói đi đôi với làm: Nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Nói thì phải làm là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Nói đi đôi với làm là thể hiện bằng kết quả công việc; là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ đảng viên trước nhân dân. Nói đi đôi với làm không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tấc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. b) Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nói đi đôi với làm”: - Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai: Cán bộ đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn, để thực hiện cho đúng; để tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân làm cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. - Nói phải đi đôi với làm, không được “nói một đàng làm một nẻo”: Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng làm theo. Không được nói nhiều, làm ít hoặc nói mà không làm. - Không được hứa mà không làm: Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. Làm có nghĩa là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn mang ý nghĩa thiết thực. - Tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác bắt chước. cán bộ đảng viên cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh, .. phải thật thà nhúng tay vào việc. II. Nội dung đăng ký học tập và thực hiện trong năm 2014: Tiếp tục quán triệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây phải đi đôi với chống, phải tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời; quyết tâm học tập theo phong cách Hồ Chí Minh. Bản thân tôi đã nhận thức được và đăng ký thực hiện các nội dung như sau: 1. Về nêu cao tinh thần trách nhiệm: Tự giác làm việc, tự giác nghiên cứu học tập để làm việc, tận tụy với công việc được giao; không để cấp trên nhắc nhở, phê bình. Tích cực tuyên truyền vận động đồng chí, đồng nghiệp làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực, tự giác với công việc được giao. 2. Về chống chủ nghĩa cá nhân: Cần cù lao động sáng tạo, xây dựng nhà trường vững mạnh, đoàn kết; Thực hiện siêng năng chăm chỉ nghiên cứu học tập; không lãng phí thời gian, không sa hoa, không tham lam; sống trung thực, khiêm tốn, tận tụy giúp đỡ mọi người; không kèn cựa, không so bì đố kỵ, không nói xấu người khác. 3. Về nói đi đôi với làm: Thực hành dân chủ, đoàn kết; thực hiện tốt các công việc đã đề ra, không để dở dang; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hành động theo phương châm “Đã nói là làm”. Trên đây là bản đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong năm 2014, bản thân tôi quyết tâm thực hiện tốt những nội dung đã đăng ký như trên. Xác nhận của chi bộ Người đăng ký Nguyễn Thị Việt
File đính kèm:
- Ke hoach hoc tap va lam theo tam guong dao duc HCM.doc