Bài viết giảng dạy và giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá xã Bình Minh
Suốt chiều dài lịch sử phát triển, Bình Minh là một vùng đất vừa có đặc điểm văn hóa chung trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, lại vừa mang những điểm riêng, nổi bật, trong đó yếu tố văn hóa Việt cổ giữ vai trò chủ thể. Tiến trình phát triển văn hóa bản địa trên quê hương Bình Minh không diễn ra êm ả, xuôi dòng. Tuy có sự “xâm nhập” của các yếu tố văn hóa ngoại lai gắn gắn liền với mưu đồ sáp nhập lãnh thổ của giặc ngoại xâm khi đứt, khi nối hàng nghìn năm, nhưng văn hóa bản địa không những không bị đồng hoá, tiêu diệt mà ngược lại vẫn được bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc riêng.
Ở Bình minh thời phong kiến, nhiều công việc làng xã do dân làng tự quyết định, huyện ít can thiệp hoặc nếu có can thiệp thì tác dụng rất ít, cho nên mới có câu “phép vua thua lệ làng” là thế. Trong làng cao nhất là tiên chỉ và một người thứ chỉ. Tuy có quyền quyết định mọi việc trong làng, song thực tế họ chỉ trông nom những việc chủ yếu, còn lại do Hội đồng kỳ mục bàn định. Dưới hội đồng kỳ mục là người đương thứ lý dịch. Những người này do dân bầu, rồi trình lên huyện quan xin cấp bằng để thay mặt dân làm việc với các quan.
vị của nó, bùi của thịt nạc nướng, thơm cay của quế, thơm ngọt của mật ong, thơm nồng của hoa hiên Chả rán Ước Lễ cũng hấp dẫn không kém bởi vị ngon, bùi, béo ngậy của thịt hấp chín. Miếng chả rán đẹp thể hiện ở bề mặt căng phẳng, vàng rộm, cùi dày thái miếng. Chả cốm thì được trộn cốm với thịt đã được giã kỹ tạo ra mùi thơm đặc trưng của cốm mùa thu. Chả quế, chả rán, chả quế, giò lụa, giò bì, giò xào… mỗi thứ ngon một kiểu, một mùi vị khác nhau nhưng cùng một mục đích làm cho mâm cỗ thêm sang trọng, làm ngon miệng, đẹp lòng người thưởng thức. Ngoài các sản phẩm là giò, chả, người Ước Lễ còn có món nem chua nức tiếng, được người Ước Lễ dùng để làm quà như một thứ quà quê hương. Không giống như các nơi khác nem chua Ước Lễ thường to bằng cổ tay, buộc lạt đỏ, để làm món khai vị. Khi làm nem chua, người Ước Lễ cũng có một công thức bí truyền, phải biết phán đoán thời tiết. Rồi cũng phải qua các công đoạn hết sức công phu. Đặc biệt, trong quả nem chua phải có lá ổi, lá đinh lăng hoặc lá sung ăn kèm. Giò chả Ước Lễ là đặc sản của một vùng quê giàu truyền thống văn hóa. Sản phẩm của làng đã vượt qua khỏi quê hương để nổi danh khắp mọi miền đất nước và lưu danh ở nước ngoài. Dù ở đâu, các phố ẩm thực lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay các chợ cóc, chợ quê cũng thấy cửa hàng giò chả mang tên Ước Lễ. Chẳng hạn như nhà hàng Việt Hương ở phố Huế, Minh- Hiền ở phố Tây Sơn, anh Bình ở chùa Bộc, anh Sơn ở Văn Điển… Ở Hà Đông, có lẽ không ai lại không biết đến các cửa hiệu giò Mùi có tiếng từ mấy đời nay. Ước Lễ hôm nay có 472 hộ thì có tới gần 200 hộ làm nghề giò chả. Đó là con số nói lên sự hưng thịnh của làng nghề. Và còn bao nhiêu những người con Ước Lễ xa quê mang nghề làm giò chả đi kinh doanh buôn bán ở nơi khác hoặc làm nghề giò chả như một nghề tay trái. Ví như nghệ sỹ Ngọc Tản- người con gái của làng. Giới nghệ sỹ và nhiều người biết đến bà không chỉ vì bà thành công ở các vai người mẹ, người bà đau khổ, đầy tâm trạng, giàu lòng nhân ái, vị tha mà còn là một phụ nữ đảm đang, tháo vát ngoài đời luôn tất bật với cửa hàng giò chả ở một chợ lớn của Hà Nội. Và mỗi dịp tết đến xuân về, bà lại tự tay gói những quả nem chua những cây giò thơm phức để biếu anh em, bạn bè. Đó là sự hiếu khách và cũng là lời mời gọi thầm kín: Hãy đến và thưởng thức những món ngon của làng Ước Lễ. Giò chả Tân Ước nổi tiếng như vậy đó, Ngoài giò chả Tân ước còn phát triển nghề làm nón lá với nhiều sản phẩm độc đáo, trong đó có loại nón lá mới mang cái tên rất lạ, đó là nón lá "Lâm Xung." Câu chuyện về sự ra đời của chiếc nón lá "Lâm Xung" ở thôn Tri Lễ xem ra cũng khá đặc biệt. Dân trong làng kể rằng, trước đây, thôn Tri Lễ cũng chỉ sản xuất các loại mũ lá và nón lá thông thường như bao nhiêu vùng quê khác. Nhưng cách đây khoảng thế kỉ, trong làng có một người đàn ông tên là Nghiêm Phú Đáo, do mê phim Thủy Hử của Trung Quốc, thấy nhân vật Lâm Xung hay đội một chiếc nón lá trông hay hay nên về nhà bắt chước làm thử. Không ngờ nón làm xong đem ra chợ bán ai cũng thích và càng về sau càng bán chạy. Cũng từ đó, cái tên nón lá "Lâm Xung" ra đời, trở thành thương hiệu làng nghề nón mũ Tri Lễ. Xã Tân Ước gồm bốn thôn là Ước Lễ, Tri Lễ, Phúc Thụy và Quế Sơn, trong đó thôn Tri Lễ là chuyên về làm nón. Nón lá Lâm Xung cũng có một vòng khuôn, trên nhỏ dưới mở to, giữa là khoanh eo thắt lại. Tùy theo kích cỡ mà nón có số vòng khác nhau từ 9 đến 14 vòng. Việc làm nón “Lâm Xung” không đòi hỏi kỹ thuật cao, cẩn thận và khéo léo như nón làng Chuông nhưng không vì thế mà không cần đến sự cẩn thận khoé léo, sự chăm chút cho chiếc nón được tròn, ngay ngắn. Nón được khâu với hai lớp lá và một lớp mo cau gài ở giữa. Gọn nhẹ, sạch sẽ nên tất cả các công đoạn làm nón như chẻ nan, tạo vòng, vào khuôn đều có thể tranh thủ làm ở mọi lúc, mọi chỗ. Chiếc nón lá “Lâm Xung” được nhiều người ưa chuộng bởi kiểu dáng lạ lại tiện dụng trong sinh hoạt. Ngay cả khách du lịch nước ngoài khi đến Việt Nam cũng rất thích chiếc nón có kiểu dáng đặc biệt này. Phần lịch sử địa phương Đền vĩ-Di tích lịch sử cấp Quốc gia Cao viên là một xã đồng bằng ven đô nằm ở phía Bắc huyện Thanh Oai, cách nội thành Hà Nội khoảng 21km, cách trung tâm huyện Thanh Oai khoảng 5km. Cao Viên có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có các khu Đầm, hồ với trữ lượng nước lớn, đặc biệt trên địa bàn xã có nhiều di tích lịch sử cấp Tỉnh. Di tích lịch sử cấp Quốc gia là Đền Vĩ, thờ vị tướng Vũ Chiếu Tâm, đạt di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1986. Ngôi đền cổ kích nằm ở khu trung tâm hành chính xã Cao Viên, thuộc địa phận thôn Vĩ nên có tên là đền Vĩ. Đền Vĩ ẩn đưới bóng rừng muỗm cổ thụ có tuổi từ 100 năm tuổi đến 300 năm tuổi, là một cảnh quan đẹp mắt xưa nay, là nơi thưởng ngoạn và vui hội của dân làng. Phía trước ngôi Đền là hồ nước trong xanh, mùa hè đến sen hồng nở đưa hương ngào ngạt, mùa lễ hội lại là nơi để khách quan họ bơi thuyền rồng hát những điệu dân ca ngọt ngào của quê hương. Đền là mảnh đất tiêu biểu cho truyền thống lịch sử và cách mạng trong xã, được lấy làm nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đền thờ vị Lạc tướng triều An Dương Vương tên là Vũ Chiếu Tâm, có công tập hợp dân chúng trong vùng vũ trang cùng với quân chính qui đánh thắng quân xâm lược nhà Tần. Tháng 8/1945 nhân dân trong vùng tập hợp đội ngũ tại đền này rồi tiến sang cướp chính quyền phủ Chương Mỹ và phủ Quốc Oai. Đền là cơ sở du kích Liên Nam tỉnh Hà Đông và một phân xưởng sửa chữa vũ khí của Bộ Quốc Phòng sơ tán. Cuối năm 1966 một số cơ quan của Trung ương, của Tỉnh như: Bệnh viện 103, trường Đại Học Y, nhà máy cơ khí cùng hàng ngàn nhân dân ở Hà Đông, Hà Nội đã về sơ tán tại Cao Viên. Trong điều kiện cuộc đấu tranh chống Mỹ còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, chính quyền và nhân dân Cao Viên đã hết sức cố gắng tiếp đón, giúp đỡ các đơn vị và nhân dân sơ tán: giúp tre, gỗ để dựng nhà cửa, đào hầm hố cất dấu máy móc, phương tiện, san sẻ nơi ăn ở, sinh hoạt, canh gác bảo vệ... Viện Quân Y 103 đặt hội trường làm nơi giảng dạy y học tại ngôi Đền này. Ngôi Đền có từ lâu đời, được dựng lại vào thời Lê và sửa chữa lớn vào thời Nguyễn. Đền có giữ lại nhiều đồ thờ chạm trổ sơn thếp thời Lê vẫn còn nguyên vẹn. Đền còn lưu giữ một tập tiền đồng cổ trên 2500 đồng từ thời Lý, Trần, Mạc, Đinh, Trịnh, Lê và thời Qung Trung. Nhân dân địa phương tự hào với truyền thống lịch sử văn hoá, rất có ý thức bảo vệ di sản quí của mình. Ngôi Đền cùng tổng thể di vật, cảnh quan đã được Bộ Văn Hoá công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia./. THANH VĂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 1.Vài nét về điều kiện tự nhiên: Thanh Văn là một xã nằm ở phía đông nam huyện thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Phía bắc giáp xã thanh thuỳ, Phía nam giáp xã Tân Ước, phía đông giáp xã Tiền Phong (huyện Thường Tín), phía tây giáp xã Đỗ Động. Xã Thanh Văn hiện nay gồm 4 thôn: Úc Lý, Bạch Nao,Tam Đa, Quan Nhân. Địa giới hành chính và tên gọi của xã có nhiều thay đổi khá phức tạp trong tiến trình lịch sử.Trước Cách mạng Tháng Tám 1945,mỗi thôn ở Thanh Văn là một đơn vị hành chính cơ sở.Thôn Úc Lý, Bạch Nao,Tam Đa thuộc tổng Động Cứu, phủ Thanh Oai, tỉnh Hà Đông; thôn Quan Nhân thuộc tổng Hà liễu- Thanh Trì. 2. Tình hình chính trị - quân sự Thanh Văn trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Về chính trị: Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng sâm lược nước ta.Trên xóm làng Úc Lý, Tam Đa, Bạch Nao, Quan Nhân thực dân pháp đã thực thi xây dựng một hệ thống hương lý, kỳ hào làm tay sai ở hương thôn nhằm thực thi triệt để chính sách “dùng người Việt trị người Việt”. Chúng thực hiện chính sách áp bức, thống trị nhân dân các làng xã và chia rẽ khối đoàn kết nông thôn bằng nhiều thủ đoạn như kích động việc tranh giành ngôi thứ, địa vị trong làng xã tạo ra những mâu thuẫn trong cộng đồng làng xã. b. Về quân sự: Trên khía cạnh quận sự: nằm kẹp giữa hai co đường quan trọng là Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 22 gần với đường liên huyện 71 nối Bình Đà với Thường Tín, lại nằm trên dòng Nhuệ giang, từ Liên Mạc chảy qua thị xã Hà Đông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hoà và xuôi xuống tỉnh Hà Nam. Do vậy trong điều kiện chiến tranh, địa bàn Thanh Văn có địa hình thuận lợi cho xây dưng các khu căn cứ kháng chiến, có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ cục điện của huyện Thanh Oai. Trong điều kiện phải chịu bao áp bức bọc lột các tầng lớp nhân dân trong xã nung nấu tinh thần yêu nước sâu sắc, mong chờ đường lối đúng dắn soi đường để đứng lên làm cách mạng lật đổ chế độ thực dân, phong kiến giành độc lập tự do cho dân tộc giải phóng quê hương. Trong thời kỳ đấu tranh dân chủ 1936- 1939 một số thanh niên ở Úc Lý, Bạch Nao đã tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ . Đầu năm 1945 những thanh niên tiến bộ ở Tam Đa, Bạch Nao lập ra các hội giản đơn để tập hợp những người có chí khí đấu tranh chống lại bọn cường hào, bảo vệ nhân dân, tiêu biểu cho phong trào là : Nguyễn Tam Nguyên,Nguyễn Trọng Ngân, Nguyễn Huy Châu, Đỗ Văn Cầm… 3. Tình hình kinh tế và giao lưu văn hoá của Thanh Văn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nếu điều kiện đường xá giao thông thuận tiện, Thanh Văn có thuận lợi khi giao lưu văn hoá và trao đổi kinh tế với nhiều vùng khác kể cả với thị xã Hà Đông, Hà nội và nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thanh Văn có khả năng phát triển một nền kinh tế nông nghiệp với cơ cấu đa dạng , không chỉ có trồng trọt mà còn phát triển nghề chăn nuôi: nhất là nuôi vịt thả cá. Nhưng trước Cách mạng tháng Tám Thanh Văn cũng chịu ảnh hưởng phương thức sản xuất phong kiến của chế độ thuộc địa. Địa chủ trong xã chiếm 1% nhưng chúng chiếm khoảng 40% diện tích đất canh tác. Nông dân Úc lý, Tam Đa, Bạch Nao, Quan Nhân bị bần cùng hoá. Bộ phận trung nông rất ít, đa số là bần nông và cố nông . Để dễ bề cai trị thực dân Pháp đã kìm hãm nhân dân ta trong vùng tăm tối. Nhân dân Thanh Văn phải chịu hậu quả nặng nề từ chính sách ngu dân hơn 80 năm.Trước Cách mạng tháng Tám 1945 khoảng 95% dân số Thanh Văn ở trong tình trạng mù chữ. Chính quyền thực dân khuyến khích phát triển các hủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan, cúng tế….nhằm phá hoại truyền thống văn hoá tốt đẹp của làng xóm. Câu hỏi: Trước Các
File đính kèm:
- Lich su Thanh Oai.doc