Bài viết 45 năm thực hiện di chúc của Bác

Trong thời kỳ kháng chiến nhiều cán bộ đi tuyên truyền về đường lối “trường kỳ kháng chiến”, khi nhân dân chất vấn “kháng chiến khi nào thành công?” nhiều người không giải thích được bèn về hỏi Bác. Bác bảo: “Các chú biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì phải lấy hình ảnh cụ thể, để đồng bào dễ hiểu, các chú lấy chữ nghĩa, nào là “phụ thuộc”, “khách quan”, “chủ quan” thì dân ít người hiểu, mà phải lấy những ví dụ cụ thể như muốn có khoai ăn, lúa ăn cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng mới có thu hoạch, người phụ nữ có thai cũng phải hơn 9 tháng mới sinh con. Khi đến với nhân dân, với đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không có sự cách biệt giữa lãnh tụ với dân. Con người Bác, phong cách Bác, tư tưởng Bác toát lên một chân lý dễ hiểu: dân dã mà thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà uyên bác, tinh tuý.

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết 45 năm thực hiện di chúc của Bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xâm lược đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho đất nước
Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó,bản thân lá một giáo viên, đang đứng trên bục giảng, là người Đảng viên trẻ chúng tôi đang tiếp bước cha anh đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc Năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang làm khuynh đảo nhiều giá trị cao đẹp của đời sống xã hội, có một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, làm nghèo đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng không ít đến tư tưởng của lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi luôn hướng tới tương lai, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước và học hỏi gương các bậc tiền nhân từ đó ra sức phấn đấu, học tập và rèn luyện vượt qua các cạm bẫy tiêu cực để cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc.
Học tập và làm theo di chúc của chủ yếu là học tập lòng yêu nước, thương dân bao la của Bác, là làm theo lời Bác dạy: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”; “phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”; “chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trước tài”; “cũng như sông thì có nguồn mới có nước. Không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức. Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân...”. Vì vậy, cần phải nghiêm túc phê và tự phê bình, kiên quyết chống quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực, để xây dựng bằng được nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, hết lòng vì dân, vì nước, nói phải đi đôi với làm; phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng. Trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, việc học tập đạo đức và lối sống của Bác phải càng được coi trọng và đẩy mạnh thực hiện.
Là những Đảng viên trẻ, nguồn nhân lực quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước cần phải có những ý tưởng, sáng kiến làm theo lời Bác gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc. Nếu không làm được điều này thì chỉ là hô khẩu hiệu suông. Để góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Thực hiện di chúc Hồ Chí Minh mỗi giáo viên là một tấm gương sáng”, tôi nhận thấy nên đặc biệt quan tâm phát hiện, biểu dương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người tốt, việc tốt, nét đẹp đời thường, nét đẹp trong cuộc sống hàng ngày, để “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Trong Cuộc vận động nên coi việc rèn luyện đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, giáo viên. Bất kỳ ai có những việc làm tốt thể hiện được đạo đức của người Việt Nam, thì tùy theo mức độ mà biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng. Việc làm đó thể hiện với bản thân tôi cụ thể trong sự nghiệp giáo dục là làm sao nâng cao chất lượng, dạy cho học sinh biết kỷ năng sông, kỷ năng nhận thức về xã hội, về rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng.Trong sự nghiệp trồng người “mỗi giáo viên thưc sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”: điều này càng quan trọng hơn đối với thời kì Khoa học phát triển như vũ bão nó đòi hỏi con người đã có tài thì phải có đức, đức để có tình, có nhân cách sống đặc biệt với thế hệ trẻ. Học sinh của Trường THCS Cảnh Hóa cũng vậy đang rất cần sự dìu dắt, sự quan tâm uốn nắn của người thầy, nhũng bông hoa này sẽ sáng ngời trong ngày mai chắc chắn có công không nhỏ của những người lái đò hôm nay. 
Trong điều kiện sống thuận lợi với những thời cơ và vận hội đang mở ra trước mắt, tuy nhiên còn không ít khó khăn, song tôi cảm thấy mình rất tin yêu Đảng, yêu Bác Hồ và đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương đường lối đúng đắn mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tôi tin tưởng rằng, bằng lý tưởng của tuổi trẻ dám nghĩ dám làm chắc chắn chúng tôi sẽ tham gia thực hiện tốt những lời dạy trong di chúc của Bác thực sự có chất lượng, hiệu quả.
MỘT SỐ HOẠT ĐÔNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TRƯỜNG
 THCS CẢNH HÓA DỊP KỶ NIỆM 45 NĂM THỰC HIỆN 
DI CHÚC CỦA BÁC
 Cảnh Hóa ,ngày 14 tháng 11 năm 2014
 Người viết
 Phan Thị Thanh Nga
 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Trở lại trang trước.
Top of Form
SỰ GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Qua bao năm tháng năm tháng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Hồ Chủ tịch tích lũy được vốn kiến thức rất uyên thâm, kết tinh tinh hoa trí tuệ loài người, nhưng khi đến với cán bộ, quần chúng nhân dân, Bác đã chuyển hoá những kiến thức đó thành những câu chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu, rất bình dị và gần gũi.
Đầu năm 1946, có cuộc họp cán bộ từ Trung ương đến các địa phương. Bác đến thăm và nói chuyện, khi giải thích mối quan hệ giữa chính sách của Chính phủ với nhân dân thông qua đội ngũ cán bộ địa phương, Bác dùng một tấm bìa hình tam giác cân. Bác quay đáy tam giác lên trên, hướng đỉnh xuống dưới và nói, đây là chủ trương của Chính phủ (vừa nói Bác vừa chỉ tay dọc đáy trên của tấm bìa) có nhiều vấn đề lớn.
Rồi Bác chỉ tay xuống đỉnh tam giác phía dưới và nói, nhưng những chủ trương đó qua nhiều cấp, nhiều cán bộ yếu kém đến khi xuống dân thì bé lại chỉ còn chừng này. Sau đó, Bác lật tấm bìa đáy xuống dưới, đỉnh lên trên và giải thích, chiều đáy là nguyện vọng của nhân dân, có rất nhiều, rất phong phú được phản ánh từ cơ sở nhưng khi qua nhiều cấp, nhiều cán bộ thì chỉ còn bé chừng này, Bác chỉ tay vào đỉnh trên, xong Bác kết luận: “Vậy thì chúng ta phải làm gì để cho Chính phủ gần dân”. Ai dự họp cũng đều thấm thía lời dạy của Bác và tự tìm ra câu trả lời đúng với công việc của của mình.
Cũng trong năm 1946, Nhà nước cách mạng non trẻ phải đối phó với nhiều kẻ thù trong giặc ngoài, bọn Việt cách, Việt quốc gây cho ta bao khó khăn, gian nan. Nhiều người lên yêu cầu Bác cho quét sạch chúng đi, Bác cười bảo: “các chú giữ sức đánh Tây?”, rồi Bác giải thích “dòng nước đang chảy có cây gỗ chắn ngang, làm rác rưởi, lá cây đọng lại, các chú cứ vứt từng cái rác, từng cái lá thì không xuể mà phải tìm cách gạt cây gỗ đi thì dòng nước sẽ thông thoát”.
Trong thời kỳ kháng chiến nhiều cán bộ đi tuyên truyền về đường lối “trường kỳ kháng chiến”, khi nhân dân chất vấn “kháng chiến khi nào thành công?” nhiều người không giải thích được bèn về hỏi Bác. Bác bảo: “Các chú biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì phải lấy hình ảnh cụ thể, để đồng bào dễ hiểu, các chú lấy chữ nghĩa, nào là “phụ thuộc”, “khách quan”, “chủ quan” thì dân ít người hiểu, mà phải lấy những ví dụ cụ thể như muốn có khoai ăn, lúa ăn cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng mới có thu hoạch, người phụ nữ có thai cũng phải hơn 9 tháng mới sinh con. Khi đến với nhân dân, với đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không có sự cách biệt giữa lãnh tụ với dân. Con người Bác, phong cách Bác, tư tưởng Bác toát lên một chân lý dễ hiểu: dân dã mà thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà uyên bác, tinh tuý.
Bottom of Form
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Trở lại trang trước.
Top of Form
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu?. Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...
Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyề

File đính kèm:

  • docBai viet 45 nam thuc hien di chuc cua Bac.doc
Giáo án liên quan