Bài Tiểu luận đổi mới phơng pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông

Câu hỏi 9 : Anh chị phân tích chương trình một môn học để xác định những đặc điểm nào của chương trình định hướng kết quả đầu ra, phát triển năng lực đã được vận dụng và ở mức độ nào?

Trả lời:

Khi nói về thực trạng giáo dục Việt Nam, chúng ta đã nói đến nhận định là nền giáo dục nặng tính hàn lâm kinh viện. Để đổi mới giáo dục , khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc căn cứ vào những yêu cầu đổi mới phát triển kinh tế xã hội cũng như những quan điểm định hướng mang tính đường lối

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Tiểu luận đổi mới phơng pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự quan tâm của nhiều quốc gia.
Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học , thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách * Đặc điểm:
- Chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp.
- Nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của hoạt động nhận thức
Khác với chương trình dạy học định hướng nội dung , chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra , có thể coi là “ sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học 
Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ điều khiển đầu vào sang điều khiển đầu ra tức là kết quả học tập của học sinh.
Chương trình dạy học định hướng đầu ra không quy định những nội dung những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cơ sở đố đưa ra hướng đẫn chung về việc lựa chọn nội dung phương pháp , tổ chức và đánh giá kết quảdạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt kết quả đầu ra mong muốn.
*Ưu điểm: tạo điều kiện quản lý chất lượng đầu ra đã quy định , nhấn mạnh năng vận dụng của HS 
* Nhược điểm:Nếu vận dụng một cách thiên lệch không chú ý đến nội dung dạy học có thể dẫn đến lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức .Ngoài ra chất lương giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
So sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng kết quả đầu ra:
Chương trình định hướng nội dung
Chương trình định hướng kết quả đầu ra
Mục tiêu
Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát đánh giá được
Kết quả học tập cần đạt dược mô tả chi tiết và có thể quan sát được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
Nội dung
Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với tình huống thực tiễn .Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.
Lựa chọn nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra theo quy định, gắn với các tình huống thực tiễn.Chương trình quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết.
PPDH
GV là người truyền thụ tri thức , là trung tâm của quá trình dạy học .Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức đã quy định sẵn.
GV chủ yếu là người tổ chức , hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội ti thức.Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,
Đánh giá
Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và táI hiện nội dung đã học.
Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong cac tình huống thực tiễn.
3.Giáo dục định hướng phát triển năng lực
a, Khái niệm 
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực có thể coi là tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hoá của chương trình định hướng kết quả đầu ra , một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều khiển đầu ra.
Trong chương trình dạy học phát triển năng lực mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các nhóm năng lực.
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiêng La tinh : là điểm hội tụ , gặp gỡ trong con người.
Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau.
+Năng lực cũng được hiểu là sự thành thạo , khả năng thực hiện của cá nhân đối với công việc. Năng lực cũng được hiểu là khả năng, công suất của một doanh nghiệp , thẩm quyền pháp lý của một cơ quan.
+ Khái niệm năng lực theo tâm lý học: Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân , đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.
+ Năng lực là là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc săn có của các thể nhằm giả quyết các tình huống xác định , cũng như sự sẵn sàng động cơ , xã hội và những khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.
Như vậy năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng , kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động.
Năng lực hành động là một loại năng lực, nhưng khi nói đến phát triển năng lực người ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động.
+ Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
. Năng lực liên quan đến bình diện của mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học được mô tả thông qua những năng lực cần hình thành;
. Trong các môn học nội dung và hoạt động cơ bản liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực.
. Năng lực là sự kết nối tri thức , hiểu biết , khả năng mong muốn
. Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho sự lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hoá các mức độ nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp
. Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống
. Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy và dạy học .
. Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn đến một thời điểm nhất định nào đó HS phải đạt được những gì?
b, Mô hình cấu trúc năng lực 
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng.
Cấu trúc của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
Năng lực chyên môn : Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.trong đó bao gồm cả năng lực tư duy logic, phân tích tổng hợp, trừu tựng hoá, khả năng nhận biết các mối quang hệ hệ thống qá trình 
Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với các hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giả quyết các nhiệm vụ có vấn đề, năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.
Năng lực xã hội : là khả năng đạt được mục đích trong tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau có sự phối hợp cặt chẽ với các thành viên khác.
Năng lực cá thể: Là khả năng xác định , đánh giá được cơ hội phát triển cũng như giới hạn của cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoach cá nhân, những quan điểm , chuẩn giá trị đạo đức và các động cơ chi phối các hành vi ứng xử.
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau.Mặt khác trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau.
VD: Năng lực của GV bao gồm các nhóm cơ bản sau:
Năng lực dạy học 
Năng lực giáo dục
Năng lực chuẩn đoán và tư vấn
Năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể.Những năng lực này không tách dời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ .Năng lực hành động dược hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các loại năng lực này.
Mô hình năng lực theo OECD: Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc OEDC, người ta sử dụng mô hình đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là nhóm năng lực chung và các năng lực chuyên môn
Nhóm năng lực chung bao gồm:
. Khả năng hành động độc lập thành công.
. Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ.
. Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất.
Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt. 
c, Nội dung và phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm pháp triển các lĩnh vực năng lực:
Học nội dung chuyên môn
Học chiến lược phương pháp
Học giao tiếp xã hội
Học tự trảI nghiệm - đánh giá
- Các tri thức chuyên môn( các KN, phạm trù, quy luật mối quan hệ
-Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc.
- Các phương pháp nhận thức chung:Thu thập , xử lý, đánh giá, trình bày thông tin
- Các phương pháp chuyên môn
- Làm việc trong nhóm
Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về xã hội
- Học cách ứng xử , tinh thần trách nhiệm, khả năng giả quyết xung đột.
- tự đánh giá điểm mạnh
- Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân
- đánh giá hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức văn hoá , lòng tự trọng
 Năng lực chuyên môn.
Năng lực phương pháp
Năng lực xã hội
Năng lực cá nhân
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với các hoạt động thực hành, thực tiễn.Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội .Bên cạch việc học tập tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung chủ đề học tập tích hợp nằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp.
Theo quan điểm phát triển năng lực , việc đánh giá kết quả học tập không lấy vệc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
4.Vận dụng lý thuyết phát triển năng lực trong giáo dục 
+ Xây dựng chiến lược trong đổi mới giáo dục:
Xác định mục đích đào tạo, kiến thức tư duy sáng tạo .Chú trọng hình thành các năng lực ( sáng tạo , hợp tác), dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học .học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.Những điều học cần thiết bổ ích cho bản thân HS và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung dạy học :Từ nhiều nguồn khác nhau : SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế gắn với vốn hiểu biết kinh nghiệm và nhu cầu của HS, tình huống bối cảnh

File đính kèm:

  • docbai dieu kieni thuy ch.doc