Bài thực hành số 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại

. Mục tiêu

- Củng cố kiến thức về sự ăn mòn và chống ăn mòn kim loại.

- Rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm, quan sát, gthích về ăn mòn và chống ăn mòn kloại.

II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho một nhóm thực hành

1. Dụng cụ thí nghiệm

- Lá sắt : 2 Lá đồng : 2 Đinh sắt dài 3 cm : 2

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thực hành số 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21
(1 tiết)
Bài thực hành số 4
Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại
I. Mục tiêu 
Củng cố kiến thức về sự ăn mòn và chống ăn mòn kim loại.
Rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm, quan sát, gthích về ăn mòn và chống ăn mòn kloại.
II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho một nhóm thực hành
1. Dụng cụ thí nghiệm
Lá sắt :	2	Lá đồng :	2	Đinh sắt dài 3 cm :	2
Dây kẽm :	1	Dây điện có kẹp cá sấu ở hai đầu :	1
Cốc thuỷ tinh 100 ml :	4	Giá để ống nghiệm :	1
Tấm bìa cứng để cắm 2 điện cực sắt và đồng :	2
2. Hoá chất : Dung dịch NaCl đậm đặc.Dung dịch .
III. Hoạt động thực hành của học sinh
Nên chia số HS trong lớp ra từng nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 đến 5 HS để tiến hành thí nghiệm.
Thực hiện như SGK đã viết, GV lưu ý :
Có thể thay lá sắt bằng chiếc đinh sắt đã làm sạch bề mặt làm cực âm.
Thay lá đồng bằng đoạn dây đồng đã làm sạch bề mặt làm cực dương.
Dung dịch NaCl bão hoà.
như SGK đã viết, GV lưu ý :
Có thể tự tạo dây kẽm từ vỏ chiếc pin khô cũ. Cần tẩy sạch lớp hồ và hoá chất bám trên bề mặt kim loại Zn.
Trong cốc (1) dung dịch ngay sát chiếc đinh sắt chuyển màu xanh đậm, chứng tỏ có ion Fe2+ : sắt bị ăn mòn điện hoá.
Trong cốc (2) dung dịch không đổi màu, dây kẽm bị ăn mòn dần. Hiện tượng làm hồng dung dịch phenolphtalein khó nhận biết.
Như vậy sắt đã được bảo vệ bằng phương pháp điện hoá.
Thí nghiệm 1. Ăn mòn điện hoá.
a) Tiến hành thí nghiệm.
b) Quan sát hiện tượng xảy ra sau 4 – 5 phút
ở cốc (1) dung dịch không đổi màu, mặt lá sắt vẫn sáng, không có hiện tượng ăn mòn kim loại.
ở cốc (2) dung dịch gần lá sắt chuyển màu xanh đậm, chứng tỏ có ion Fe2+, sắt bị ăn mòn.
Trên mặt lá đồng ở cốc (2) có bọt khí nổi lên.
c) Giải thích
Trong cốc (2), ở cực dương (lá đồng) xảy ra các phản ứng khử :
ở cực âm, lá sắt bị ăn mòn do các nguyên tử Fe bị oxi hoá thành Fe2+, tan vào dung dịch :	Fe ắđ Fe2+ + 2e
Các electron của nguyên tử Fe di chuyển từ lá sắt sang lá đồng qua dây dẫn.
Thí nghiệm 2. Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá.
a) Tiến hành thí nghiệm
b) Quan sát hiện tượng xảy ra. Giải thích và kết luận.
Giải thích :
Chiếc đinh Fe là cực dương, dây Zn quấn quanh đinh sắt là cực âm.
ở cực âm : 	Zn bị oxi hoá :	Zn ắđ Zn2+ + 2e
Những ion Zn2+ tan vào dung dịch điện li.
ở cực dương : 	O2 bị khử :	2H2O + O2 + 4e ắđ 4OH–
Kết quả là dây Zn bị ăn mòn, chiếc đinh sắt được bảo vệ.
IV. Nội dung tường trình thí nghiệm
1	Họ và tên HS : 	Lớp : .
2	Tên bài thực hành : Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại.
3	Nội dung tường trình : Trình bày tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích và viết các phương trình phản ứng hoá học (nếu có) các thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1. Ăn mòn điện hoá.
Thí nghiệm 2. Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá.

File đính kèm:

  • docBai 21.doc