Bài thu hoạch Học tập Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI)

1. Sự cần thiết ban hành Nghị quyết Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

 Ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Với mục tiêu chung nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 Trên cơ sở đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã nhất trí cao về việc cần thiết ban hành nghị quyết mới với những lý do sau:

- 15 năm qua, tình hình đất nước ta và thế giới có nhiều thay đổi. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa đã ban hành khi nước ta mới bước vào kinh tế thị trường giai đoạn đầu, chưa thấy hết mặt trái của cơ chế thị trường, có nhiều vấn đề phát sinh mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII chưa đề cập. Vì vậy, cần bổ sung và sắp xếp, hoàn thiện các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp cho phù hợp.

- Nước ta đang hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa và sự bùng nổ các phương tiện truyền thông, nhất là mạng internet, đã tác động to lớn, sâu sắc trên đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có những quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp mới về xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Học tập Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢNG BỘ XÃ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 CHI BỘ 
	 ......., ngày tháng 10 năm 2014
 BÀI THU HOẠCH 
HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 9 (KHÓA XI)
	Họ và tên:	
	Chức vụ :
	Đơn vị: Chi bộ ....
 Qua học tập, quán triệt các nội dung Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. bản thân đánh giá cao và nhận thức được tầm quan trọng vấn đề cốt lõi của Nghị quyết như sau:
1. Sự cần thiết ban hành Nghị quyết Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
 Ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Với  mục tiêu chung nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Trên cơ sở đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã nhất trí cao về việc cần thiết ban hành nghị quyết mới với những lý do sau:
- 15 năm qua, tình hình đất nước ta và thế giới có nhiều thay đổi. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa đã ban hành khi nước ta mới bước vào kinh tế thị trường giai đoạn đầu, chưa thấy hết mặt trái của cơ chế thị trường, có nhiều vấn đề phát sinh mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII chưa đề cập. Vì vậy, cần bổ sung và sắp xếp, hoàn thiện các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp cho phù hợp.
- Nước ta đang hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa và sự bùng nổ các phương tiện truyền thông, nhất là mạng internet, đã tác động to lớn, sâu sắc trên đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có những quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp mới về xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người.
- Cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước, bên cạnh ưu điểm, thành tựu rất cơ bản, thực trạng văn hóa nước ta cũng xuất hiện một số mặt phức tạp, bức xúc, đang suy thoái rất nghiêm trọng, nhất là về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; sự xâm nhập các sản phẩm, dịch vụ độc hại, tác động đến nhiệm vụ xây dựng con người, cần được bổ sung về mặt lý luận và đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị để khắc phục.
- Nước ta đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý chiều rộng và chiều sâu; quá trình đó liên quan mật thiết đến đổi mới tư duy, cách làm và huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực cho sự nghiệp văn hóa.
- Yêu cầu phát triển đất nước bền vững trong những năm tới cũng đặt ra vấn đề mới về văn hóa, nhất là phải có nhận thức mới về vai trò của văn hóa trong phát triển.
2.Qua học tập, quán triệt các nội dung Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) bản thân đánh giá cao và nhận xét như sau:
Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước được đưa ra rất phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay, tôi hy vọng sau khi thực hiện Nghị quyết tình hình chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa của đất nước sẽ tương xứng hơn; đủ sức để tác động có hiệu quả trong việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội sẽ gia tăng. Đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân được rút ngắn. Môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo thuần phong mỹ tục; không còn tệ nạn xã hội... Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật theo kịp thực tiễn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả cao. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển, Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp chặt chẽ hơn để góp phần Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước 
3. Để thực hiện tốt những mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, bản thân quán triệt thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
* Nhiệm vụ:
1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân cách, lối sống : Đặt lên hàng đầu việc bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức. lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. 
2. Tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân cách, lối sống con người : Xây dựng gia đình hạnh phúc, đổi sống văn hoá ở địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp . Phát huy các nhân tố tích cực trong sinh hoạt văn hoá tôn giáo.
3. Chăm lo xây dựng văn hoá trong chính trị, văn hoá trong kinh tế và văn hóa gia đình: thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có đạo đức trong sáng, tận tụy, trách nhiệm, là công bộc của dân. 
4. Phát triển và đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ : Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 6, khoá XI về khoa học và công nghệ. Chuyển giáo dục chủ yếu từ truyền thụ kiến thức sang tập trung phát triển nhân cách, năng lực.
5. Phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hoá: Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc, các di tích lịch sử cách mạng, môi trường sinh thái: , bài trừ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ. Nâng cao thông tin, truyền thông, khắc phục những mặt trái của lnternet và các phương tiện truyền thông mới.
6. Giao lưu hợp tác quốc tế về văn hoá: Thực hiện đa dạng các hình thức văn hoá đối ngoại. Nhân rộng giao lưu, hợp tác văn hoá với các nước. Ngăn chặn, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hoá đối với văn hoá trong nước.
* Giải pháp:
- Tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hoá: Tăng cường sự lãnh dạo của Đảng, phát huy vai trò của các cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ văn hoá và xây dựng con người. Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan, đơn vị. Tăng cường, chú trọng giáo dục đạo đức cho công chức, viên chức. Tôn trọng phát huy dân chủ, tính tích cực sáng tạo, gắn với trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, tập thể, cộng đồng dân cư; khắc phục tình trạng buông lỏng, mất dân chủ. 
- Nâng cao hiệu lực hiệu quá quản lý nhà nước về văn hoá: Thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa thành các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hoá phù hợp với yêu cầu, thực tiễn đất nước và các cam kết quốc tế. Đấu tranh phòng, chống sản phẩm độc hại, giữ gìn thuần phong mỹ tục. Tăng cường thanh tra về văn hoá; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội về hoạt động văn hoá.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá: Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ chỉ đạo, quản lý.... Thực hiện tuyển chọn công khai, minh bạch, trọng dụng người tài đức. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá trong các dân tộc thiểu số. Khuyến khích và tạo điều kiện để xã hội hoá hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phát triển văn hoá.
- Tăng cường nguồn lực cho văn hoá : Đồng thời với việc nâng mức chi ngân sách nhà nước cho văn hoá, khuyến khích huy động các nguồn lực trong xã hội dầu tư cho văn hoá. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong các trường văn hoá, nghệ thuật. Bảo đảm công bằng xã hội trong phát triển nhân lực văn hoá. Coi trọng hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá công cộng; khuyến khích thành lập các thiết chế văn hoá tư nhân.
 Là một Đảng viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết đã đề ra. Bản thân tôi sẽ tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, quần chúng nhân dân những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước bằng những hành động cụ thể : Xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Luôn học tập đổi mới theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước , góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức; Tu dưỡng đạo đức, lối sống góp phần nâng cao phẩm chất của một Cán bộ, Đảng viên ưu tú để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh
 	NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

File đính kèm:

  • docChu de 2 Dinh huong phat trien kinh te xa hoi cua dat nuoc va dia phuong(2).doc