Bài tập về kim loại Hóa học 9

2.15 Cho m gam hỗn hợp Al và Ag tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đo ở đktc). Sau phản ứng thấy còn 4,6 gam kim loại không tan. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp kim loại ban đầu.

2.16 Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,50 M.

a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.

2.17 Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,0 M.

a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.

2.18 Hoà tan 19,00 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al vào dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và còn 6,40 gam chất rắn không tan. Hãy tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên.

2.19 Cho 22,2 gam hỗn hợp gồm Al, Fe hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 13,44 lít H2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và khối lượng muối clorua khan thu được.

2.20 Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 50,00 gam vào 400,0 ml dung dịch CuSO4 0,50 M một thời gian. Lấy thanh nhôm ra sấy khô và đem cân thấy thanh kim loại lúc này nặng 51,38 gam. Giả sử tất cả lượng Cu giải phóng đều bám vào thanh nhôm. Tính khối lượng Cu thoát ra và nồng độ các muối có trong dung dịch (giả sử không có sự thay đổi thể tích trong quá trình phản ứng).

2.21 Hoà tan m gam hỗn hợp Al và một kim loại R hoá trị II đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học vào 500,0 ml dung dịch HCl 2,0 M thu được 10,08 lít H2 (đo ở đktc) và dung dịch A. Trung hoà dung dịch A bằng NaOH sau đó cô cạn dung dịch thu được 46,8 gam hỗn hợp muối khan.

 a. Tính khối lượng m hỗn hợp kim loại đã hoà tan.

 b. Xác định kim loại R biết rằng tỉ lệ số mol của R và Al trong hỗn hợp là 3:4.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về kim loại Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.15 Cho m gam hỗn hợp Al và Ag tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đo ở đktc). Sau phản ứng thấy còn 4,6 gam kim loại không tan. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp kim loại ban đầu.
2.16 Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,50 M.
a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.
2.17 Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,0 M.
a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.
2.18 Hoà tan 19,00 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al vào dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và còn 6,40 gam chất rắn không tan. Hãy tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên.
2.19 Cho 22,2 gam hỗn hợp gồm Al, Fe hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 13,44 lít H2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và khối lượng muối clorua khan thu được.
2.20 Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 50,00 gam vào 400,0 ml dung dịch CuSO4 0,50 M một thời gian. Lấy thanh nhôm ra sấy khô và đem cân thấy thanh kim loại lúc này nặng 51,38 gam. Giả sử tất cả lượng Cu giải phóng đều bám vào thanh nhôm. Tính khối lượng Cu thoát ra và nồng độ các muối có trong dung dịch (giả sử không có sự thay đổi thể tích trong quá trình phản ứng).
2.21 Hoà tan m gam hỗn hợp Al và một kim loại R hoá trị II đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học vào 500,0 ml dung dịch HCl 2,0 M thu được 10,08 lít H2 (đo ở đktc) và dung dịch A. Trung hoà dung dịch A bằng NaOH sau đó cô cạn dung dịch thu được 46,8 gam hỗn hợp muối khan.
 a. Tính khối lượng m hỗn hợp kim loại đã hoà tan.
 b. Xác định kim loại R biết rằng tỉ lệ số mol của R và Al trong hỗn hợp là 3:4.
2.22 Hoà tan 15,80 gam hỗn hợp Al, Mg và Fe vào 500,0 ml dung dịch HCl 2,50 mol/lít thu được 13,44 lít H2 (đo ở đktc) và dung dịch A. Trong hỗn hợp có số mol Al bằng số mol Mg. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đã hoà tan và tính khối lượng muối có trong dung dịch A.
2.23 Cho hỗn hợp X gồm Fe, Al và một kim loại A có hoá trị II, trong hỗn hợp X có tỉ lệ số mol Al và Fe là 1:3. Chia 43,8 gam kim loại X làm 2 phần bằng nhau: Phần I cho tác dụng với dung dịch H2SO4 1,0 M. Khi kim loại tan hết thu được 12,32 lít khí. Phần II cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2. Xác định kim loại A (A không phản ứng được với dung dịch NaOH) và tính thể tích dung dịch H2SO4 tối thiểu cần dùng. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
2.24 Hoà tan a gam nhôm kim loại trong dung dịch H2SO4 đặc nóng có nồng độ 98% (d =1,84 g/ml). Khí SO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH 1,0 M.
 a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (d =1,84 g/ml) cần lấy, biết lượng dung dịch lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng.
 b. Tính thể tích dung dịch NaOH cần lấy để hấp thụ hoàn toàn lượng SO2 trên tạo thành muối trung hoà.
2.25 Hoà tan 5,1 gam Al2O3 vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1,0 M. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được.
Giả sử thể tích dung dịch không đổi khi hoà tan Al2O3.
2.26 Nhúng một thanh Al có khối lượng 5,00 gam vào 100,0 ml dung dịch CuSO4 đến phản ứng hoàn toàn, dung dịch không còn màu xanh của CuSO4. Lấy cẩn thận thanh kim loại ra rửa sạch, sấy khô cân được 6,38 gam. (Giả sử Cu thoát ra bám hết vào thanh kim loại). Tính thể tích nồng độ dung dịch CuSO4 đã lấy và khối lượng Cu bám vào thanh kim loại.
2.27 Nguyên tố R phản ứng với lưu huỳnh tạo thành hợp chất RaSb. Trong một phân tử RaSb có 5 nguyên tử, và có khối lượng phân tử là 150. Xác định nguyên tố R. 
2.28 Hoà tan a gam một kim loại vào 500,00 ml dung dịch HCl thu được dung dịch A và 11,2 lít khí H2 (đktc). Trung hoà lượng HCl dư trong dung dịch A cần 100,0 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 55,6 gam muối khan. Tính nồng độ dung dịch axit HCl đã dùng, xác định kim loại đem hoà 
tan và tính a. 
2.38 Đun nóng 16,8 gam bột sắt với 6,4 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí) đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí B. Chia hỗn hợp khí B làm 2 phần bằng nhau, phần 1 cho lội từ từ qua dung dịch CuCl2 thấy có m gam kết tủa CuS đen. Phần 2 đem đốt cháy trong oxi cần V lít (đo ở đktc).
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính m, V.
2.39 Cho một lượng bột sắt dư vào 100,0 ml dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đkc).
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính khối lượng bột sắt đã tham gia phản ứng.
- Tính nồng độ mol/L của dung dịch H2SO4 đã dùng.
2.40 Hoà tan oxit MxOy bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5 % thu được dung dịch chứa một muối duy nhất có nồng độ 32,20%. Tìm công thức của ôxit trên.
2.41 Hoà tan hoàn toàn 7,2 gam FeO bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% (loãng) thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A xuống 5oC thấy tách ra m gam muối ngậm nước FeSO4.7H2O và dung dịch còn lại có nồng độ 12,18%
 a. Tính khối lượng m gam muối ngậm nước FeSO4.7H2O tách ra.
 b. Tính độ tan của FeSO4 ở 5oC.
2.42 Một oxit sắt có % khối lượng oxi chiếm 27,59%.
 a. Xác định công thức của oxit trên.
 b. Tính thể tích dung dịch HCl 2,0 M cần dùng để hoà tan hoàn toàn 23,2 gam oxit trên.
2.43 Nhúng một thanh sắt có khối lượng 50,0 gam (lượng sắt có dư) vào 100,00 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy cẩn thận thanh kim loại ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng thanh kim loại lúc này là 51,0 gam. Tính nồng độ dung dịch trước và sau khi phản ứng, giả sử trong quá trình thí nghiệm thể tích dung dịch không thay đổi và toàn bộ lượng đồng tách ra bám vào thanh sắt.
2.44 Cho một thanh kẽm nặng 15,0 (lượng kẽm có dư) vào 100,0 ml dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II nồng độ 2,0 M. Đến khi phản ứng hoàn toàn, lấy cẩn thận thanh kim loại ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng thanh kim loại giảm đi 1,8 gam so với trước phản ứng. Xác định kim loại hoá trị II và tính thành phần % theo khối lượng thanh kim loại sau phản ứng. Giả sử toàn bộ lượng kim loại tách ra đều bám vào thanh kẽm.
2.45 Hoà tan hoàn toàn 8,0 gam một oxit kim loại R cần dùng dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Xác định kim loại R và oxit nói trên.
2.46 Cho 22,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Al tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0,3 M thu được V lít H2 (đkc).
 a. Chứng minh hỗn hợp X không tan hết. Tính V.
 b. Cho 22,0 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được 85,9 gam muối. Tính khối lượng mỗi kim loại trong X.

File đính kèm:

  • docBai tap ve Kim loai lop 9.doc
Giáo án liên quan