Bài tập về các khái niệm và định luật hóa học

Bài 1: Hòa tan 10 gam hỗn hợp 2 muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl dư ta thu được dd X và 0,672 lít khí ở đktc. Cô cạn dd X thu được bao nhiêu gam muối khan?

Bài 2: Ở đktc, 11,2 lít hỗn hợp khí CO và CO2 có khối lượng 14,5 gam. Tìm thành phần % thể tích các khí trong hỗn hợp đó

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về các khái niệm và định luật hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về các khái niệm và Định luật hóa học
Bài 1: Hòa tan 10 gam hỗn hợp 2 muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl dư ta thu được dd X và 0,672 lít khí ở đktc. Cô cạn dd X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 2: ở đktc, 11,2 lít hỗn hợp khí CO và CO2 có khối lượng 14,5 gam. Tìm thành phần % thể tích các khí trong hỗn hợp đó.
Bài 3: Xác định thành phần % các khí trong không khí. Biết rằng KLMTB của không khí là 28,84. Giả sử trong không khí chỉ có oxi và nitơ.
Bài 4: Hỗn hợp khí X gồm 0,2 mol N2, 0,1 mol H2 và 0,5 mol O2. Xác định khối lượng mol trung bình (KLMTB) của hỗn hợp X.
Bài 5: Hỗn hợp khí A gồm N2, SO2, O2 với tỷ lệ số mol tương ứng là 4 : 2 : 1. 
1) Xác định KLMTB của các khí trong hỗn hợp A.
2) Tính tỷ khối của hỗn hợp A đối với không khí và thành phần % về số mol các khí trong A.
Bài 6: Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dd HCl dư thu được 672 ml khí CO2 ( đktc). Tính thành phần % về số mol và khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp .
Bài 7: Cho m gam hỗn hợp Fe và Zn phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí ở đktc. Tính m và thành phần % số mol của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Biết KLMTB của các khối lượng trong hỗn hợp là 60,5.
Bài 8: Hòa tan 165 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat và sunfit của một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ bởi 500 ml dung dịch KOH 3M ( phản ứng vừa đủ để tạo ra muối axit ). Xác định tên kim loại kiềm. 	 
Bài 9: Hỗn hợp A gồm SO2 và O2 có tỷ khối so với H2 là 24. Sau khi nung nóng (có V2O5 xúc tác), thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối so với H2 là 30.
Tính thành phần % thể tích các trong hỗn hợp A và B.
b) Tính thành phần % thể tích mỗi khí tham gia phản ứng.
Bài 10: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ lệ số mol là 1 : 3 được lấy vào bình phản ứng có dung tích 20 lít. áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 372 atm và nhiệt độ là 4270C. 
a) Tính số mol N2 và H2 có lúc đầu.
b) Tính số mol các khí trong hh sau pư, biết hiệu suất của pư tổng hợp NH3 là 20%.
c) Tính áp suất của hỗn hợp khí sau pư, biết nhiệt độ trong bình được giữ không đổi. 
Bài 11: Đun nóng hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh, sau phản ứng kết thúc cho toàn bộ hỗn hợp rắn thu được vào dung dịch HCl có dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (ở đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 9.
 a. Tính % khối lượng sắt và lưu huỳnh trong hỗn hợp đầu.
 b. Nếu cho toàn bộ khí A vào 662 gam dung dịch Pb(NO3)210% thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. 
Bài 12: Một bình kín dung tích 11,2 lít chứa đầy oxi ( đktc ) và có sẵn 6,4 gam lưu huỳnh. Đốt nóng bình đến khi pư xảy ra hoàn toàn, rồi đưa nhiệt độ bình 68,460C thì thấy áp suất trong bình là p atm. Tính p và khối lượng một lít khí trong bình sau phản ứng ? Biết rằng chất rắn chiếm thể tích không đáng kể.
Bài 13: Đun nóng ( có xúc tác ) 1 mol hỗn hợp khí A gồm nitơ và hiđro trong 1 bình kín dung tích 10 lít. Sau một thời gian xẩy ra phản ứng ta thu được hỗn hợp khí B.
a. Tính áp suất riêng phần của các khí trong hỗn hợp A (trước phản ứng) ở nhiệt độ 27,30C, biết rằng trong A tỷ lệ về số mol giữa nitơ với hiđro tương ứng là 1 : 3, 
Tính áp suất gây ra bởi các khí trong hỗn hợp A và B ở nhiệt độ 409,50C , biết rằng trong B có 
chứa 0,25 mol khí amoniăc. 
Tính thành phần % thể tích khí nitơ đã tham gia phản ứng.
Bài 14: Trong một bình kín dung tích 0,5 lít chứa đầy CO2 ở 27,30C, 1 atm, 2,45 gam KClO3 và một lượng cacbon vừa đủ cho phản ứng: 2KClO3 + 3C = 2KCl + 3CO2. Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn đưa nhiệt độ bình về 27,30C thì áp suất trong bình khi đó là p atm. Tính p, biết rằng thể tích bình không đổi thể tích các chất rắn là không đáng kể.
Bài 15: Một bình kín dung tích không đổi có chứa 1 mol hỗn hợp khí N2 và H2 ( N2 chiếm 20% về số mol ) ở 170C. Cho hỗn hợp khí này qua xúc tác và ở nhiệt độ thích hợp để xẩy ra phản ứng. Sau 1 thời gian phản ứng thu được hỗn hợp khí, ở 8870C hỗn hợp khí này gây ra áp suất lớn gấp 3 lần áp suất ban đầu. Tính số mol N2 đã tham gia phản ứng. 
Bài 16: (N.T.KH): Cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 vào bình kín dung tích 11,2 lít có chứa CO ở 00C và 1 atm. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng 18 gam. 
a) Xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí Y. Biết rằng các oxit đều bị khử thành sắt kim loại. 
Tính khối lượng sắt thu được và thành phần % khối lượng 2 oxit sắt trong X. 
Bài 17: a) Xác định khối lượng phân tử của khí X biết 800 ml khí đó ở 170C và 780 mmHg có khối lượng 2 gam.
 	b) Tính khối lượng của pentan có trong bình dung tích 50 lít dưới áp suất 16,4 atm và 870C.
Bài 18: Một bình kín dung tích 5 lít chứa 1,25 mol hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ về số mol tương ứng là 2 : 3. 
a) Tính áp suất riêng phần và áp suất toàn phần của các khí trong A ở 250C.
b) Cho các khí phản ứng trong một thời gian thu được hỗn hợp khí B có số mol NH3 bằng 2 lần số mol N2. Tính áp suất gây ra bởi hỗn hợp khí B ở 270C. 
Bài 19: Hỗn hợp khí gồm N2 và O2 được trộn theo tỷ lệ thể tích tương ứng là 1 : 4. 224 cm3 hỗn hợp khí này ở 910C thì gây ra áp suất 2 atm. Dùng tia lửa điện để thực hiện phản ứng N2 + 2O2 = 2NO2 . 
a) Tính khối lượng của các khí trong hỗn hợp sau phản ứng.
b) Giả sử thể tích bình chứa không đổi. Tính áp suất hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng ở 910C. Cho rằng phản ứng xẩy ra hoàn toàn. 
Bài 20: Đun nóng (có xúc tác) 1 mol hỗn hợp khí A gồm nitơ và hiđro trong 1 bình kín dung tích 10 lít. Sau một thời gian xẩy ra phản ứng ta thu được hỗn hợp khí B.
a) Tính áp suất riêng phần của các khí trong hỗn hợp A ( trước phản ứng ) ở 27,30C, biết rằng trong A tỷ lệ về số mol giữa nitơ với hiđro tương ứng là 1 : 3.
b) Tính áp suất toàn phần của các khí trong hỗn hợp B ở 409,50C. Biết rằng trong B có chứa 0,25 mol khí amoniăc.
c) Tính thành phần % thể tích khí nitơ đã tham gia phản ứng.
Bài 21: ( N.X.TR): Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi từ từ qua ống sứ đựng m gam X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, thu được 64,0 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B ở đktc. Tính giá trị của m. Biết khí B có tỷ khối so với H2 là 20,4.
Bài 22: Cho luồng khí CO dư qua ống đựng 23,2 gam một oxit sắt, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí có khối lượng tăng 6,4 gam so với khối lượng khí CO ban đầu. Xác định oxit sắt trên.
Bài 23: Khi phân tích muối X người ta thấy có 17,1% canxi, 26,5% photpho, 54,7% oxi và 1,7% hidro. Tìm công thức phân tử của X.
Bài24: Một chất chứa 45,95% kali, 16,45% nitơ, 37,60% oxi. Tìm công thức PT của chất đó.
Bài 25: Đun nóng 28,8 gam hỗn hợp A gồm sắt và oxi trong bình kín. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp chất rắn B. Hòa tan B trong m gam dung dịch HCl 10% vừa đủ, thu được 2,24 lít khí ( đo ở đktc ) và dung dịch C. 
Tính khối lượng sắt đã phản ứng với oxi, giả sử pư giữa sắt và oxi chỉ sinh ra Fe3O4.
Tính m và nồng độ % các muối trong dung dịch C.
Bài 26: (N.T.KH): Nhiệt phân a gam khí NH3 thu được hỗn hợp khí X có thể tích 11,2 lít. Sau khi cho X qua dung dịch H2SO4 dư còn lại hỗn hợp khí Y có thể tích 8,96 lít.
Tính thành phần % về số mol các chất trong hỗn hợp X.
Tính a.
Biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc.
Bài 27: 10,2 gam hỗn hợp khí C2H6 và C3H6 có thể tích 6,72 lít (ở đktc). 
Tính KLMTB của hỗn hợp khí trên
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên thì cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc) và sinh ra m gam hỗn hợp CO2 và H2O. Tính V và m?
Bài 28: Cho luồng khí H2 dư qua 40,1 gam hỗn hợp X gồm các oxit CuO, Fe2O3 và ZnO. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 30,5 gam chất rắn và m gam H2O. Tính m?
Bài 29: Hoà tan hoàn toàn 15,8 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được dung dịch D và 13,44 lít khí (đktc). Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch D?
Bài 30: Nhiệt phân 3,4 gam khí NH3 thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trong oxi dư, ở điều kiện thích hợp, thu được m gam hỗn hợp NO2 và H2O. Tính m?
Bài 31: Cho 7,9 gam hỗn hợp Mg và Zn vào 500 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam dung dịch D và 4,48 lít khí H2 ở đktc. Tính m?
Bài 32: Tính thể tích khí CO2 ở đktc biết rằng 5,6 lít khí đó ở 54,60C gây ra áp suất 1,5 atm. 
Bài 33: 10 lít khí X ở 298K gây ra áp suất 912 mmHg. Tính số mol khí X?
Bài 34: Chứng minh rằng, với chất khí:
	* Nếu V, T = const thì 
	* Nếu T, P = const thì 
	* Nếu T, n = const thì 
Bài 35: Cho m gam chất X có CTTQ CxHyOzNt với khối lượng phân tử là M. Hãy chứng minh:
	(1) 	
	(2) 	
	(3) 	
	hay 
Bài 36: Một oxit kim loại (hóa trị không đổi) có 40% khối lượng oxi. Xác định CTPT của oxit kim loại đó.
Bài 37: Một oxit của nitơ A có công thức dạng NOx, trong đó phần trăm khối lượng của nitơ trong oxit là 30,43. Xác định CTPT của A.
Bài 38: Một oxit sắt có chứa 72,41% khối lương sắt. Xác định CTPT của oxit sắt đó.
Bài 39: Xác định CTPT của oxit kim loại M, biết rằng %M = 63,218. 
Bài 40: Một oxit kim loại có công thức dạng MxOy. Tỷ lệ khối lượng mM : mO = 7 : 3. Tìm CTPT đúng của oxit đó.
Bài 41: Cho 2 ion XO32- và YO3- có thành phần % theo khối lượng của oxi lần lượt là 60,0 và 77,4. Tìm X và Y?
Bài 42: Tìm CTPT của oxit kim loại M, biết rằng trong oxit đó tỷ lệ khối lượng của M với khối lượng oxi là mM : mO = 21: 8.

File đính kèm:

  • docChuyen de LTDHPhan BT ap dung mot so khai niem va DL Hoa hoc.doc
Giáo án liên quan