Bài tập về Amoniac, muối amoni

A.Bài tập lí thuyết:

Bài 1: dung dịch amoniac có thể hoà tan được Zn(OH)2 là do:

a Zn(OH)2. là hiđroxit lưỡng tính. c.NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu

b Zn(OH)2 là một bazơ ít tan. d. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự nhưCu(OH)2

Bài 2: Cho cân bằng hoá học sau: N2 +3H2 → 2NH3 ; ∆ = -92 kj

Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào(có giải thích) khi:

a.Tăng nhiệt độ .

b.Hoá lỏng amoniac để tách amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng;

c.Giảm thể tích của hệ phản ứng

d.Tăng áp suất chung của hệ phản ứng.

e.Giảm nhiệt độ.

g.Thêm khí nitơ.

h.Dùng chất xúc tác thích hợp.

 đán: a.theo chiều nghịch b.theo chiều thuận. c.theo chiều thuận.

Bài 3:Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thuận cần phải đồng thời:

a.Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B.Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

c.Giảm áp suất và giảm nhiệt độ d.Giảm áp suất và tăng nhịêt độ.

Bài 4:Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm ,vì khi đó:

a.thoát ra một chất khí mầu lục nhạt

b.thoát ra một khí không mầu ,mùi khai,làm xanh giấy quì tím ẩm.

c.thoát ra một chất khí mầu nâu đỏ, làm xanh giấy quì tím ẩm.

d.thoát ra một chất khí không mầu ,không mùi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Amoniac, muối amoni, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài tập về amoniac,muối amoni
 (Sưu tập và soạn thảo:Giáo viên Lê thị Hồng Liên-Trường THPT Mỹ Đức A)
A.Bài tập lí thuyết:
Bài 1: dung dịch amoniac có thể hoà tan được Zn(OH)2 là do:
a Zn(OH)2. là hiđroxit lưỡng tính. c.NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu
b Zn(OH)2 là một bazơ ít tan. d. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự nhưCu(OH)2 
Bài 2: Cho cân bằng hoá học sau: N2 +3H2 → 2NH3 ; ∆ = -92 kj
Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào(có giải thích) khi:
a.Tăng nhiệt độ .
b.Hoá lỏng amoniac để tách amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng;
c.Giảm thể tích của hệ phản ứng
d.Tăng áp suất chung của hệ phản ứng.
e.Giảm nhiệt độ.
g.Thêm khí nitơ.
h.Dùng chất xúc tác thích hợp.
 đán: a.theo chiều nghịch b.theo chiều thuận. c.theo chiều thuận.
Bài 3:Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thuận cần phải đồng thời:
a.Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B.Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
c.Giảm áp suất và giảm nhiệt độ d.Giảm áp suất và tăng nhịêt độ.
Bài 4:Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm ,vì khi đó: 
a.thoát ra một chất khí mầu lục nhạt
b.thoát ra một khí không mầu ,mùi khai,làm xanh giấy quì tím ẩm.
c.thoát ra một chất khí mầu nâu đỏ, làm xanh giấy quì tím ẩm.
d.thoát ra một chất khí không mầu ,không mùi.
Bài 5:Những cặp chất nào sau đây không tồn tại trong dung dịch,viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử ,ion đầy đủ và ion thu gọn.
a.HNO3 và NH3 f.NH4NO3 và Ca(OH)2 k. NH3 dư và ZnCl2.
b.H2S và NH3 g.(NH4)2SO4 và BaCl2 q. NH3 dư và AgCl.
c.H2SO3 và NH3 h.NH4Cl và NaNO3.
d.Na2SO4 và Ba(OH)2 i.NH3 dư và FeCl3.
e.(NH4)2CO3 và NaCl j. NH3 dư và CuSO4.
Bài 6:Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các khí:NH3,NO2,CO2 và NO
Bài 7:Tinh chế NH3 trong hỗn hợp gồm :NH3,NO,SO2 và CO2.
Bài 8: Tách rời từng chất ra khỏi hỗn hợp sau:
a.NH3,NO,SO2. c.N2, CO2,H2S 
b.NH3,CO2,N2,H2. d.N2,NH3,CO2
Bài 9: Nhận biết các chất bột đựng trong các lọ mất nhãn: NH4Cl,(NH4)2SO4, (NH4)2CO3, NH4NO3.
Bài 10: Chỉ dùng quì tím,không được dùng hoá chất nào khác,hãy nhận biết các dung dịch sau:HCl,NaOH,Na2CO3, (NH4)2SO4 và CaCl2.
Bài 11:Chỉ dùng một hoá chất duy nhất để phân biệt các dung dịch : NH4NO3, (NH4)2SO4,MgSO4 và NaCl.
Bài 12:Chỉ dùng một hoá chất để nhận biết các dd : (NH4)2SO4, NH4 NO3,FeSO4 và AlCl3.
Bài 13: Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khí:N2,O2,NH3,Cl2 và CO2.Hãy đưa ra một thí nghiệm đơn giản nhất để nhận ra bình đựng khí NH3.
Bài 15.Nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn: NH3,HCl,H2S,SO2.
Bài 16.Chỉ dùng một hoá chất duy nhất hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl,MgCl2,FeCl2,NH4Al(SO4)2,NH4Fe(SO4)2.
Bài 17.Xác định loại liên kết trong các phân tử sau: NH4Cl, NH3, (NH4)2SO4.
Bài 18:Viết phương trình biểu diễn dãy biến hoá sau và gọi tên A,B,C,D,E,F:
 A↑ + H2O B +H2SO4 C +KOH A↑ +HNO3 D 2000C E↑ + F↑ +H2O
Bài 19:Viết phương trình biểu diễn dãy biến hoá sau:
N2 → NH3 → NH4OH → NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 .
Bài 20: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
 1. ? + OH- → NH3 + ? 7. NH3 (dư) +Cl2 →
 2. (NH4)3PO4 → NH3 + ? 8. NH3 + Cl2 (dư) →
 3. NH4NO2 + NaNO2 → ? + ? + ? 9. NH3 + CuO →
 4. (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + ? 10.(NH4)2CO3 → 
 5. NH3 +O2 → 11. NH4NO2 →
 6. NH3 +O2→ 12.(NH4)2SO3 → 
Bài 21: Cho hỗn hợp khí sau:N2,CO2,SO2,Cl2,HCl.Làm thế nào để thu được N2 tinh khiết từ hỗn hợp trên.GIải thích cách làm và viết các phương trình hoá học (nếu có).
Bài 22:Dẫn không khí có lẫn hơi nước lần lượt đi qua dd H2SO4 đậm đặc, dd Ca(OH)2 và vụn đồng dư nung đỏ.Chất nào sẽ bị từng chất trên hấp thụ?Chất còn lại sau cùng là gì? Viết các phương trình dạng phân tử ,ion và ion thu gọn.
 B. Bài tập toán:
 (Bài tập pha trộn, bài tập liên quan đến hiệu suất, áp suất chất khí, thể tích các khí)
Bài 23.Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NH3 35%(d = 0,88 g/ml) cho vào 400ml dd NH3 15%(d =0,94) để thu được dd 25%.
Bài 24.Trong một bình kín dung tích 56 lit chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4, ở 00C và 200atm và một ít chất xúc tác.Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 00C thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu.
1.Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH3.
2.Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lit dd NH3 25% (d = 0,907 g/ml)?
3. Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lit dd HNO3 67% (d = 1,40 g/ml), biết hiệu suất quá trình điều chế HNO3 là 80%.
Bài 25.Một hỗn hợp khí gồm : NH3,N2,H2. Để tách NH3 khỏi hỗn hợp , đầu tiên người ta cho hỗn hợp đó tác dụng hoàn toàn với 1kg dd H2SO4 60% sản phẩm thu được cho tác dụng hoàn toàn với dd NaOH 1M.Biết rằng hiệu suất của mỗi phản ứng bằng 90%.
1.Tính thể tích NH3 thu được ở đktc.
2.Tính thể tích dd NaOH cần dùng.
Bài 26. Oxi hoá hoàn toàn 5,6lit NH3 ở 00C,1520mmHg có xúc tác người ta thu được khí A, oxi hoá A thu được khí B mầu nâu đỏ.Hoà tan toàn bộ khí B vào 146ml H2O với sự có mặt của oxi tạo thành dd HNO3.
1.Tính nồng độ % của dd axit.
2.Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 ,biết tỉ khối của dd là 1,2.
Bài 27.Một hỗn hợp khí A sinh ra từ tháp tổng hợp NH3 (gồm:NH3,N2,H2) cho vào bình rồi bật tia lửa điện một thời gian sau thấy thể tích hỗn hợp tăng 25%.Dẫn tiếp hỗn hợp đó qua bình đựng CuO nung nóng ,rồi qua tiếp ống đựng CaCl2 khan thấy thể tích giảm 75% so với trước khi thực hiện các thí nghiệm.Giả thiết NH3 bị nhiệt phân hoàn toàn.
1.Tính %V hỗn hợp khí A biết rằng các phản ứng thực hiện ở cùng điều kiện .
2.Tính hiệu suất quá trình phản ứng tạo ra NH3?
Bài 28. Khi phân tích 8g amoni nitrat có x(g) nitơ (I) oxit và có nước tạo ra .Khi hoà tan 16 gam một kim loại hoá trị 2 trong một dd HNO3 60% (d = 1,37) người ta cũng thu được x (g) nitơ(I) oxit.
1.Xác định tên kim loại.
2.Tính thể tích HNO3 đã dùng.
Bài 29.Tìm công thức của photphat amon, đọc tên thường dùng của muối này.Biết rằng muốn thu được 10 gam muối đó cần phải dùng 20g dd axit photphoric 37,11%.
Bài 30. Nhiệt phân một mol muối vô cơ X thu được 3 chất ở dạng khí và hơi khác nhau,mỗi chất đều có 1 mol.Xác định công thức của X biết rằng nhiệt độ phân huỷ X không cao,phản ứng xảy ra hoàn toàn và khối lượng 1 mol phân tử X là 79g. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 31. Người ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí ,hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên)
Phản ứng điều chế H2 và CO2: CH4 + 2H2O → CO2 +4H2 (1)
Phản ứng thu N2 (từ không khí ) và CO2 : CH4 + 2O2→ CO2 +2H2O (2)
Phản ứng tổng hợp NH3: N2 + 3H2 → 2NH3 (3)
Để sản xuất khí amoniac ,nếu lấy 841,7 m3 không khí (chứa 21,03% oxi 78,02% nitơ,còn lại là khí hiếm) , thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để có đủ lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp NH3.Giả thiết các phản ứng (1) và (2) xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
Bài 32. Người ta thực hiện thí nghiệm sau: Nén hỗn hợp gồm 4 lit khí nitơ và 14 lit khí hiđrô trong bình phản ứng ở nhiệt độ khoảng trên 4000C,có chất xúc tác.Sau phản ứng thu được 16,4 lit hỗn hợp khí (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
1.Tính thể tích khí NH3 thu được . 2.Xác định hiệu suất của phản ứng.
 (Các bài tập khác trong Sách bài tập cơ bản và sách bài tập nâng cao).

File đính kèm:

  • docBTTN amoniac.doc
Giáo án liên quan