Bài tập Vật lý 10 chương II

Bài 1: Một quả lựu đạn treo ở độ cao h nổ, các mảnh văng ra đều đặn theo các phương xuyên tâm với các vận tốc có cùng môđun vo. Sau bao lâu thì:

a. Một nửa số mảnh rơi xuống đất?

b. Tất cả các mảnh đều rơi tới đất?

Bài 2: Một máy bay theo phương ngang ở độ cao H = 20km với vận tốc v = 1440km/h. Đúng lúc nó ở trên đỉnh đầu của một cỗ pháo cao xạ thì pháo bắn. Tính vận tốc tối thiểu vo của đạn và góc  mà vectơ vận tốc vo làm với phương ngang để có thể bắn trúng máy bay. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.

Bài 3: Một người đứng ở ném một hòn đá ra biển. Hỏi người ấy phải ném hòn đá dưới một góc bằng bao nhiêu so với phương ngang để nó rơi xa bờ nhất. Khoảng cách xa nhất ấy là bao nhiêu? Cho biết bờ dốc đứng và hòn đá được ném từ độ cao H = 20m so với mặt nước và vận tốc ban đầu hòn đá vo = 14m/s. lấy g = 9,8m/s2.

Bài 4: Một người đứng trên một đỉnh tháp cao H phải ném một hòn đá với vận tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để hòn đá rơi cách chân tháp một khoảng L cho trước? Tính góc ném ứng với vận tốc tối thiểu ấy.

Bài 5: Một tấm bêtông nằm ngang được cần cẩu nhất thẳng đứng lên cao với gia tốc a = 0,5m/s2. Bốn giây sau khi rời mặt đất, người ngồi trên tấm bêtông ném một hòn đá với vận tốc vo = 5,4m/s theo phương làm với tấm bêtông một góc  = 300.

a. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến lúc nó rơi tới mặt đất.

b. Tính khoảng cách từ nơi đá chạm đất đến vị trí ban đầu của tấm bêtông (coi như chất điểm), g = 10m/s2.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Vật lý 10 chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều bằng nhau. Tính khối lượng của hàng hóa
Câu 56 : Một vật khối lượng 15 kg, bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của Một lực kéo, đi được quãng đường s trong thời gian 12s. Đặt thêm lên nó Một vật khác có khối lượng 10 kg. Để thực hiện quãng đường s, và cũng với lực kéo nói trên , thời gian chuyển động phải bằng bao nhiêu?
Câu 57 : Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 2 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 3 m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 Một gia tốc là bao nhiêu?
Câu 58 : Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 3 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 6 m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 - m2 Một gia tốc là bao nhiêu?
Câu 59 : Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 1 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 3 m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = Một gia tốc là bao nhiêu?
Câu 60 : Dưới tác dụng của lực F nằm ngang, xe lăn chuyển động không vận tốc đầu, đi được quãng đường 3m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật có khối lượng 500g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng của xe.
Câu 61 : Một xe lăn khối lượng 40 kg, dưới tác dụng của Một lực kéo, chuyển đông không vận tốc dầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất thời gian 8s. Khi chất lên xe Một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 16s. Bở qua ma sát. Tìm khối lượng kiện hàng
Câu 62 : Một vật có khối lượng 250g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, nó đi được 1,2 m trong 4s
 a. Tính lực kéo, biết lực cản bằng 0,04 N
 b. Sau quãng đường ấy lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật có thể chuyển động thẳng đều
Câu 63 : Một chiếc xe khối lượng 300 kg đang chạy với vận tốc 18 km/h thì hãm phanh.Biết lực hãm là 360 N
 a. Tính vận tốc của xe tại thơi điểm t = 1,5s kể từ lúc hãm
 b. Tìm quãng đường xxe còn chạy thêm được trước khi dừng hẳn
Câu 64 : Một vật có khối lượng 4 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 = 2,5 m/s thì bắt đầu chịu tác dụng của Một lực 10 N cùng chiều với . Hỏi vật sẽ chuyển động 30m tiếp theo trong thời gian là bao nhiêu?
Câu 65 : Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2m/s. Sau thời gian 4s, nó đi được quãng đường 24m. Biết vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản Fc = 0,5N
 a. Tính độ lớn của lực kéo
 b. Sau 4s đó, lực kéo ngừng tác dụng thì sau bao lâu vật sẽ dừng lại
Câu 66 : xe có khối lượng 800 kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1,5m
Câu 67 : Một vật có khối lượng 36 kg chuyển động dưới tác dụng của hai lực F1 và F2 cùng hướng. Trong 5s đầu tiên vận tốc của vật tăng từ 0 đến 12,5 m/s, tại thời điểm t = 5s lực kéo F1 mất đi, trong 4s kế tiếp vận tốc của vật chỉ tăng thêm Một lượng là 5,6 m/s. Tính các lực F1 và F2
Một vật chuyển động với gia tốc 0,2m/s2 dưới tác dụng của một lực 40N. Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60N.
Câu 68 : Tác dụng vào vật có khối lượng 4kg đang nằm yên một lực 20N. Sau 2s kể từ lúc chịu tác dụng của lực vật đi được quãng đường là bao nhiêu và vận tốc đạt được khi đó?
Câu 69 : Một chiếc xe có khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh và dừng lại sau đó 3s.Tìm quãng đường vật đã đi thêm được kể từ lúc hãm phanh. Biết lực hãm là 4000N.
Câu 70 : Một xe lăn có khối lượng m = 1kg đang nằm yên trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Tác dụng vào xe một lực F nằm ngang thì xe đi được quãng đường s = 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm lên xe một vật có khối lượng m’= 0,25kg thì xe chỉ đi được quãng đường s’ bao nhiêu trong thời gian t. Bỏ qua ma sát.
Một người ngồi trên thuyền cầm sợi dây, một đầu buộc chặt vào bờ. Khi kéo dây một lực, thuyền tiến vào bờ. Giải thích hiện tượng. Điều đó có trái với các định luật Niutơn không ?
Câu 71 : Một quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 15m/s đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với cùng vận tốc. Thời gian va chạm giữa bòng và tường là 0,05s. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng.
Câu 72 : Một lực F truyền cho vật khối lượng m2 một gia tốc 6m/s2, truyền cho vật có khối lượng m2 một gia tốc 4m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc là bao nhiêu ?
Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s2. Khi ô tô có chở hàng hóa thì khởi hành với gia tốc 0,2m/s2. Hãy tính khối lượng của hàng hóa. Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau.
Câu 73 : Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng nằm ngang. Khi buông tay, quả bóng một lăn được quãng đường 16m, quả bóng hai lăn được quãng đường 9m rồi dừng lại. So sánh khối lượng của hai quả bóng. Biết khi rời nhau, hai quả bóng chuyển động chậm dần đều với cùng một gia tốc.
Câu 74 : Lực F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t làm vận tốc của nó tăng từ 0 đến 8m/s và chuyển động từ A đến BC chịu tác dụng của nlợc F2 và vận tốc tăng đến 12m/s cũng trong thời gian t. 
 1. Tính tỷ số F1: F2
 2. Vật chuyển động trên đoạn đường CD trong thời gian 1,5t vẫn dưới tác dụng của lực F2. Tìm vận tốc của vật tại D.
Câu 75 : Dưới tác dụng của lực F có độ lớn 10N, một vật đang đứng yên và chuyển động với gia tốc 1m/s.
1.Tính khối lượng của vật đó.
2. Sau 2s chuyển động, lực thôi tác dụng. Tính khoảng cách từ vật tới điểm bắt đầu chuyển động nếu vật tiếp tục chuyển động thẳng đều thêm 3s nữa.
Các lực cơ học
(lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát)
Câu 76 : 
1. Xác định lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng nếu khối lượng tương ứng của chúng là: M1 = 6.1024kg; M2 = 7,2.1022kg và khoảng cách giữa hai tâm của chúng là: 3,8.105km.
2. Tại điểm nào trên đường nối tâm của chúng, lực hấp dẫn đặt vào một vật tại đó triệt tiêu ?
Câu 77: Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0 = 9,8m/s2. Tìm gia tốc ở độ cao h = với R là bán kính Trái Đất.
Câu 78 Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0 = 9,8m/s2. Tìm gia tốc rơi ở độ cao h = so với mặt đất. Xem Trái Đất là quả cầu đồng chất.
Câu 79: Xác định độ cao h mà ở đó người ta thấy trọng lực tác dụng lên vật chỉ bằng nửa so với trên mặt đất. Biết bán kính trái đất là 6400km.
Câu 80: Một lò xo khi treo vật m1 = 200g sẽ dãn ra một đoạn l1 = 4cm.
1. Tìm độ cứng của lò xo, lấy g = 10m/s2. 
2. Tìm độ dãn của lò xo khi treo thêm vật m2 = 100g. 
Câu 81: Có hai lò xo: một lò xo giãn 4cm khi treo vật khối lượng m1 = 2kg; lò xo kia dãn 1cm khi treo vật khối lượng m2 = 1kg. So sánh độ cứng hai lò xo.
Câu 82: Tìm độ cứng của hệ hai lò xo được nối với nhau như hai hình vẽ.Hình 16, 17. Tìm độ giãn của mỗi lò xo khi treo vật m = 1kg. Biết k1 = k2 = 100 Lấy g = 10m/s2.
Câu 83: Một lò xo có độ cứng là 100 Nếu cắt lò xo ra làm 3 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có độ cứng là bao nhiêu ?
Câu 84: Có hai vật m = 500g và m’ nối với nhau bằng một lò xo và có thể chuyển động trên mặt phẳng ngang như hình vẽ. Hình 18. Dưới tác dụng của lực tác dụng vào m’ thì m bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên, sau 10s đi được quãng đường 10m. Tính độ giãn của lò xo. Bỏ qua ma sát. Biết lò xo có độ cứng k = 10N/m.
Câu 85: Lực cần thiết để nâng vật chuyển động đều lên cao có bằng lực cần thiết để kéo vật trượt đều trên sàn nhà nằm ngang hay không ?
Câu 86: Một xe điện đang chạy với vận tốc 36km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì dừng hẳn ? Biết hệ số ma sát trượt giữa bành xe và đường ray là 0,2. Lấy g = 9,8m/s2.
Câu 87: Cần kéo một vật trọng lượng 20N với một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động đều trên một mặt sàn ngang. Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4.
Câu 88: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì tắt máy, hãm phanh. Tính thời gian và quãng đường ô tô đi thêm được cho đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,6. Lấy g = 9,8m/s2
Câu 89: Một ô tô khối lượng hai tấn chuyển động trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát lăn 0,1. Tính lực kéo của động cơ ô tô nếu:
1. Ô tô chuyển động thẳng đều.
2. Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 5s vận tốc tăng từ 18km/h đến 36km/h. Lấy g = 10m/s2.
Câu 90: Có 5 tấm tôn xếp chồng lên nhau. Trọng lượng mỗi tấm là 150N và hệ số ma sát giữa các tấm là 0,2. Cần có một lực là bao nhiêu để: 
1. Kéo hai tấm trên cùng
2. Kéo tấm thứ ba.
Câu 91: Một vật khối lượng 100g gắn vào đầu một lò xo dài 20cm, độ cứng 100N/m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang. Tính số vòng quay trong một phút để lò xo giãn ra 2cm.
Câu 92: Đoàn tầu gồm một đầu máy, một toa 8 tấn và một toa 6 tấn nối với nhau bằng các lò xo giống nhau. Sau khi chuyển động từ trạng thái đứng yên được 10s đoàn tầu có vận tốc là 2m/s. Tính độ giãn của mỗi lò xo. Bỏ qua ma sát. Biết lò xo sẽ giãn ra 2cm khi có lực tác dụng vào nó là 500N.
Câu 93: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10 =20cm và có cứng 12,5N/m có một vật nặng m = 10g gắn vào đầu lò xo.
1.Vật nặng m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 2 vòng/s.Tính độ giãn của lò xo.
2. Lò xo sẽ không thể co lại trạng thái cũ nếu có độ giãn dài hơn 80cm. Tính số vòng quay tối đa của m trong một phút. Lấy π2 10.
Câu 94: Một xe ô tô khối lượng 1,2 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h trên đường ngang thì hãm phanh chuyển động châm dần đều. Sau 2s xe dừng hẳn. Tìm :
1. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường.
2. Quãng đường xe đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh cho đên lúc dừng lại.
3. Lực hãm phanh. Lấy g = 10m/s2
Câu 95: Một đoàn tàu khối lượng 1000 tấn bắt đầu rời ga. Biết lực kéo của đầu máy 2.105N, hệ số ma sát lăn là 0,004. Tìm vận tốc đoàn tàu khi nó đi được 1km va thời gian để đạt được vận tốc đó. Lấy g = 10/s2.
Câu 96: Cho đồ thị vận tốc của đoàn tàu như hinh vẽ. Đoàn tàu có khối lượng là 1000 tấn, hệ số ma sát 0,4. Lấy g = 10m/s2.
1. Xác định tính chất của chuyển động, lập công thức tính vận tốc đoàn tàu.
2. Tính lực phát động của đoàn tàu
Câu 97: Một vật khối lượng 0,2kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F có phương nằm ngang, có độ lớn là 1N.
1. Tính g

File đính kèm:

  • docbt chuong 2.doc
Giáo án liên quan