Bài tập trắc nghiệm về amin

Câu 1: Cho các chất có cấu tạo như sau:

(1) CH3 - CH2 - NH2 (2) CH3 - NH - CH3 (3) CH3 - CO - NH2 (4) NH2 - CO - NH2 (5) NH2 - CH2 - COOH

(6) C6H5 - NH2 (7) C6H5NH3Cl (8) C6H5 - NH - CH3 (9) CH2 = CH - NH2.

Chất nào là amin ?

 A. (1); (2); (6); (7); (8) B. (1); (3); (4); (5); (6); (9) C. (3); (4); (5) D. (1); (2); (6); (8); (9).

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm về amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AMIN
.
Câu 1: Cho các chất có cấu tạo như sau: 
(1) CH3 - CH2 - NH2 	(2) CH3 - NH - CH3 (3) CH3 - CO - NH2 	(4) NH2 - CO - NH2	(5) NH2 - CH2 - COOH
(6) C6H5 - NH2	(7) C6H5NH3Cl	(8) C6H5 - NH - CH3	(9) CH2 = CH - NH2.
Chất nào là amin ?
	A. (1); (2); (6); (7); (8)	B. (1); (3); (4); (5); (6); (9)	C. (3); (4); (5)	D. (1); (2); (6); (8); (9).
Câu 2: Phát biểu nào sai ?
	A. Etylamin dễ tan trong H2O do có tạo liên kết H với nước.
B. Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết H giữa các phân tử rượu.
	C. Phenol tan trong H2O vì có tạo liên kết H với nước.
	D. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac.
Câu 3: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất ?
	A. NH3	B. C6H5NH2	C. CH3-CH2-CH2-NH2	D. CH3-CH(CH3)-NH2	
Câu 4: Cho các chất : (1) C6H5NH2	(2) C2H5NH2	(3) (C6H5)2NH	
	 (4) (C2H5)2NH	(5) NaOH	(6) NH3
Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính bazơ là dãy nào ?
	A. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)	B. (5) > (6) > (2) > (1) > (2) > (4)
	C. (5) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)	D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3)
Câu 5: Cho phản ứng : X + Y C6H5NH3Cl. X + Y có thể là 
	A. C6H5NH2 + Cl2. 	B. C6H5NH2 + HCl	C. (C6H5)2NH + HCl. 	 D. Cả A, B, C
Câu 6: A + HCl ® RNH3Cl. Trong đó A (CxHyNt) có %N = 31,11%. CTCT của A là
	A. CH3 - CH2 - CH2 - NH2	 B. CH3 - NH - CH3	C. C2H5NH2	 D. C2H5NH2 và CH3 - NH - CH3
Câu 7: Cho 5,9 g hỗn hợp X gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là 
	A. 100ml 	B. 150 ml 	C. 200 ml 	D. Kết quả khác
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Giá trị của a là 
	A. 0,05 mol B. 0,1 mol 	C. 0,15 mol 	D. 0,2 mol
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO2 và 14,4 g H2O. CTPT của hai amin là 
	A. CH3NH2 và C2H7N 	B. C2H7N và C3H9N	C. C3H9N và C4H11N 	 D. C4H11N và C5H13N
Câu 10: 9,3 g một amin đơn chức cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 g kết tủa. CTCT của amin là 
 A. C2H5NH2	B. C3H7NH2	C. C4H9NH2 	 	 D. CH3NH2
Câu 11: Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là 
A. 564 gam. 	B. 465 gam. 	C. 456 gam. 	D. 546 gam.
Câu 12: Một hỗn hợp X gồm 2 amin no A, B có cùng số nguyên tử C. Phân tử B có nhiều hơn A một nguyên tử N. Lấy 13,44 lít hỗn hợp X (ở 273oC, 1atm) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 26,4 gam CO2 và 4,48 lit N2 (đktc). Biết rằng cả hai đều là amin bậc 1. CTCT của A và B và số mol của chúng là:
	A. 0,2 mol CH3NH2 và 0,1 mol NH2CH2NH2.	B. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2CH2NH2.
C. 0,1 mol CH3CH2NH2 và 0,2 mol NH2CH2CH2NH2.	D. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2NHCH3.
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử nhỏ hơn khối lượng phân tử của benzen, chỉ chứa các nguyên tố C, H, O, N; trong đó hyđro chiếm 9,09% ; nitơ chiếm 18,18% ( theo khối lượng). Đốt cháy 7,7 gam chất X thu được 4,928 lít CO2 đo ở 27,3oC và 1 atm.
Công thức phân tử của X là:
A. C3H7NO2	B. C2H7NO2	C. C2H5NO2 	D. không xác định được.
Câu 13: Cho 20g hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức no đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với dd HCl 1M, cô cạn dd thu được 31,68g hỗn hợp muối.
	a/. Thể tích dd HCl đã dùng là:
A. 100 ml	B. 16 ml	C. 32 ml	D. 320 ml	b/. Nếu 2 amin trên được trộn theo tỉ lệ mol 1:10:5. Theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là:
A. CH3 - NH2; C2H5 - NH2; C3H7NH2	B. C2H7N; C3H9N; C4H11N
C. C3H9N; C4H11N; C5H13N	D. C3H7N; C4H9N; C5H11N
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 6,2g. một amin no đơn chức thì phải dùng đúng 10,08 lít oxy (đktc). Vậy công thức của amin no ấy là:
A. C2H5 - NH2	B. CH3 - NH2	C. C3H7 - NH2	D. C4H9 - NH2
Câu 15: Hỗn hợp X gồm đimetylamin và 2 hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt chấy hoàn toàn 100ml X bằng O2 vừa đủ thu được 550ml hỗn hợp khí và hơi, cho hỗn hợp này đi qua dung dịch H2SO4 đặc dư thì còn lại 250ml khí(Các khí đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là:
	A. C2H6 và C3H8	B. C3H6 và C4H8	C. CH4 và C2H6	D. C2H4 và C3H6
Câu 16: Cho chuỗi biến đổi sau: dd NaOH
	I.C6H5NO2	 II.C6H4(NO2)2	III.C6H5NH3Cl	IV.C6H5OSO2H.
	X, Y lần lượt là:
	A. I, II	B. II, IV	C. II, III	D. I, III.
Câu 17:Đốt cháy hòan tòan hỗn hợp 2 gam amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Công thức của 2 amin là:
A. C2H5NH2 và C3H7NH2	B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. C4H9NH2 và C5H11NH2	D. CH3NH2 và C2H5NH2
Câu 18:Cho một hỗn hợp chứa NH3, C6 H5NH2 và C6H5OH. A được trung hoà bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt là bao nhiêu?
A. 0,005 mol; 0,02 mol; 0,005 mol.	B. 0,005 mol; 0,005 mol; 0,02 mol.
C. 0,01 mol; 0,02 mol; 0,005 mol.	D. 0,01 mol; 0,005 mol; 0,02 mol.
Câu 19:Đốt cháy hoàn toàn 2,14g chất hữu cơ A (C, H, N) rồi cho sản phẩm cháy vào 1,8 lít dd Ca(OH)2 0,05M, thu được kết tủa và dd muối có khối lượng năng hơn khối lượng dd Ca(OH)2 ban đầu là 3,78g. Cho Ba(OH)2 vào dd muối này thì lại thu được kết tủa. tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 18,85g. CTPT A là (biết CTPT trùng với CTĐG)
A. C6H5N	B. C8H9N2	C. C7H9N	D. kết quả khác
Câu 20: Đốt cháy 1,18 gam một amin no đơn chức X, hấp thụ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N.	B. C2H7N.	C. C3H9N.	D. C4H11N.
Câu 21:Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125g nước, 8,4 lit CO2 và 1,4 lit N2 (đktc). CTPT của X là:
A. C3H7N	B. C5H13N	C. C3H9N	D. C4H11N
Câu 22: Cho hai amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 7,6 gam trung hoà với dd hỗn hợp HCl, HNO3 có pH = 1 thấy tốn 2 lít dd này. Công thức của 2 amin là
A. C3H7NH2, C4H9NH2.	B. C4H9NH2, , C5H11NH2.
C. C2H5NH2, C3H7NH2.	D. CH3NH2, C2H5NH2,
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 0,07 mol CO2, 0,99g H2O và 336ml N2(đktc). Để trung hoà 0,1 mol X cần 600ml dd HCl 0,5M. Biết X là amin bậc 1. X có công thức:
CH3- C6H2(NH2)3	B.C6H3(NH2)3	C.CH3-NH- C6H3(NH2)	D.NH2- C6H2(NH2)2
Câu 24: Dung dịch X chứa HCl và H2SO4 có pH= 2. Để trung hoà hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, bậc 1( có số nguyên tử C nhỏ hơn 5) cần dùng 1 lít dung dịch X.CTPT của hai amin lần lượt là
A. CH3NH2 và C4H9NH2 B. C2H5NH2 và C4H9NH2
C C3H7NH2 và C4H9NH2 D. Cả A, B

File đính kèm:

  • docbai tap amin(1).doc
Giáo án liên quan