Bài tập trắc nghiệm khách quan phân biệt một số chất vô cơ

Câu 1: Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch là dùng

 A. phương pháp đốt nóng thử màu ngọn lửa.

B. phương pháp nhiệt phân để tạo kết tủa.

 C. thuốc thử để tạo với ion một sản phẩm kết tủa, bay hơi hoặc có sự thay đổi màu.

 D. phương pháp thích hợp để tạo ra sự biến đổi về trạng thái, màu sắc từ các ion trong dung dịch.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm khách quan phân biệt một số chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch là dùng
 	A. phương pháp đốt nóng thử màu ngọn lửa. 	
B. phương pháp nhiệt phân để tạo kết tủa.
 C. thuốc thử để tạo với ion một sản phẩm kết tủa, bay hơi hoặc có sự thay đổi màu.
 	D. phương pháp thích hợp để tạo ra sự biến đổi về trạng thái, màu sắc từ các ion trong dung dịch.
Câu 2: Để nhận biết ion Fe2+ không dùng ion
A. OH-/không khí .	B. NH3/không khí.	C. SCN-.	D. MnO4-.
Câu 3: Để nhận biết ion Ba2+ không dùng ion
	A. SO42-.	B. S2-.	C. CrO42-.	D. Cr2O72-.
Câu 4: Để phận biệt Fe2+ và Fe3+ không dùng thuốc thử
A. NH3.	B. NaSCN.	
C. KMnO4/H2SO4.	D. H2SO4 (loãng).
Câu 5: Để phận biệt Al3+ và Zn2+ không dùng thuốc thử
A. NH3.	B. NaOH.	C. Na2CO3.	D. Na2S.
Câu 6: Để nhận biết sự có mặt của các ion Al3+, Cu2+, Fe3+, Zn2+ trong dung dịch bằng phương pháp hóa học, cần dùng ít nhất mấy phản ứng?
A. 6	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 7: Cho các ion Na+, K+, NH4+, Ba2+, Al3+, Ca2+. Số ion có thể nhận biết bằng thử màu ngọn lửa là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 8: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Al, Fe, Ag. Để nhận ra kim loại Fe, số hiện tượng tối thiểu quan sát được là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 9: Cho các chất bột Al, Mg, Fe, Cu. Để phân biệt các chất bột trên chỉ cần dùng ít nhất mấy thuốc thử?
A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 10: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Al, Fe, Ag. Chỉ dùng thêm dd H2SO4 loãng thì số kim loại có thể nhận ra là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 11: Chỉ dùng thêm chất nào sau đây có thể phân biệt được các oxit: Na2O, ZnO, CaO, MgO?
A. C2H5OH.	B. H2O.	C. dung dịch HCl.	D. dung dịch CH3COOH.
Câu 12: Có 6 gói bột: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và Fe + FeO. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, có thể nhận ra được số gói đựng từng chất là
A. 6.	 	B. 5.	 	C. 4.	 	D. 3.
Câu13:Có 6 gói bột:CuO,FeO,Fe3O4,MnO2,Ag2Ovà Fe+FeO.Để nhận ra từng gói bột, cần quan sát các hiện tượng 
 	A. sự tạo khí. B. sự tạo kết tủa. C. màu của sản phẩm. D. cả A, B, C.
Câu 14: Có 2 dung dịch AlCl3 và NaOH. Cách nào sau đây không nhận ra được từng dung dịch ?
A. Đổ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH. 
B. Cho từ từ dung dịch tác dụng với NH3.
C. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch Na2CO3. 
D. Cho từng dung dịch tác dụng với H2SO4.
Câu 15: Cho các dung dịch axit HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4 có thể dùng
A. bột Cu.	B. dung dịch AgNO3.	 C. bột Cu và dd AgNO3.	D. Cu và CaCl2.
Câu 20: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt KCl, (NH4)2SO4, NH4Cl có thể dùng
A. dung dịch AgNO3.B. dung dịch NaOH. 	C. dung dịch Ca(OH)2.	D. dung dịch Ca(OH)2.
Câu 21: Có các dd AlCl3, ZnSO4, FeSO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dd trên?
	A. Quì tím.	B. Dung dịch NH3.	C. Dung dịch NaOH.	D. Dung dịch BaCl2.
Câu 22: Dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dd Fe2(SO4)3 và dd Fe2(SO4)3 có lẫn FeSO4?
A. Dung dịch KMnO4/H2SO4. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NH3.	 D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 23: Có 2 dung dịch HCl và Na2CO3. Cách nào sau đây không xác định được từng dung dịch ?
A. Đổ từ từ dung dịch này vào dung dịch kia. B. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch CaCl2.
C. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch FeCl3. D. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch AgNO3
Câu 24: (trang 233-SGK– Nâng cao) Có 5 dd riêng rẽ, mỗi dd chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dd NaOH cho lần lượt vào từng dd trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dd?
 A. 2 dung dịch	B. 3 dung dịch	C. 1 dung dịch	D. 5 dung dịch
Câu 25: (trang 233 –SGK– Nâng cao). Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd chứa cation sau (nồng độ mỗi dd khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dd thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch?
 	A. 2 dung dịch          B. 3 dung dịch	C. 1 dung dịch                  D. 5 dung dịch
Câu 26: (trang 236 –SGK– Nâng cao) Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?
 	A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch.	C. 3 dung dịch.	D. 5 dung dịch.
Câu 27: Cho các dung dịch mất nhãn: Al(NO3)3, Zn(NO3)2, NaCl, MgCl2. Có các thuốc thử sau : dd NaOH (1); dd NH3 (2); dd Na2CO3 (3); dd AgNO3 (4). Để nhận ra từng dd, có thể sử dụng các thuốc thử trên theo thứ tự
A. (1) (lấy dư).	B. (2) (lấy dư), (1).	C. (3), (1).	D. (4), (3).
Câu 28: Có 4 dung dịch riêng biệt AlCl3, KNO3, Na2CO3, NH4Cl. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 4 dd trên là
A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch H2SO4.	 D. dung dịch Ca(OH)2.
Câu 29:Có 5 lọ mất nhãn đựng các dd: NaNO3, CuCl2, FeCl2, AlCl3, NH4Cl. dùng dd nào để nhận biết các dd trên
A. Dung dịch NaOH.	B. Dung dịch AgNO3.	C. Dung dịch H2SO4.	D. Dung dịch Na2CO3.
Câu30:Có 5 lọ đựng từng dd NaHSO4, KHCO3, Na2SO3, Ba(HCO3)2, NaCl.Bằng cách đun nóng có thể nhận ra dd
A. KHCO3.	B. NaHSO4.	C. Na2SO3.	D. Ba(HCO3)2.
Câu 31: Có 5 ống nghiệm đựng riêng rẽ từng dung dịch NaHSO4, KHCO3, Na2SO3, Ba(HCO3)2, NaCl. Bằng dung dịch Ba(HCO3)2 có thể nhận ra được dung dịch
A. NaHSO4.	B. Na2SO3.	C. KHCO3.	D. NaHSO4 và Na2SO3.
Câu 32: Để nhận biết các dung dịch riêng biệt NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4 . có thể dùng thêm
A. dung dịch HNO3.	B. dung dịch Ca(OH)2.	C. dung dịch AgNO3.	D. giấy quì tím.
Câu 33: Có 5 dung dịch chứa từng chất riêng rẽ sau: BaCl2, Ba(HCO3)2, K2SO3, K2S, KCl. Người ta cho từng dung dịch tác dụng với thuốc thử H2SO4 loãng thì có các hiện tượng sau : 
- không có hiện tượng gì.	- tạo kết tủa.
- tạo khí không màu.	- tạo khí làm mất màu dung dịch brom.
- tạo khí, khí tạo kết tủa với dung dịch CuCl2. Hiện tượng xác định Ba(HCO3)2 là
 A. tạo kết tủa B. tạo khí không màu C. tạo khí, tạo kết tủa với dd CuCl2 D. tạo kết tủa và khí không màu
Câu 34: Có 5 dung dịch chứa từng chất riêng rẽ sau: BaCl2, Ba(HCO3)2, K2SO3, K2S, KCl. Người ta cho từng dung dịch tác dụng với thuốc thử H2SO4 loãng thì có các hiện tượng sau
- không có hiện tượng gì.	 - tạo kết tủa.
- tạo khí không màu.	- tạo khí làm mất màu dung dịch brom.
- tạo khí, khí tạo kết tủa với dung dịch CuCl2. Số chất tối đa có thể phân biệt được là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 35: Cho 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation trong số: Al3, Fe3+, Zn2+, Cu2+. Có thể nhận ra cation Zn2+ bằng 1 dung dịch với hiện tượng quan sát được là
A. tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan trong thuốc thử dư.	
B. tạo kết tủa màu trắng.
C. tạo kết tủa, kết tủa tan trong thuốc thử dư thành dung dịch không màu.
D. tạo kết tủa, kết tủa tan trong thuốc thử dư thành dung dịch không màu.
Câu 36: Cho 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation trong số: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Zn2+. Có thể nhận ra từng cation bằng 1 dung dịch (trong điều kiện không có không khí), hiện tượng là
A. tạo khí và tạo kết tủa.	
B. tạo các kết tủa có màu khcá nhau.
C. tạo kết tủa có màu khác nhau trong không khí và khả năng tan trong thuốc thử dư khác nhau.
D. tạo khí, tạo kết tủa có màu khác nhau và khả năng tan trong thuốc thử dư khác nhau.
Câu 37: Để phận biệt CO2 và SO2 không dùng thuốc thử
A. Dung dịch Br2.	B. Dung dịch I2	
C. Dung dịch nước vôi.	D. Dung dịch H2S.
Câu 38: Để phân biệt các khí riêng biệt NH3, CO2, O2, H2S có thể dùng
A. nước và giấy quì tím. 
B. dung dịch Ca(OH)2 và giấy quì tím.
C. giấy quì tím ẩm và tàn đóm cháy dở. 
D. giấy quì tím và giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2.
Câu 39: Có 4 dd chứa riêng rẽ từng chất: AlCl3, CrCl3, ZnCl2, MgCl2. Để nhận ra từng dd làm các thí nghiệm :
(1) Cho tác dụng với dung dịch nước brom. (2) Cho tác dụng với dung dịch NaOH tới dư.
 (3) Cho tác dụng với dung dịch NH3 từ từ đến dư. 
 Thứ tự thí nghiệm để xác định được dung dịch CrCl3 là
	A. 1, 2. 3.	B. 2, 1.	C. 2, 3, 1.	D. 3, 2, 1.
Câu 40 (trang 239 – SGK– Nâng cao ) Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
 	A. Dung dịch NaOH dư.	B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.
C. Dung dịch Na2CO3 dư. 	D. Dung dịch AgNO3 dư.

File đính kèm:

  • docTong hop TN NHANBIET VOCO 12MOI.doc