Bài tập trắc nghiệm Chương I : Amin và muối điazoni

1.1. Viết công thức cấu tạo các hợp chất có tên sau:

 a. Isopentylamin b. Metylbutylamin

 c. Isobutylđimetylamin d. 2–Metyl–1,5–điaminpetan

 e. N,N–đimetylanilin f. m–Phenylenđiamin

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chương I : Amin và muối điazoni, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãy lập sơ đồ điều chế các chất sau qua giai đoạn tạo muối điazoni:
	a. m–floclobenzen	b. 1,3,5–Tribrombenzen	
	c. axit isophtalic	d. m–toluiđin
1.16. Từ benzen, hãy lập sơ đồ tổng hợp 2,4,5–trinitroanilin bằng 2 phương pháp
1.17. Lập sơ đồ tổng hợp ra chất đường hoá học có tên thông thường là saccarin từ toluen và các tác nhân vô cơ cần thiết khác.
Chương II: Hợp chất dị vòng
2.1. Gọi tên các hợp chất sau:
2.2. Viết công thức cấu tạo của những chất sau:
	a. 2,5–Đimetylfuran	b. 2–Bromthiophen	
	c. 2,5–Đimetylpirol	d. 2–Aminopiriđin
	e. b–Piriđinsunfoaxit
2.3. So sánh tính bazơ trong dãy sau và giải thích
Hợp chất
Kí hiệu
pKa
Piriđin 
A
5,2
2–aminopiriđin
B
6,9
3–aminopiriđin
C
6,1
4–aminopiriđin
D
9,2
2–metylpiriđin
E
6,9
3–metylpiriđin
F
5,7
Piperiđin
G
8,3
2.4. Hãy điều chế các chất sau bằng cách đun nóng hợp chất 1,4–đicacbonyl với các tác nhân vô cơ thích hợp (phương pháp thường dùng để điều chế dị vòng 5 cạnh).
	a. 3,4–đimetylfuran	b. 2,5–đimetylthiophen	c. 2,3–đimetylpirol
2.5. Từ piriđin và các đồng phân picolin, hãy điều chế:
	a. 3–aminopiriđin (bằng 2 phương pháp)	
	b. 3–xianopiriđin (bằng 2 phương pháp)
	c. 2– xianopiriđin.
2.6. Khi cho etylaxeto axetat, fomanđehit và hiđroxylamin đun nóng với nhau trong không khí, người ta thu được một piriđin thế với hiệu suất cao. Đó là hợp chất nào? Vai trò của hiđroxylamin?
2.7. Hãy tổng hợp 2–metoxifuran từ metyl–a–furoat và các tác nhân cần thiết khác.
2.8. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
2.9. Từ piriđin và các chất béo bất kì, hãy lập sơ đồ tổng hợp các chất sau:
	a. 2–piriđon	b. 2–(2–aminoetyl)piriđin
2.10. Từ fufuran và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy lập sơ đồ điều chế:
	a. Etyl–5–brom–2–furoat	b. 1,2,5–tribrompentan
2.11. Indol và nhiều dẫn xuất của nó được điều chế từ phenylhiđrazon. Đó là những phương pháp tổng hợp theo Fischer.
	Viết phương trình phản ứng điều chế iodol từ phenylhiđrazon của axit pyruvic (CH3COCOOH).
2.12. Pirol bị khử bằng Zn trong CH3COOH thành pirolin có công thức phân tử C4H7N
	a. Viết 2 công thức cấu tạo có thể có của pirolin.
	b. Chọn đồng phân đúng thoả mãn điều kiện sau:
	– Khi ozon phân sẽ thu được C4H7O4N (X).
	– X có thể được tổng hợp từ 2 mol axit monocloaxetic và 1 mol NH3.
2.13. 
	a. Piriđin có bị ankyl hóa theo Fridell–Crafs hay không? Tại sao?
	b. Từ piriđin, hãy điều chế 2–n–butylpiperiđin.
2.14. Một vòng pirol có 4 nhóm thế là những chất đầu cần thiết cho việc tổng hợp chlorophyl được trình bày chi tiết dưới đây. Hãy viết các phương trình phản ứng.
Chương III: Gluxit
3.1. Vẽ 2 cấu dạng ghế của metyl–a–D–iđopyranozơ có công thức Fischer dưới đây. Cấu dạng nào có năng lượng thấp hơn? Vì sao?
3.2. b–D–iđopyranozơ, trong dung dịch axit loãng tạo ra một cách nhanh chóng một glicozit trung gian. Trong phản ứng này, nhóm –OH ở C1 và C6 đã phản ứng với nhau (hình dưới). Vẽ cấu dạng ghế thích hợp của b–D–iđopyranozơ và dạng glicozit trung gian được tạo thành ở trên.
	Tại sao phản ứng tương tự của a hay b–D–glucopyranozơ lại kém hơn nhiều.
3.3. 	a. Sự quay hỗ biến là gì? 
	b. Những thực nghiệm nào chứng tỏ có sự quay hỗ biến? 
	c. Các metylglucozit có quay hỗ biến không? Giải thích?
	d. Khi metyl hóa D–glucozơ bằng rượu metylic có mặt hiđro clorua thu được 2 sản phẩm là a–D–metylglucozit và b–D–metylglucozit. Hai sản phẩm này thuộc loại đồng phân nào của nhau? Dùng công thức Fischer và Haworth để biểu diễn.
3.4. Từ D–glucozơ, hãy lập sơ đồ tổng hợp các chất sau đây:
	a. a–metyl–D–glucozơ	
	b. 2,3,4,6–tetrametyl–D–glucozơ
	c. 2,3,4,6–tetraaxetyl–a–D–glucopyranozyl bromua
	d. pentaaxetyl–D–gluconitrin.
3.5. Chất đường A có công thức phân tử C6H12O6. Từ A tiến hành tổng hợp theo phương pháp Kiliani–Fischer thu được 2 heptozơ cơ công thức phân tử C7H14O7 là (B) và (C). D–glucozơ cũng tiến hành như trên và cũng thu được 2 heptozơ cơ công thức phân tử C7H14O7 là (E) và (F). (B) và (E) bị oxi hóa với HNO3 cho cùng 1 axit không quang hoạt, có công thức C7H12O9. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, E, F.
3.6. Gọi tên và viết phương trình phản ứng điều chế ozazon từ các monosaccarit sau đây:
	Viết phương trình phản ứng của 1 trong 3 chất trên với dung dịch AgNO3.NH3; Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường; Cu(OH)2 đun nóng; dung dịch nước brom.
3.7. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
3.8. Khi cho D–glucozơ tác dụng với H2 có Ni làm xúc tác thu được D–sobit (rượu 6 lần rượu). Khi cho D–glucozơ tác dụng với HNO3 thu được axit glucaric (axit 2 lần). Tìm các đồng phân chất đầu và chất cuối. Biểu diễn các chất theo công thức chiếu Fischer và xác định cấu hình tuyết đối của từng nguyên tử cacbon.
3.9. Nhờ những phản ứng nào có thể thực hiện được những biến đổi sau: 
3.10. Viết công thức Haworth và công thức cấu dạng cho các đisaccarit sau:
	a. 6–(b–D–glucopyranozitđo)–b–D–glucopyranozơ
	b. 4–(b–D–galactopyranozitđo)–a–D–glucopyranozơ
	c. 4–(b–D–allopyranozitđo)–b–L–antropyranozơ
	d. 6–(a–D–galactopyranozitđo)–b–D–fructofuranozơ
3.11. Để thiết lập cấu trúc toàn phần của một đisaccarit phải biết:
	a. Dạng monosaccarit hợp phần
	b. Dạng vòng cho mỗi monosaccarit trong đisaccarit (furanozơ hay pyranozơ)
	c. Vị trí monosaccarit này so với monosaccarit kia
	d. Cấu hình anome (a hay b) của liên kết đó.
	Hãy lấy ví dụ để minh hoạ cho những điều kiện trên.
3.12. Saccarozơ còn có tên là 2–(a–D–glucopyranozitđo)–b–fructofuranozit.
	a. Hãy biểu diễn công thức theo Haworth và cấu dạng của saccarozơ.
	b. Khi thuỷ phân Saccarozơ thu được những sản phẩm gì?
	c. Lấy các sản phẩm thuỷ phân ở trên cho tác dụng với phenylhiđrazin dư sẽ thu được những sản phẩm gì? Viết phương trình phản ứng.
3.13. Trong mật mía có một chất đường là (+)–rafinozơ có công thức phân tử là C18H32O16. 
	Khi thuỷ phân nó bằng axit thu được các sản phẩm là D–fructozơ, D–galactozơ và D–glucozơ. 
	Khi thuỷ phân bằng men a–galactoziđa cho a– galactozơ và saccarozơ.
	Khi thuỷ phân bằng men invecta (men thuỷ phân saccarozơ) cho b–D–fructozơ và đisaccarit melebiozơ.
	Khi metyl hóa rồi thuỷ phân cho các sản phẩm là:
	1,3,4,6–tetra–O–metyl–D–fructozơ; 
	2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–galactozơ và 
	2,3,4–tri–O–metyl–D–glucozơ.
	Từ các dữ kiện trên, hãy lập luận để suy ra cấu tạo của rafinozơ.
3.14. Trong mật ong có một chất đường không có tính khử là melexitozơ có công thức phân tử là C18H32O16.
	Khi thuỷ phân hoàn toàn cho D–fructozơ và D–glucozơ.
	Khi thuỷ phân không hoàn toàn cho a–D–glucozơ và đisaccarit turanozơ.
	Khi thuỷ phân bằng men khác cho saccarozơ
	Khi metyl hóa rồi thuỷ phân cho các sản phẩm là: 
1,4,6–tri–O–metyl–D–fructozơ và 2 phân tử 2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–glucozơ
Từ các dữ kiện trên, hãy lập luận để suy ra cấu tạo của melexitozơ.
Chương IV: Aminoaxit–protein
4.1. Tìm các đồng phân aminoaxit có công thức phân tử C4H9O2N (chỉ viết với nhóm amin bậc nhất). Gọi tên chúng theo danh pháp IUPAC. Chỉ rõ các đồng phân hoạt động quang học và biểu diễn từng cặp đối quang bằng công thức chiếu Fischer.
4.2. Để tổng hợp các b–aminoaxit, người ta chọn một anđehit tác dụng với axit malonic trong dung dịch amoniac–rượu. Dựa trên phương pháp này, hãy tổng hợp axit b–aminovaleric.
4.3. Lập sơ đồ tổng hợp L–(+)–alanin từ L–(–)–serin:
4.4. Hai đồng phân A và B có công thức phân tử C9H11O2N, chúng đều tan được trong axit và kiềm. Khi A và B tác dụng với NaNO2 trong HCl thu được 2 chất tương ứng A. và B. đều có công thức C9H10O3, trong đó chỉ có B. có tính quang hoạt. Khi đun nóng A. và B. đều thu được một chất có công thức phân tử C9H8O2. Khi oxi hóa tiếp chất này thì thu được axit terephtalic và CO2. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B và viết công thức Fischer của cặp đối quang.
4.5. Tiến hành N–axetyl hóa các a–aminoaxit có thể dẫn đến sản phẩm vòng gọi là 5–oxazolon hay azlacton theo phản ứng sau:
	Hãy viết cơ chế cho sự hình thành azlacton trong điều kiện đó.
4.6. Để tổng hợp aminoaxit, trước hết có thể cho glyxin tác dụng với anhiđrit axetic thu được 5–oxazolon hay azlacton (C4H5O2N). Sản phẩm ngưng tụ này phản ứng với anđehit trong môi trường bazơ cho một dẫn xuất dễ bị thuỷ phân hóa, hiđro hóa và thuỷ phân thu được một aminoaxit RCH2CH(NH2)COOH từ anđehit là RCHO (Sự thuỷ phân chỉ đơn thuần là cộng nước, sau đó axit axetic được tạo ra).
	Theo cách trên, hãy viết các phản ứng để tạo thành phenylalanin.
4.7. Hãy viết các giai đoạn cơ bản để tổng hợp peptit từ aminoaxit. Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi giai đoạn.
4.8. Viết công thức cấu tạo của các peptit sau:
	a. Gly–Lys–Phe–Cys–Ala–NH2.
	b. Tre–Ile–Met–Leu–NH2.
4.9. Sự thoái phân peptit theo Edman là phương pháp phân tích cho aminoaxit có liên kết cuối mà không phá huỷ mạch peptit còn lại. Peptit đầu được xử lý với phenylisothioxianat C6H5–N=C=S, tiếp theo cho phản ứng với axit để tạo phenylthiohiđantoin và một peptit với phần còn lại ít hơn một aminoaxit. Hãy viết các giai đoạn cụ thể của phương pháp này.
4.10. Từ các chất protein thực vật, người ta tách ra được một chất Y có công thức phân tử C5H10O3N2. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng Y có chứa 1 nhóm amino. 
	Khi đun nóng Y với dung dịch kiềm thấy giải phóng NH3 và tạo thành muối của axitaminođicacboxylic có công thức phân tử C3H5(NH2)(COOH)2. 
	Khi tiến hành phản ứng thoái phân Hoffman dẫn xuất axetyl của Y rồi thuỷ phân sẽ tạo ra axit a,g–điaminobutyric.
	Từ các dữ kiện trên, hay suy ra công thức cấu tạo của Y và viết phương trình phản ứng minh hoạ.
4.11. Xác định công thức cấu tạo của chất có công thức phân tử C3H7O2N và các dữ kiện sau:
	Có tính chát lưỡng tính.
	Khi phản ứng với HNO2 tách ra nitơ.
	Khi tác dụng với etanol tạo thành hợp chất C5H11O2N. 
	Khi đun nóng nó tạo thành hợp chất C6H10O2N2.
4.12. Xác định công thức cấu tạo của chất có công thức phân tử C5H11O2N và các dữ kiện sau:
	Có tính chất lưỡng tính.
	Tác dụng với etanol tạo thành hợp chất có công thức phân tử C7H15O2N.
	Khi đung nóng sẽ tách ra NH3 và chuyển thành hợp chất mà khi oxi hóa nó sẽ tạo thành axeton và axit oxalic.
4.13. Lập sơ đồ điều chế:
	a. Valin từ isobutanol
	b. Alanin từ etilen

File đính kèm:

  • docBai tap hoa hoc huu co.doc
Giáo án liên quan