Bài tập tính chất của kim loại
1. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng (Au) B. Bạc (Ag) C. Đồng (Cu) D. Nhôm (Al)
2. Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Bạc (Ag) B. Vàng (Au) C. Nhôm (Al) D. Đồng (Cu)
BÀI TẬP TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI Bài tập trắc nghiệm: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại? A. Vàng (Au) B. Bạc (Ag) C. Đồng (Cu) D. Nhôm (Al) 2. Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại? A. Bạc (Ag) B. Vàng (Au) C. Nhôm (Al) D. Đồng (Cu) 3. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại? A. Vonfam (W) B. Crom (Cr) C. Sắt (Fe) D. Đồng (Cu) 4. Dãy kim loại nào thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội; HNO3 đặc, nguội? A. Al, Fe, Cr B. Mg, Al, Fe C. Cu, Al, Cr D. Cu, Al, Fe 5. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ? A. Vonfam (W) B. Sắt (Fe) C. Đồng (Cu) D. Kẽm (Zn) 6. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ? A. Liti (Li) B. Natri (Na) C. Kali (K) D. Rubiđi (Rb) 7. Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là : A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr 8. Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là : A. 36,7g B. 35,7g C. 63,7g D. 53,7g 9. Cho 3,2 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là : A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít 10. Cho 4,8 gam một kim loại R hoá trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là : A. Zn B. Mg C. Fe D. Cu 11. Nung nóng 16,8 gam bột sắt và 6,4 gam bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là : A. 2,24 B. 4,48 C. 6,72 D. 3,36 12. Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được là : A. 4,48 lít B. 1,12 lít C. 3,36 lít D. 2,24 lít 13. Cho 6,72 lít khí H2 (đktc) đi qua ống đựng 32(g) CuO nung nóng thu được chất Chát rắn A. Thể tích HCl 1M đủ để tác dụng hết với A là : A. 0,2 lít B. 0,1 lít C. 0,3 lít D. 0,01 lít 14. Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm : A. 15,5 gam B. 0,8 gam C. 2,7 gam D. 2,4 gam 15. Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân chính là do: A. W là kim loại rất dẻo B. W có khả năng dẫn điện rất tốt C. W là kim loại nhẹ D. W có nhiệt độ nóng chảy cao. 16. Trước đây người ta thường dùng những tấm gương soi bằng đồng, vì đồng là kim loại : A. có tính dẻo B. có khả năng dẫn điện tốt C. có tỉ khối lớn D. có khả năng phản xạ ánh sáng 17. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, được dùng làm nhiệt kế và áp kế là kim loại nào dưới đây ? A. Cu B. Ag C. Hg D. Li 18. Cho các kim loại Cu, Al, Fe, Au, Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái sang phải) là : A. Fe, Au, Al, Cu, Ag B. Fe, Al, Au, Cu, Ag C. Fe, Al, Cu, Ag, Au D. Al, Fe, Au, Ag, Cu 19. Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là : A. 3,92 gam B. 1,96 gam C. 3,52 gam D. 5,88 gam 20. Cho từ từ bột sắt vào 50 ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Khối lượng bột Fe đã tham gia phản ứng là: A. 5,6 gam B. 0,056 gam C. 0,56 gam D. 0,28 gam 21. Hoà tan hoàn toàn 1 lượng bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã tham gia phản ứng là: A. 0,54 gam B. 0,84 gam C. 2,80 gam D. 1,40 gam 22. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO, NO2 có tỉ lệ tương ứng là 2: 3. Thể tích (lít) hỗn hợp khí A ở đktc là: A. 1,368 B. 2,704 C. 2,244 D. 3,366 23. Cho 27,3 gam hỗn hợp A gồm 4 oxit kim loại hoá trị II là FeO, MgO, ZnO, CuO tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,8M thì muối sunfat thu được là: A. 58,2 gam B. 58,8 gam C. 59,3 gam D. 60,2 gam 24. Hoà tan 72 gam hỗn hợp Cu, Mg trong H2SO4 đặc được 27,72 lít SO2 (đktc) và 4,8 gam S. Thành phần phần trăm của Cu trong hỗn hợp X là: A. 50% B. 30% C. 20% D. 70% 25. Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam. Một miếng cho tác dụng với Cl2 và một miếng cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là: A. 14,475 g B. 16,475 g C. 17,475 g D. 17,574 g Bài tập tự luận: Cho 1 lá sắt (Fe) vào dung dịch chứa một trong những muối sau: CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học (PTHH) dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Đốt cháy hết 1,08 gam một kim loại hoá trị III trong khí Cl2 thu được 5,43 gam muối clorua của kim loại đó. Xác định kim loại. Cho 8,58 gam hỗn hợp Mg, Cu và Zn vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần chất rắn không tan trong axit được rửa sạch rồi đốt cháy trong oxi tạo ra 4 gam chất bột màu đen. Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp. Cho 12,8 gam kim loại A (hoá trị II) phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào H2O để được 400 ml đung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt lúc này là 12,0 gam; nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của muối B trong dung dịch C. Hoàn thành chuỗi biến hoá: FeCl2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe FeCl3 Fe2O3
File đính kèm:
- BT Tinh chat cua kim loai.doc