Bài tập thực hành môn: đổi mới phương pháp dạy học

 

Câu 1: Anh chị hãy đối chiếu những vấn đề của giáo dục phổ thông hiện nay với những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường nghề nghiệp của Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đối với đội ngũ lao động và phân tích tại sao cần đổi mới giáo dục ở phổ thông

 

doc9 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập thực hành môn: đổi mới phương pháp dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sáng tạo để có thể giải quyết các vấn đề thực tế trong lao động và trong đời sống.
Tuy nhiên cái nhìn của hầu hết con người Việt Nam là: giáo dục phổ thông chỉ có nhiệm vụ giúp người học nắm được những tri thức phổ thông cơ bản và làm sao để có thể qua được các kì thi mà thôi. Đó là cái nhìn sai lệch về giáo dục phổ thông . Nếu thử đi khảo sát xem mục tiêu việc học của học sinh phổ thông hiện nay là gì? Nhất là học sinh cấp III, câu trả lời đa phần đều là "thi đậu đại học"?!? Thế nhưng, cái cốt lõi của giáo dục phổ thông không phải là để thi đậu đại học.
 b. Nội dung và chương trình học hiện nay:
 Như thế, giáo dục phổ thông không chỉ để giúp phát triển những kiến thức về khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội - nhân văn, mà còn là để phát triển về tình cảm, ý chí, thể lực,... ở mức độ nền tảng cơ bản cho người học, theo các cấp độ khác nhau.
 Tuy nhiên nội dung, chương trình học hiện nay còn quá tải, có tính áp đặt, ít có sự liên hệ với thực tiễn cuộc sống và sản xuất, chưa có sự gắn kết liên môn với nhau, còn nặng về truyền thụ kiến thức chưa chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Nội dung và chương trình học hiện nay nhìn chung chưa thực sự phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Chúng ta đã nghe dư luận xã hội nói "cách giáo dục quá tải, áp đặt hiện nay đã làm mất "tuổi thơ" của con trẻ". Nhận xét này thật là nặng nề, đáng làm chúng ta suy nghĩ. Tuổi thơ là những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời con người. Ở tuổi đó, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, được vui chơi, được khám phá cuộc sống chung quanh. Thiếu điều đó là làm mất của các em một quyền quý giá. Tất cả chúng ta không muốn điều đó. Vì vậy, nhất thiết phải khắc phục các yếu kém nói trên, giúp các em phát triển một cách tốt đẹp nhất, toàn diện nhất.
 Về chương trình học, để đạt được mục tiêu cung cấp kiến thức và tri thức cơ bản giúp phát triển toàn diện cho học sinh ở mức độ cơ bản, chúng ta cần xây dựng một chương trình học chung, đồng đều và rộng đủ. Chúng ta đã làm được điều này khi đưa đầy đủ các môn học khác nhau vào chương trình giáo dục phổ thông, theo các cấp học khác nhau. Tuy nhiên, điểm hạn chế là chúng ta đưa ra chương trình học ấy sau những phân tích và đánh giá của người làm công tác xây dựng chương trình học, nhưng lại không triển khai hợp lý vào điều kiện cụ thể của nhà trường phổ thông.
Vì thế, việc xây dựng chương trình phân ban, chương trình hướng nghiệp, và việc đưa chúng vào triển khai thực tế dưới dạng các trường phổ thông trung học phân ban, phổ thông trung học hướng nghiệp,... bên cạnh các trường phổ thông trung học thông thường là không thật sự hợp lý.
Lấy đơn cử về chương trình phân ban, hiện nay học sinh khối A phải học rất nhiều về Toán - Lý - Hoá, như là những môn học quan trọng cho việc học đại học các khối ngành tự nhiên, kỹ thuật sau này, nhưng lại quá xem nhẹ các môn học khác, như là các môn Văn - Sử - Ðịa thuộc khối C. Chính điều này đã tạo nên lỗ hổng khá lớn cho những sinh viên học các ngành tự nhiên, kỹ thuật sau này, bởi rất nhiều sinh viên khi học tập, nghiên cứu, và ra làm việc sau khi tốt nghiệp đã gặp phải rất nhiều khó khăn về khả năng trình bày các bài viết, bài luận, khả năng diễn đạt, giao tiếp xã hội,... Ðấy là chưa nói đến việc các môn học đều có mối liên hệ hỗ tương lẫn nhau trong việc hình thành tư duy và phát triển của người học ở bậc phổ thông.
Ðể giải quyết vấn nạn đó, rất nhiều trường đã triển khai thay đổi phương thức đào tạo - theo định hướng của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (?). Chúng ta đã đi từ việc chuyển từ các chương trình học không phân ban sang phân ban, rồi lại từ phân ban về lại không phân ban ở nhiều trường trung học phổ thông; hay là chúng ta đã xây dựng lên mô hình các trường phổ thông chuyên, rồi bỏ chuyên, rồi lại chuyên,... Cứ thế, hình như chúng ta vẫn đang lẫn quẩn với các mô hình và phương pháp đào tạo.
Như vậy, chúng ta đang tự thí điểm trên một đối tượng quá quan trọng của xã hội, chúng ta đang thí điểm trên chính sức sống và tương lai chúng ta, và hậu quả hiện nay là khá trầm trọng: Các học sinh khi bước vào môi trường đại học gặp khá nhiều khó khăn, hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông ra ngoài đời không làm việc được (tất nhiên có kèm cả yếu tố về cơ sở vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật và nền kinh tế của chúng ta). Hơn nữa, theo cái nhìn chung của khá nhiều người, vấn nạn thi vào đại học đã khiến cho các trường khi áp dụng mô hình đào tạo phổ thông thông thường lại có quan điểm của dạy và học theo kiểu "phân ban".
c. Yếu tố con người trong giáo dục phổ thông :
Những vấn đề ở trên, nhất là vấn đề thái độ và đạo đức giáo dục, nếu xét ở mức độ chi tiết hơn sẽ gắn liền với yếu tố con người. Nhà trường và tất cả những gì diễn ra trong nhà trường là quá trình vận động phát triển dựa trên các đối tượng động là người dạy (giáo viên) - người học (học sinh) - và người quản lý (nhà trường). Vì thế, để giáo dục phổ thông phát triển theo đúng yêu cầu và nhiệm vụ của nó, chúng ta cần quan tâm đến những đặc trưng xã hội - nhân văn của con người, bao gồm:
- Tâm sinh lý con người trong giáo dục phổ thông.
- Tương quan kinh tế trong giáo dục phổ thông.
- Ðạo đức và các giá trị trong giáo dục phổ thông.
- Lịch sử và văn hoá xã hội của giáo dục phổ thông.
cùng những yếu tố liên quan khác nữa.
Những vấn đề như thế về việc tạo ra đội ngũ thầy giáo ở bậc phổ thông, về việc đào tạo chuyên môn cho họ, về việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,... cũng cần phải xem xét, để làm sao chúng ta ít nhất là được như trước đây, chẳng hạn trước năm 1975, ngành sư phạm được xem như là một trong những ngành đòi hỏi xét tuyển đầu vào kỹ nhất, và đào tạo ở bậc càng thấp, nhất là giáo dục mầu giáo, càng thật quan trọng.
d. Phương tiện và phương pháp giáo dục phổ thông:
 Nhìn chung:
 - Các phương pháp dạy học hiện đang sử dụng chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Ví dụ như trong môn hóa học hiện nay đối với các thí nghiệm đa số giáo viên chỉ làm để minh họa cho tính chất của chất, ít khai thác và phát huy tính tích cực của học sinh. Hơn nữa với mục tiêu của học sinh phổ thông chỉ là thi đậu vào đại học nên cả giáo viên và học sinh cũng ít quan tâm đến những kỹ năng thực hành vì phần này không thi. 
 - Việc phối hợp các phương pháp dạy học trong việc phát huy tính tích cực của học sinh còn hạn chế. Việc dạy và học hiện nay vẫn mang tích chất thầy truyền thụ kiến thức một chiều học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
 - Trong công tác giảng dạy, việc gắn các nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Chẳng hạn đối với các bài học về sản xuất hóa học, đa số giáo viên chỉ giới thiệu như trong sách giáo khoa, chưa có những tư liệu thực tế cho học sinh tham khảo, chưa có những vấn đề thực tế đặt ra để học sinh tìm hướng giải quyết dựa vào những kiến thức đã học.
 - Dạy học thí nghiệm thực hành chưa được chú trọng. Vì cơ sở vật chất chưa đầy đủ, vì trong các kì thi còn xem nhẹ phần kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh 
 - Việc sử dụng phương tiện dạy học mới chưa nhiều đặc biệt là sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông và máy tính. Điều này hạn chế hứng thú học tập của học sinh.
 - Chưa chú ý đúng mực đến việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các vấn đề phức hợp gắn với thực tiễn. Do đó chưa rèn luyện được năng lực vận dụng và vận dụng sáng tạo các kiến thức học được và các vấn đề thực tế của cuộc sống cho học sinh.
 - Về hình thức tổ chức dạy học hiện nay phần lớn là theo hình thức lớp bài, ít sử dụng các hình thức khác như học tập hợp tác theo nhóm nhỏ, học tập ngoại khóa nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, chưa rèn luyện được năng lực hợp tác cho học sinh
Như vậy nhìn chung phương tiện và phương pháp dạy học hiện nay còn chưa phù hợp cần phải đổi mới.
 Từ nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục phổ thông đã phân tích trên, và dựa trên khả năng chuyên môn của giáo viên phổ thông nói chung, các nhà làm công tác định hướng và triển khai giáo dục phổ thông phải nghiên cứu và đưa ra các phương pháp giáo dục thích hợp nhất. Chẳng hạn trong tình hình hiện này, cần triển khai dần "công nghệ dạy học" dựa trên đặc trưng con người, bằng cách kết hợp khoa học, công nghệ hiện đại với các yếu tố lịch sử, xã hội.
Khi đó chúng ta sẽ biết xây dựng phương pháp dạy - học ở bậc phổ thông như thế nào. Ví dụ với việc học sinh phổ thông ở nước ta gần như hoàn toàn bị động trong việc học, vì thế ta phải thay đổi dần quan điểm lấy việc học làm trung tâm thành việc lấy người học làm trung tâm, nhưng ở cấp độ khác hơn so với lý luận đó trong giáo dục đại học; nghĩa là không thuần tuý là cộng tác, nhưng là bán cộng tác, giữa nhà trường và giáo viên với học sinh và gia đình (phụ huynh).
e. Vấn đề thi cử và đánh giá học tập:
 Đây là một vấn đề được hầu hết mọi người dân Việt Nam đều quan tâm. Bởi lẽ quan điểm của mọi người về việc học tập của con em mình đều là cần phải thi đậu đại học. 
 Tuy nhiên vấn đề thi cử và đánh giá học tập hiện nay chưa thực sự phù hợp, có rất nhiều vấn đề mà xã hội đã và đang tranh cãi:
 - Thứ nhất nội dung thi cử còn nặng về lí thuyết, ít chú ý đến kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy việc dạy và học cũng ít chú ý đến các kĩ năng đó.
 - Thứ hai nhiều kì thi còn chưa thật nghiêm túc nên chưa đánh giá được đúng thực lực của học sinh, do đó gây ra hiện tượng học sinh ỷ lại, không học cũng vẫn có điểm tốt
 -

File đính kèm:

  • docBài thực hành.doc
Giáo án liên quan