Bài tập phần kim loại nhôm

Câu 1: một hỗn hợp gồm Al và Mg có m = 2,7 g. ngâm hỗn hợp này trong 200 g dd NaOH 10%. Khối lượng dd thu được sau phản ứng là 200,24 g. khối lượng của Al trong hỗn hợp là?

 a. 0,17 g b. 0,27 g c. 0,37 g d. 0,47 g

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập phần kim loại nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập phần kim loại nhôm
Câu 1: một hỗn hợp gồm Al và Mg có m = 2,7 g. ngâm hỗn hợp này trong 200 g dd NaOH 10%. Khối lượng dd thu được sau phản ứng là 200,24 g. khối lượng của Al trong hỗn hợp là?
	a. 0,17 g	b. 0,27 g	c. 0,37 g	d. 0,47 g
Câu 2: khi cho hỗn hợp K và Al vào nước, thấy hỗn hợp tan hết chứng tỏ:
	a. nước dư	b. nước dư và nK > nAl.	
	c. nước dư và nAl > nK 	d. Al tan hoàn toàn trong nước. 
Câu 3: hỗn hợp A gồm K và Al. lấy m gam hỗn hợp A cho vào nước dư thu được 8,96 lít H2(đktc), dd B và phần không tan C. lấy 2m gam hỗn hợp A cho vào dd KOH dư thu được 24,64 lít H2(đktc). Khối lượng của Al và K có trong A lần lượt là;
	a. 8,1 g và 7,8g	b. 6,2 g và 3,1 g	c. 2,7 g và 3,9 g	d. 5,4 g và 8,1 g
Câu 4: ngâm một thanh Al trong dd NaOH, thấy thanh Al tan. Tổng số phương trình phản ứng đã xảy ra là;
	a. 3	b. 1	c. 4	d. 2
Câu 5: ngâm 12,6 g một hỗn hợp bột Al và Mg trong dd kiềm dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). % khối lượng của Al trong hỗn hợp là;
	a. 42,85%	b. 64,29%	c. 25,38%	d. 56,89%
Câu 6: cho một lượng Al vào dd chứa hỗn hợp NaOH và NaNO3. ta thu được hỗn hợp 2 khí không mầu. Hai khí đó là;
	a. N2, NO	b. H2, NH3	c. NO, N2O	d. NH3, N2
Câu 7: cho m g một khối Al có hình cầu bán kính là R vào 1,05 lít dd H2SO4 0,1M. tính m biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và sau phản ứng ta được 1 quả cầu có bán kính là R/2.
	a. 2,16 g	b. 3,78 g	c. 1,08 g	d. 3,24 g
Câu 8: cho 19,2 g hỗn hợp gồm Al và Mg phản ứng hết với hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 đậm đặc. Thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, N2O. số mol của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là?
	a. 0,2 và 0,3 	b. 0,3 và 0,2 	c. 0,1 và 0,2	d. 0,2 và 0,1
Câu 9: hòa tan hòn toàn m gam Al trong dd chứa hỗn hợp axit HCl và H2SO4 loãng ta thu được 3,36 lít H2 (đktc). Nếu hòa tan m gam Al trên trong dd HNO3 loãng thì thu được bao nhiêu lít N2O ở đktc?
	a.0,67 lít	b. 0,84 lít	c. 0,56 lít 	d. 0,25 lít
Câu 10: hòa tan hết 4,431 g hỗn hợp gồm Al và Mg trong dd HNO3 loãng ta thu được dd A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5. số mol của Al và Mg là;
	a. 0,021 và 0,161	b. 0,018 và 0,027	c. 0,022 và 0,216	c. 0,092 và 0,127
Câu 11: hòa tan hết m g Al và dd HNO3 loãng ta thu được 0,1 mol NO; 0,02 mol N2O và dd A. nếu đun nóng dd A với dd NaOH dư ta lại thu được 2,24 lít khí không mầu làm xanh giấy quỳ ẩm. M có giá trị là;
	a. 11,34 g	b. 10,8 g	c. 8,1 g 	d. 5,4 g
Câu 12: hòa tan hết hỗn hợp A gồm Al và Mg trong 250 ml chứa hỗn hợp axit HCl 1 M và H2SO4 0,5 M. thu được dd B và 4,368 lít H2 (đktc).pH của dd B là;
	a. 0,3566	b. 0,9586	c. 0,3010	d. 0,6985
Câu 13: hòa tan 62,1 g kim loại M trong dd HNO3 loãng thu được 16,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 khí không mầu không hóa nâu ngoài không khí, có tỷ khối so với H2 là 17,2. M là;
	a. Mg	b. Al	c. Zn	d. Cu
Câu 14: cho 7,22 g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. 
Phần 1: hòa tan hết trong dd HCl thu được 2,128 lít H2. 
phần 2: hòa tan trong dd HNO3 được 1,792 lít khí NO duy nhất . kim loại M là ( biết các khí đo ở đktc).
	a. Mg	b. Al	c. Zn	d. Cu
Câu 15: cho một hỗn hợp gồm Al và Fe vào dd chứa hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B. ngâm chất rắn B trong dd NaOH sau một thời gian thấy khối lượng B giảm một phần. B gồm;
	a. Al, Cu, Ag, Cu	b. Al, Fe, Cu, Ag	c. Fe, Cu, Ag	d. Cu, Ag
Câu 16: trộn 8,1 g bột Al với 48,0 g bột Al2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là;
	a. 61,5g	b. 56,1g	c. 65,1g	d. 51,6g
Câu 17: trộn 5,4 g bột Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bắng dd H2SO4 loãng thì thu được 5,376 lít khí H2(đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là;
	a. 12,5%	b. 60 %	c. 20%	d. 80%
Câu 18: trộn 0,81 g bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hồn hợp chất rắn A. hòa tan hoàn toàn A trong dd HNO3 loãng đun nóng thu được V lít khí NO(đktc) sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là;
	a. 0,224 lít	b. 0,672 lít	c. 2,240 lít	d. 6,720 lít
Câu 19: một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn cho chất rắn A. cho A tác dụng với dd NaOH dư cho ra 3,36 lít H2(đktc) và chất rắn B. cho B tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là;
	a. 13,5 g và 16 g	b. 13,5 g và 32 g	c. 6,75 g và 32 g	d. 10,8 g và 16 g
Câu 20: đốt cháy hoàn toàn 33,4 g hỗn hợp B1 gồm các kim loại Al, Fe và Cu trong O2 thu được 41,4 g hỗn hợp B2 gồm 3 oxit. Cho toàn bộ B2 tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 20%, d = 1,14 g/ml. thể tích tối thiểu dd H2SO4 20% để hòa tan hết hỗn hợp B2 là.
	a. 215 ml	b. 125 ml	c. 525 ml	d. 126 ml

File đính kèm:

  • docbai tap phan nhom va hop chat cua nhom.doc