Bài tập ôn tập chương I và II: Esste gluxit
Câu 1: Viết phương trình phản ứng của
a/ olein và stearin với KOH
b/ 5-etyl-3-mêtylphenol với: anhidrit axetic, HNO3, dung dịch nước brôm.
c/ olein với dung dịch iot. Tính chỉ số iot của chất béo có chứa 88,6 % olein (Chỉ số iôt là số miligam iot cần để phản ứng vừa đủ với 1 gam chất béo)
D:\PHAM VAN TRONG\CHEMISTRY\TAI LIEU HOA THPT\DAY GIA SU\on tap este-gluxit.doc Bài tập ôn tập chương I và ii (Chương trình nâng cao) Câu 1: Viết phương trình phản ứng của a/ olein và stearin với KOH b/ 5-etyl-3-mêtylphenol với: anhidrit axetic, HNO3, dung dịch nước brôm. c/ olein với dung dịch iot. Tính chỉ số iot của chất béo có chứa 88,6 % olein (Chỉ số iôt là số miligam iot cần để phản ứng vừa đủ với 1 gam chất béo) Câu 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hoá chất sau: etanol, axit etanoic, etanal, etylfomiat, glixerol, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, olein, axit acrylic, phenol, axitsalisylic Câu 3: Viết phương trình điều chế: a/ benzyl propionat từ +/metan c/ etyl salisylat từ andehit fomic +/ Tinh bột b/ Tơ axetat từ xenlulozơ d/ linolein từ xenlulozơ và axit linoleic Câu 4: Xà phòng hoá một este no đơn chức bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, chỉ thu được một sản phẩm duy nhất B ( không thu được sản phẩm khác dù chỉ là lượng nhỏ) Cô cạn dung dịch sau phản ứng, nung chất B với vôi tôi xút đến khối lượng không đổi thu được rượu Z và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn rượu Z thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích lần lượt là 3: 4. a/ Viết các phương trình phản ứng tổng quát và xác định CTCT có thể có của este A biết A có mạch cacbon không phân nhánh. b/ Hợp chất đơn chức A1 là đồng phân khác chức hoá học của A; A1 có khả năng phản ứng trùng hợp và có đồng phân hình học. Viết CTCT và đồng phân hình học của A1. Câu 5: Hãy xác định CTCT có thể có của các chất hữu cơ đơn chức ứng với CT tổng quát: CxHyOz khi x Ê 2. Biết rằng các chất đó đều tác dụng với được với kali. Từ xenlulôzơ điều chế các chất trên. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất trên? Câu 6: Ba hợp chất A, B, C có CTPT tương ứng là: C3H6O, C3H4O, C3H4O2 có những tính chất sau: A và B không tác dụng với Na, nhưng tác dụng với H2 khi có xúc tác. B cộng H2 thành A. A có đồng phân là A’ và A’ bị oxi hóa thành B. C có đồng phân là C’ chúng là những hợp chất đơn chức. B bị oxi hóa thành C’. Hãy cho biết CTCT của A, B, C, A’, C’. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 7: Cho dãy biến hóa sau: etilen B1 B2 B3B4 B5 ( C4H6O4) B6 B7 B8 (C6H10O4) Biết rằng B2, B3, B4, B5 , B8 đều là hợp chất đa chức. Lựa chọn các chất hữu cơ phù hợp để hoàn thành các phương trình phản ứng đó. Câu 8: Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y chỉ chứa C, H, O tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được một ancol đơn chức và 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lượng ancol thu được tác dụng với Na dư tạo ra 4,48 lít khí. Cho 41,12 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 33,92 gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 82,24 gam hỗn hợp A cần 112,896 lít O2 thu được hơi nước và 93,184 lít khí CO2 ( Thể tích các khí quy về điều kiện tiêu chuẩn). a/ Xác định công thức cấu tạo của X, Y. b/ Viết phương trình phản ứng điều chế X, Y từ tinh bột. A4 Tinh bột A2 A5 A3 A1 H+,t0 A G (C6H10O4) ( đa chức) Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: a/ Viết lại sơ đồ trên, trong đó thay các kí hiệu A1, A2, A3, A4, A5, G bằng công thức cấu tạo của các hợp chất cụ thể. Viết phương trình các phản ứng và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). Biết A1, A2, A3, A4, A5 là các hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và A1, A2, A3 là các hợp chất hữu cơ đơn chức. b/ So sánh nhiệt độ sôi của A1, A2 và A3. Giải thích? c/ Có các bình riêng rẽ chứa dung dịch các chất A1, A2, A3 và A5. Bằng phương pháp hóa học nêu cách nhận biết. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá tình nhận biết.
File đính kèm:
- on tap estegluxit.doc