Bài tập Ni tơ - Thành phần hỗn hợp khí và áp suất

 Bài 1. Trộn 15 ml NO với 50 ml không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở cùng điều kiện.

Bài 2. Trộn 5 ml hỗn hợp N2 và NO với 2,5 ml không khí, thu được hỗn hợp khí có thể tích 7 ml. Thêm vào hỗn hợp này 14,5 ml không khí thì thể tích hỗn hợp là 20 ml. Tính % thể tích các chất trong hỗn hợp đầu và hỗn hợp sau cùng.

Bài 3. Hỗn hợp A gồm N2, H2, NH3 cho vào một khí nhiên kế rồi đưa lên nhiệt độ thích hợp để NH3 phân hủy hết. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B có thể tích tăng 20% so với A. Dẫn B qua CuO nung nóng sau đó loại nước còn lại một khí duy nhất và thể tích bằng 60% khí B. Tính % thể tích hỗn hợp khí A. Tất cả các thể tích đo trong cùng điều kiện.

Bài 4. Một bình kín chứa 4 mol N2 và 16 mol H2 có áp suất là 400 atm. Khi đạt trạng thái cân bằng thì N2 tham gia phản ứng là 25%. Cho nhiệt độ của bình được giữ nguyên.

 a). Tính số mol khí sau phản ứng.

 b). Tính áp suất của hỗn hợp khí sau phản ứng.

Bài 5. Cho 25 lít hỗn hợp N2 và NO (đktc) đi qua 400 g dung dịch NaOH. Phản ứng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp 2 muối nitrit và nitrat để chuyển hết thành muối nitrat cần dùng 100 ml dung dịch KMnO4 0,8 M. Tính % V các khí trong hỗn hợp đầu.

 

doc1 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Ni tơ - Thành phần hỗn hợp khí và áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: Thành phần hỗn hợp khí và áp suất
 Bài 1. Trộn 15 ml NO với 50 ml không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
Bài 2. Trộn 5 ml hỗn hợp N2 và NO với 2,5 ml không khí, thu được hỗn hợp khí có thể tích 7 ml. Thêm vào hỗn hợp này 14,5 ml không khí thì thể tích hỗn hợp là 20 ml. Tính % thể tích các chất trong hỗn hợp đầu và hỗn hợp sau cùng.
Bài 3. Hỗn hợp A gồm N2, H2, NH3 cho vào một khí nhiên kế rồi đưa lên nhiệt độ thích hợp để NH3 phân hủy hết. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B có thể tích tăng 20% so với A. Dẫn B qua CuO nung nóng sau đó loại nước còn lại một khí duy nhất và thể tích bằng 60% khí B. Tính % thể tích hỗn hợp khí A. Tất cả các thể tích đo trong cùng điều kiện.
Bài 4. Một bình kín chứa 4 mol N2 và 16 mol H2 có áp suất là 400 atm. Khi đạt trạng thái cân bằng thì N2 tham gia phản ứng là 25%. Cho nhiệt độ của bình được giữ nguyên.
 a). Tính số mol khí sau phản ứng.
 b). Tính áp suất của hỗn hợp khí sau phản ứng.
Bài 5. Cho 25 lít hỗn hợp N2 và NO (đktc) đi qua 400 g dung dịch NaOH. Phản ứng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp 2 muối nitrit và nitrat để chuyển hết thành muối nitrat cần dùng 100 ml dung dịch KMnO4 0,8 M. Tính % V các khí trong hỗn hợp đầu.
Bài 6. Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hidro ở nhiệt độ 00C và áp suất 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp amoniac, đưa nhiệt độ bình về 00C.
 a). Tính áp suất trong bình sau phản ứng, biết rằng có 60% hidro tham gia phản ứng.
 b). Nếu áp suất trong bình là 9 atm sau phản ứng thì có bao nhiêu phần trăm mỗi khí tham gia phản ứng.

File đính kèm:

  • docBai tap chuong Nito chu de thanh phan hon hop khi va ap suat.doc
Giáo án liên quan