Bài tập nhận biết – so sánh

1. Có một hỗn hợp gồm: Fe, Cu, Ag. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch: A. AgNO3 B. Cu(NO3)2 C. FeCl3 D. FeCl2

2. Trong một dung dịch A có chứa đồng thời các cation sau: K+, Ag+, Fe2+, Ba2+. Trong dung dịch A chỉ chứa một loại anion là: A. SO42- B. NO3- C. Cl- D.CO32-

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhận biết – so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi tËp nhËn biÕt – so s¸nh
1. Có một hỗn hợp gồm: Fe, Cu, Ag. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch: 	A. AgNO3	B. Cu(NO3)2	C. FeCl3	D. FeCl2
2. Trong một dung dịch A có chứa đồng thời các cation sau: K+, Ag+, Fe2+, Ba2+. Trong dung dịch A chỉ chứa một loại anion là: 	A. SO42-	B. NO3-	C. Cl-	D.CO32-
3. Cách nào sau đây có thể giúp người ta tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu?
	A. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3.
	B. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl3.
	C. Nung hỗn hợp với oxi dư rồi hòa tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HCl dư.
	D. A, B, C đều đúng.
4. Một số hóa chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?
	A. Ancol etylic.	B. Dây nhôm.	C. Dầu hỏa.	D. Axit clohidric.
5. Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
	A. Fe(NO3)2.	B. Fe(NO3)3.	 C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư.	D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư.
6. Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
	A. Cu, Al, Mg.	B. Cu, Al, MgO.	C. Cu, Al2O3, Mg.	D. Cu, Al2O3, MgO.
7. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
	A. Bột sắt.	B. Bột lưu huỳnh.	C. Bột than.	D. Nước.
8. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
	A. 3.	B. 4.	C. 5. 	D. 6.
9. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì không thấy kết tủa?
	A. Cu(NO3)2	B. Fe(NO3)2	C. AgNO3	D. Ba(NO3)2
10. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH, tới một lúc nào đó tạo ra được hai muối. Thời điểm tạo ra hai muối như thế nào? 	A. NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau. B. Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau.
	C. Cả hai muối tạo ra cùng lúc.	D. Không thể biết muối nào tạo ra trước, muối nào tạo ra sau.
11. Dùng dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được 3 dung dịch nào?
A. NaCl, CaCl2, MgCl2	B. NaCl, CaCl2, AlCl3 	C. NaCl, MgCl2, BaCl2 	D. A, B, C đều đúng
12. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
	A. Al(NO3)3 và Na2CO3	B. HNO3 và Ca(HCO3)2 C. NaAlO2 và NaOH 	D. NaCl và AgNO3
13. Cho các chất rắn: Al, Al2O3, Na2O, Mg, Ca, MgO. Dãy chất nào tan hết trong dung dịch NaOH dư?
	A. Al2O3, Ca, Mg, MgO	B. Al, Al2O3, Na2O, Ca 	
C. Al, Al2O3, Ca, MgO	D. Al, Al2O3, Na2O, Ca, Mg
14. Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 dung dịch: NaAlO2, Al(CH3COO)3, Na2CO3 ? A. Khí CO2 B. Dung dịch HCl loãng C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch NaOH
15. Dùng hai thuốc thử nào có thể phân biệt được 3 kim loại Al, Fe, Cu ?
	A. H2O và dung dịch HCl.	B. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
	C. Dung dịch NaOH và dung dịch FeCl2.	D. Dung dịch HCl và dung dịch FeCl3.
16.  Cho từ từ từng lượng nhỏ Na kim loại vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra như thế nào?
A. Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch.	B. Na tan, có kim loại Al bám vào bề mặt Na kim loại.
C. Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan.
D. Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần.
17. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch chứa những muối nào sau đây?
	A. NaCl 	B. NaCl ++ AlCl3 + + NaAlO2 	C. NaCl ++ NaAlO2	 	D. NaAlO2
18. Cho 4 lọ mất nhãn đựng riêng rẽ các dung dịch: Al2(SO4)3; NaNO3; Na2CO3; NH4NO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt chúng thì dùng chất nào trong các chất sau:
	A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch H2SO4	 C. Dung dịch Ba(OH)2 	D. Dung dịch AgNO3
19. Trường hợp nào không có sự tạo thành Al(OH)3?
	A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3.	B. Cho Al2O3 vào nước. 
	C. Cho Al4C3 vào nước.	D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
20. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ:
	A. NaHCO3	B. Na2CO3	C. Al2(SO4)3 	D. Ca(HCO3)2
21. Các kim loại nào sau đây tan hết khi ngâm trong axit H2SO4 đặc nguội?
	A. Al, Fe 	B. Fe, Cu	C. Al, Cu	D. Cu, Ag
22. Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3, dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 và dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư sẽ thu được một sản phẩm như nhau, đó là:
23. Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng:
	A. Dung dịch xô đa.	B. Dung dịch nước vôi.
	C. Dung dịch giấm.	D. Dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh).
24. Có 4 mẫu bột kim loại Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu?	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
25. Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây ?	A. NaOH.	B. HNO3.	C. HCl.	D. NH3.
26. Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3 ?
	A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.
	B. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa.
	C. Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa, sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.
	D.Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.
27. Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?	A. Quỳ tím.	B. Phenolphtalein.	C. Na2CO3.	D. AgNO3.
28. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào ssau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ?A. dung dịch NaOH dư.	B. Dung dịch AgNO3. C. dung dịch Na2SO4.	 D. Dung dịch HCl.
29. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang ?
	A. dung dịch HCl.	B. dung dịch H2SO4 loãng.	C . dung dịch NaOH.	D. dung dịch HNO3 đặc, nóng.
30. Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên, có thể dùng
	A. quỳ tím.	B. Dung dịch NaOH.	C. dung dịch Ba(OH)2.	D. dung dịch BaCl2.
31. Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng: A. dd NaOH.	 B. dd NH3.	C. dd Na2CO3.	D. quỳ tím.
32. Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng
	A. nước brom và tàn đóm cháy dở.	B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.
	C. nước vôi trong và nước brom.	D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.
33. Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.	B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
C. dung dịch Na2CO3 và nước brom.	D. tàn đóm cháy dở và nước brom.
34. Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn ?	A. dd NaOH loãng.	B. dùng khí NH3 hoặc dd NH3.
	C. dùng khí H2S.	D. dùng khí CO2.
35. Để nhận biết các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng
	A. dd NaOH và dd NH3.	B. quỳ tím.	C. dd NaOH và dd Na2CO3.	D. natri kim loại.
36. Để nhận biết các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3 đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dung	A. axit1 HCl và nước brom.	B. Nước vôi trong và nước brom.
	C. dung dịch CaCl2 và nước brom.	D. Nước vôi trong và axit HCl.
37. Có thể dung chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch: BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?	A. kim loại natri.	B. Dd HCl.	C. Khí CO2.	D. Dd Na2CO3.
38. Để nhận biết các dung dịch loãng: HCl, HNO3, H2SO4 có thể dung thuốc thử nào sau đây ?
	A. dd Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.	B. Kim loại sắt và đồng.
	C. dd Ca(OH)2.	D. Kim loại nhôm và sắt.

File đính kèm:

  • docbai tap nhan biet.doc