Bài tập lí thuyết phần kim loại

Bài 1

Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho:

a. Na vào các dung dịch: nước cất, (NH4)2CO3, C2H5OH, dầu hoả, CuSO4

b. Ba vào các dung dịch: CuSO4, (NH4)2SO4, Al(NO3)3, NaHCO3, MgCl2, NaOH, FeCl2, FeCl3

Bài 2

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lí thuyết phần kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Na2SO4, Na2CO3, HCl. Chất nào có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 5
Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian được chất rắn A và khí B. Cho B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH được dung dịch C. Dung dịch C tác dụng được với BaCl2 và với KOH. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí B và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân Electron nóng chảy được kim loại M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. Biết A tác dụng với B tạo ra C, khi nung B ở nhiệt độ cao thu được C, khí D và nước. D là hợp chất của cacbon. Khi cho D tác dụng với A thu được B hoặc C. 
 Xác định A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng? 
 Cho A, B, C tác dụng với CaCl2, C tác dụng với AlCl3. Viết các phương trình xảy ra?
Bài 6
Tinh chế muối ăn có lẫn các tạp chất sau: NaBr, MgSO4, CaSO4, MgCl2
Chỉ có nước, CO2 có thể phân biệt được 5 chất bột trắng sau đây hay không? NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Nếu được hãy trình bày cách phân biệt?
Bài 7
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ở dạng phân tử và ion thu gọn:
AlCl3 + dung dịch Na2S 4. AlCl3 + dung dịch NH3
AlCl3 + dung dịch Na2CO3 5. AlCl3 + dung dịch NaOH dư
NaAlO2 + CO2 + H2O 6. AlCl3 + KAlO2 + H2O
Bài 8
a. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
 b. M là một kim loại
Bài 9
Cho Na vào dung dịch chứa hai muối Al2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa được chất rắn D. Cho khí H2 dư đi qua D nung nóng thu được chất rắn E gồm hai chất. Hoà tan E vào dung dịch HCl thì thấy E tan được một phần. Giải thích bằng phương trình phản ứng?
Bài 10
a. Viết phương trình phản ứng giữa FexOy với dung dịch HCl và dung dịch HNO3(tạo ra NO nếu có). Trong các phản ứng này, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử? Phản ứng trao đổi?
 b. Hòa tan một oxit sắt vào dung dịch H2SO4(loãng, dư) được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng làm mất màu dung dịch Br2, dung dịch KMnO4 và hòa tan được Cu. Hãy cho biết tên của oxit sắt đó và viết các phương trình phản ứng.
 c. Cho hỗn hợp FeS2 , FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO2 , CO2 . Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịch NaOH dư. Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn ?
 e. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Al, FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch B và khí duy nhất thoát ra là NO2. Cho BaCl2 dư vào dung dịch B thu được kết tủa C và dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa E. Nung E trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn F. Cho luồng khí CO dư đi qua F nung nóng được chất rắn G. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
 f. Hoà tan hỗn hợp FeCO3 và Fe3O4 trong HNO3 khi đun nóng ta thu được khí A và dung dịch B. Khí A hoá nâu một phần trong không khí và có khả năng là đục nước vôi. Dung dịch B tác dụng với NH3 cho kết tủa, khi nung ở nhịêt độ cao tạo ra chất bột màu đỏ nâu. Viết các phương trình phản ứng (phân tử và ion) để giải thích hiện tượng.
Bài 11 
 1. Trong dãy điện hoá của kim loại, vị trí của một số cặp oxi hoá khử được sắp xếp như sau: Al3+/ Al, Fe2+/ Fe, Ni2+/ Ni, Fe3+/ Fe2+, Ag+/ Ag. Hãy cho biết :
Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối sắt (III), kim loại nào đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt (III)? Viết các phương trình phản ứng?
Phản ứng giữa dung dịch AgNO3 với dung dịch Fe(NO3)2 có xảy ra không? Nếu có hãy giải thích và viết phương trình phản ứng?
 2. Cho dãy điện hóa K, Ca, Na, MgCu, Ag, Hg, Pt.
 a. Có hiện tượng gì xảy ra khi cho Ca vào dung dịch NaOH và dung dịch MgCl2?
 b. Có phản ứng gì xảy ra khi cho a mol Zn vào dung dịch chứa b mol AgNO3 và c mol Hg(NO3)2?
Bài 12
Trình bày cách tách từng chất sau đây ra khỏi hỗn hợp chất rắn và viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra: AlCl3 , FeCl3 , BaCl2 .
Hỗn hợp A gồm CuO, AlCl3, CuCl2 và Al2O3 . Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng của chúng
Từ hỗn hợp gồm KCl, AlCl3 , CuCl2 ( với các chất cần thiết khác và điều kiện thích hợp). Viết phương trình điều chế 3 kim loại K, Cu, Al riêng biệt.
Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết bốn chất rắn: Na2O, Al2O3 , Fe2O3 , Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.
Chỉ dùng dung dịch H2SO4loãng, hãy nhận biết ba chất rắn: Ba, Mg, Al. Viết các phương trình phản ứng
Một dung dịch chứa hỗn hợp 3 muối: NaCl, AlCl3, CuCl2. Hãy trình bày phương pháp điều chế 3 kim loại Na, Al, Cu từ dung dịch trên với điều kiện khối lượng các kim loại được bảo toàn.
Bài 13
 1. Hoàn thành các phương trình sau:
 FeS2 + O2 A# + B	G + NaOH 	H$ + I
t0
t0
 A + H2S C$ + D H + O2+ D J$ 
t0
 C + E	F	 J 	 B + D
 F + HCl	G + H2S	B + L	 E + D
 2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ:
 3. Hoàn thành phương trình phản ứng dạng phân tử theo sơ đồ sau:
Bài 14
 1. Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
 Al→NaAlO2→ Al(OH)3→Al2O3→Ba(AlO2)2→Ba(HCO3)2→BaCl2 →Ba.
 2. Kể các loại quặng sắt quan trọng trong tự nhiên. Loại nào dùng làm nguyên liệu sản xuất gang? Vì sao?
Bài 15
Chỉ dùng các chất ban đầu là NaCl, H2O, Al làm thế nào để điều chế được các hợp chất sau: AlCl3, Al(OH)3, NaAlO2. Viết các phương trình phản ứng?
Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: K2O, Al, MgO, Al2O3 chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng?
Bài 16
Cho hỗn hợp FeS và Cu2S (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và khí B. A tạo kết tủa trắng với BaCl2. B gặp không khí chuyển thành khí màu nâu B1. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 thu được dung dịch A1 và kết tủa A2. Nung kết tủa A2 ở nhiệt độ cao được chất rắn A3. Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn?
Cho hỗn hợp gồm FeS, FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO2 và CO2. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịch KOH dư. Viết phương trình phân tử và ion thu gọn các phản ứng xảy ra?
Bài 17
 Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. A tan trong dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Cho khí C1 tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp rắn A2. Dung dịch B1 tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch B2. Chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch B3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột Fe được dung dịch B4. Viết các phương rình phản ứng xảy ra?
Bài 18
 	Đốt bột Fe trong không khí thu được chất A. Cho A tác dụng với HCl dư được dung dịch B gồm hai muối. Cho A tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo ra khí SO2. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư rồi đun nóng trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn D. Viết các phương trình phản ứng?
Bài 19
+O2
+COdư
+dd C2
+Fe
+Y
+Cl2
+Y
1. Hoàn thành các sơ đồ sau bằng phương trình phản ứng:
 rắn A A1 Fe(NO3)2 Fe(NO3)3
FeS2 
 khí A2 HCl A3 A4
Bài 20
Cho Ba vào dung dịch A chứa hai chất tan là AlCl3, CuCl2 thấy thoát ra khí B, lọc được kết tủa C và dung dịch D. Trộn D với dung dịch NH4Cl đun nóng thấy có khí E bay ra và được kết tủa F. Nung kết tủa C trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp bột G. Nung G rồi dẫn khí CO đi qua tới phản ứng hoàn toàn được bột H. Cho H vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch Z và còn lại chất không tan T. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Cho kim loại Bari lần lượt vào các dung dịch NaCl, NH4Cl, FeCl3, AlCl3, (NH4)2CO3. Giải thích các hiện tượng xảy ra và viết các phương trình.
Cho Na vào dung dịch chứa hai muối Al2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung C được chất rắn D. Cho H2 dư đi qua D nung nóng thu được chất rắn E gồm hai chất. Hoà tan E vào dung dịch HCl thì thấy E tan được một phần. Giải thích bằng phương trình phản ứng?
Bài 21
 Cho hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư đi qua A nung nóng được chất rắn B. Hoà tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C. Hoà tan chất rắn D vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO). Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Bài 22
 Đốt cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 được kết tủa K và dung dich D. Đun sôi D lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hỗn hợp hiđroxit F. Nung F trong không khí được một oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 23
 Hãy cho biết hiện tượng quan sát được, giải thích theo mối quan hệ về số mol các chất tác dụng, viết phương trình phản ứng hoá học và cho biết phản ứng nào là oxihoá khử trong những thí nghiệm sau:
Cho dòng khí CO2 liên tục đi qua cốc đựng dung dịch Ca(OH)2
Cho dần dần dung dịch NaOH cho đến dư vào cốc đựng dung dịch AlCl3
Cho dần dần dung dịch HCl loãng đến dư vào cốc đựng dung dịch NaAlO2
Nhỏ dần dần dung dịch KMnO4 đến dư vào cốc đựng dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4
Bài 24
a. Từ sắt viết 3 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp FeSO4
b.Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, muối ăn, nước và không khí hãy điều chế Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3, Fe(NO3)3
Bài 25
Hãy dẫn ra các phản ứng hoá học để chứng minh rằng:
Fe có thể bị oxihoá thành ion Fe2+ và ion Fe3+
Hợp chất Fe(II) có thể bị oxihoá thành hợp chất Fe(III)
Hợp chất sắt (III) có thẻ bị khử thành hợp chất Fe(II)
Hợp chất Fe(II) có thể bị khử thành sắt tự do
Hợp chất Fe(III) có thể bị khử thành sắt tự do
Bài 26
Hoà tan hoàn toàn FexOy trong H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A1, khí B1.
Cho khí B1 lần lượt tác dụng với các dung dịch NaOH, Br2, K2CO3 (Biết rằng axit tương ứng của B1 mạnh hơn axit H2CO3)
Cho dung dịch A1 tác dụng với

File đính kèm:

  • docKIM LOAI- LT.doc
Giáo án liên quan