Bài tập lập công thức phân tử lớp 12

 C©u 1 A là một hiđrocacbon, dA/O2 = 2,6875. Đốt cháy hết 8,6 gam A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch xút dư, khối lượng bình tăng thêm 39 gam. Xác định CTPT và CTCT có thể có của A.

 C©u 2 Y là một hiđrocacbon. Tỉ khối hơi của Y so với Heli bằng 18. Đốt cháy hoàn toàn 9,36 gam Y, thu được 28,6 gam CO2. Xác định CTPT của Y. Xác định CTCT của Y. Biết rằng Y mạch cacbon phân nhánh và có một tâm đối xứng trong phân tử.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lập công thức phân tử lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua bình dựng dung dịch KMnO4 dư thấy khối lượng bình tăng 70g. 
Xác định CTPT, CTCT 2 olefin.
Tính % khối lượng 2 olefin trong hỗn hợp? 
Đốt cháy hoàn toàn V trên của hỗn hợp rồi cho sản phẩm vào 5lít dung dịch NaOH 1,8M thu được muối gì? bao nhiêu gam ?
	 ĐS: C3H6(60%); C2H4 (40%); Na2CO3:424g ; NaHCO3:84g
Bài 26: hỗn hợp khí A gồm H2, 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp.Cho 19,04(l) A đkc đi qua Ni , t0 thu được hỗn hợp B (hiệu suất 100%) và tốc độ phản ứng 2 olefin như nhau. Biết rằng B có thể làm nhạt màu Br2, còn nếu Đốt cháy ½ hỗn hợp B thu được 43,56g CO2 và 20,43 gam H2O 
Xác định CTPT 2 olefin. 
Tính % V các khí trong A.
	ĐS: C3H6 (30,5%); C4H8(35,4%); H2(34,1%)
Bài 27: Có hỗn hợp X gồm ankan A và anken B. Cho 6,72(l) đkc hỗn hợp X qua bình Br2 dư thấy có 16 gam Brom phản ứng . Mặt khác 6,5 gam hỗn hợp X làm mất màu đủ 8 gam Brom. Tìm CTPT của A, B.
	ĐS: C3H8; C3H6
Bài 28: Cho A là một hydrocacbon mạch hở. Dẫn 4,48(l) đkc khí A qua bình Brom thấy làm mất màu vừa đủ 4(l) dung dịch Br2 0,1M tạo ra sản phẩm cộng B chứa 85,562% Brom.
Tìm CTPT, CTCT của A.
Xác định CTCT đúng của A biết A trùng hợp ra cao su.
Bài 29: Dẫn 2,24(l) một anken A đkc qua bột CuO nung nóng, phản ứng hoàn toàn, khối lượng bột CuO giảm 14,4gam. 
Xác định CTPT của A 
Viết phương trình phản ứng trùng hợp , phản ứng của A với dung dịch KMnO4.
Hỗn hợp A với một đồng đẳng B theo tỷ lệ thể tích 1:1. Đốt cháy 1V hỗn hợp cần 3,75 V O2 cùng điều kiện. Xác định B.
	ĐS: C3H6; C2H4
Bài 30: Một hỗn hợp khí X chứa 0,15 mol H2 và 0,1 mol C2H4. Cho hỗn hợp X qua bột Ni, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch Brom thấy có 0,8 gam Brom tham gia phản ứng. 
Tính hiệu suất phản ứng hydrohoá.
Tính tỷ khối của hỗn hợp Y đối với O2.
	ĐS: 95%; 0,625
Bài 31: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam chất hữu cơ A phải dùng 13,44(l) O2 đkc chỉ tạo thành khí CO2 và hơi H20 có thể tích bằng nhau.
Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng. 
Nếu cho 5,6 gam A nói trên vào dung dịch Br2 dư thu được 18,4 gam sản phẩm cộng. Tìm CTPT, viết CTCT các đồng phân của A và gọi tên.
	ĐS: CnH2n; C5H10
Bài 32: Đốt cháy hoàn toàn 6,72(l) khí hỗn hợp hydrocacbon A,B ở thể khí cùng dãy đồng đẳng thu được 20,6(l) CO2 và 10,8 gam H2O (các khí đo đkc).
Xác định dãy đồng đẳng A,B
Xác định CTPT của A, B và CTCT 
Xác định CTCT đúng biết hỗn hợp hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch AgNO3/ NH3.
	ĐS: Cn H2n-2; C2H2; C4H6
Bài 33: Đốt cháy 3 cm3 hỗn hợp 2 ankin A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tạo thành 11cm3 CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).
Tìm CTPT của A,B và % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp, biết A đứng trước B.
Lấy 3,36(l) hỗn hợp trên đkc cho lội qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư thu được 7,35 gam kết tủa . xác định CTCT của B
	ĐS: C3H4; C4H6(66,67%)
Bài 34: Một hỗn hợp khí A,B liên tiếp trong dãy đồng đẳng ankin. Lấy 12,7 gam hỗn hợp chia 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng hết 48 gam Brom
Phần 2 dẫn qua dung dịch AgNO3/ NH3 thu được kết tủa. Cho vào dung dịch HCl dư thu được kết tủa khác nặng 7,145 gam . xác định CTCT đúng và gọi tên A, B.
	 ĐS: C3H4; C4H6
Bài 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp khí gồm ankin A và anken B thu được sản phẩm qua P2O5 dư và qua bình KOH dư thấy bình tăng 30,8 gam. xác định CTPT của A, B biết A kém B một nguyên tử cacbon.
	 ĐS: C2H2; C3H6
Bài 36: Một hỗn hợp X gồm parafin, ankin đem Đốt cháy hoàn toàn cần đúng 36,8 gam Oxi thu được 12,6 gam H2O, số mol CO2 sinh ra bằng 8/3 số mol hỗn hợp ban đầu.
Tính tổng số mol hỗn hợp 
Xác định CTCT có thể có của parafin, ankin 
Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp X so với H2
	 	ĐS: C4H10, C2H2; C2H6, C3H4; 18,33
Bài 37: Một hỗn hợp gồm 1 ankan, 1 anken và 1 ankin có thể tích 1,792 lít ở đkc chia hai phần bằng nhau.
	Phần 1: Qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư tạo 0,735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5%.
	Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 9,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0125 M thấy khối lượng dung dịch tăng 6,91gam và có tạo ra 11gam kết tủa. Xác định CTPT và % về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu. Biết số ngtử Cacbon trong ankan < trong anken.
Bài 38: Một hỗn hợp gồm 2 ankin là đồng phân của nhau. Dẫn 448(ml) khí đkc hai 2 ankin này qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư thu được 1,61g kết tủa. Khí thoát ra dẫn qua bình Brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,54 gam.Xác định CTPT, viết CTCT 2 ankin. ĐS:C4H6 
Bài 39: Có một ankan CnH2n+2 và một anken CmH2m, trong đó n + m =6 và n ¹ m ¹ 1.
Xác định CTPT của ankan, anken
Hỗn hợp trên khi phản ứng với HCl thu được 2 sản phẩm cộng. Tìm CTCT 
	 ĐS: C2H6 và C4H8 hay C4H10 và C2H4
Bài 40: Một hydrocacbon A tác dụng với H2 tạo thành hydrocacbon no B. Phân tích thành phần nguyên tố của B thấy tỉ lệ khối lượng mC: mH = 6:1. Biết = 42. Tìm CTPT A, B. Cho biết thuộc dãy đồng đẳng nào?
	ĐS: C6H12(B); C6H6(A)
Bài 41: Đốt cháy một hydrocacbon A thu được 0,396 gam CO2 và 0,108 gam H2O.
Tìm công thức nguyên A
Trùng hợp 3 phân tử A thu được B là đồng đẳng Benzen. Xác định CTCT của A,B.
	ĐS: (C3H4)n
Bài 42: Cho 5,2 gam stiren đã bị trùng hợp một phần tác dụng với 100ml dung dịch Br2 0,15M. Sau phản ứng cho thêm KI dư vào hỗn hợp thu được 0,635 gam Iot
Giải thích quá trình thí nghiệm bằng phản ứng. 
Tính % stiren đã bị trùng hợp. ĐS: 75%
Bài 43: Một hydrocacbon A lỏng có dA/kk = 2,69
 Đốt cháy A thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ khối lượng 4,9: 1. Tìm:
a. CTPT của A.
b. Cho A tác dụng với Brom theo tỉ lệ mol 1:1 có Fe thu được B và khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lít dung dịch NaOH 0,5 M. Để trung hoà NaOH dư cần 0,5 lít dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và khối lượng B tạo thành.
	ĐS: C6H6; 39g; 78,5g
Bài 44: Đốt cháy 100 cm3 hỗn hợp gồm H2, ankan, anken thu được 210 cm3 CO2. Mặt khác nếu nung 100 cm3 hỗn hợp trên với Ni, sau phản ứng còn 70 cm3 một hydrocacbon duy nhất. Các thể tích khí đo cùng đk. 
Tìm CTPT hai hydrocacbon trên, tính % thể tích mỗi chất.
Tính thể tích O2 cần đốt cháy hỗn hợp 
Bài 45: Một hỗn hợp gồm 2 hydrocacbon mạch hở, trong phân tử mỗi chất chứa không quá một liên kết ba hay liên kết đôi. Số cacbon mỗi chất tối đa bằng 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp thu được 0,25 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Tìm CTPT 2 hydrocacbon. 
	ĐS: C2H2 và C7H14 hay C5H8 và C5H10 hay C5H8 và C5 H12. 
Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A và B khác dãy đồng đẳng , trong đó A hơn B một nguyên tử C, người ta chỉ thu được H2O và 9,24 gam CO2. Biết tỷ khối hơi của X đối với H2 là . Tìm CTPT của A,B và % mỗi chất trong hỗn hợp X.
	ĐS: C2H2; CH2O (27,78%) hay CH4; C2H6
Bài 47: Một hỗn hợp 2 khí có khối lượng 7,6 gam gồm 22,4 lít một hydrocacbon mạch thẳng A và 1,12 lít một ankin B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 108,35 gam kết tủa. Các khí đo đkc.
A thuộc loại hydrocacbon nào?
Viết CTPT, CTCT của A, B biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử.
Viết phản ứng của A,B với H2O
 	ĐS: anken; C4H8; C3H4
Bài 48: Cho 1,568 lít hỗn hợp khí X gồm 2 hydrocacbon mạch hở vào bình Br2 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn chỉ còn lại 448cm3 khí thoát ra và đã có 8 gam Br2 phản ứng. Mặt khác ,nếu đốt cháy hoàn toàn X trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong thu được 15 gam kết tủa. Lọc kết tủa, đun nóng nước lọcth tối đa 2 gam kết tủa nữa. Các thể tích khí đo ở đktc.
Xác định CTPT của 2 hydrocacbon
Tính tỷ khối hơi của X so với hydrocacbon
Viết phản ứng tách riêng mỗi khí trong X
	ĐS: C2H4; C3H8; 19,286
Bài 49: Cho 0,42 lít hỗn hợp khí B gồm 2 hydrocacbon mạch hở đi rất chậm qua bình nước Br2 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy có 0,28 lít khí ra khỏi bình và có 2 gam Br2 đã tham gia phản ứng. Các khí đo đkc. Tỉ khối hơi của B so với H2 là 19. Hãy xác định CTPT, số gam mỗi chất trong hỗn hợp B. 
	 ĐS: C2H6(0,375g); C4H6(0,3375g)
	 C4H8(0,55g); C2H2(0,1625g)
Bài 50: Một hỗn hợp khí X gồm 2 hydrocacbon CnHx và Cn Hy mạch hở. Tỷ khối hơi của hỗn hợp so với N2 là1,5. Khi Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam hỗn hợp thu được 10,8 gam H2O.
a. Xác định CTPT, CTCT hai hydrocacbon
b. Khi cho 8,4 gam hỗn hợp khí X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được kết tủa A. Tách hoàn toàn kết tủa A phản ứng với HCl dư thu được một trong hai hydrocacbon trên. Viết phản ứng xảy ra, tính khối lượng kết tủa A,B. Hiệu suất 100%
ĐS: C3H4; C3H8; 14,7g; 14,35g	
ÔN TẬP ANCOL – PHENOL
Câu 1: Số đồng phân ancol bền (mạch hở) ứng với công thức phân tử C4H8O là:
A.3	B.4	C.5	D.6
Câu 2: Có bao nhiêu rượu ( ancol ) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18% ? ( cho H =1 ; C =12; O = 16 )
A.3	B.4	C.5	D.2 ( CĐ _07)
Câu 3: Trong dd rượu B nồng độ rượu là 94% thì tỉ lệ số mol rượu: nước = 43:7. B có công thức hoá học là:
A. CH3OH	B. C2H5OH	C. C3H7OH	D. C4H9OH
Câu 4: 50g dd rượu X trong nước có nồng độ X là 64% tác dụng với Na dư thu 22,4lít khí đkc.Tìm CT rượu X biết X là rượu đơn chức.
A. CH3OH	B. C2H5OH	C. C3H7OH	D. Chất khác
Câu 5: Đun nóng 57,5g C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC . Hỗn hợp các sản phẩm ở dạng hơi được dẫn lần lượt qua các bình chứa dung dịch H2SO4 đặc; dung dịch NaOH đặc và cuối cùng là dung dịch Brom (dư)	trong CCl4. Sau khi kết thúc thí nghiệm, bình chứa Br2 nặng thêm 21g. Hiệu suất của phản ứng tách nước từ ancol là:	A. 67,3%	B. 45,5%	C. 50%	D.60%
Câu 6: Đốt hoàn toàn ag hh hai ancol thuộc dãy đồng đẳng của rượu etylic thu được 70,4g CO2 và 39,6g H2O. Tìm a và % khối lượng 2 ancol trong hh biết tỉ khối hơi mỗi ancol so với oxi đều nhỏ hơn 2.
ĐS: 33,2g ; CH3OH 9,64% - C3H7OH 90,36% 
hoặc C2H5OH 27,71% - C3H7OH 72,29%.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1.5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện ). Công thức phân tử của X là:
A. C3H8O2	B. C3H8O3	C. C3H4O	D. C3H8O(CĐ _07 )
Câu 8: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi

File đính kèm:

  • docde cuong lop 11.doc
Giáo án liên quan