Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối (tiếp)

Bài 1: Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng là 8,48 gam, bằng cách ngâm vật đó vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật đó ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, sau đó đem cân được 10 gam.

a) Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò chất tham gia phản ứng.

b) Tính khối lượng bạc phủ lên trên bề mặt kim loại

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối
I. Một kim loại đẩy một ion kim loại
Bài 1: Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng là 8,48 gam, bằng cách ngâm vật đó vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật đó ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, sau đó đem cân được 10 gam.
Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò chất tham gia phản ứng.
Tính khối lượng bạc phủ lên trên bề mặt kim loại
Bài 2: Một thanh kim loại M hoá trị 2 nhúng vào 1 lít dung dịch FeSO4 thấy khối lượng tăng lên 16 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch CuSO4 thì khối lượng của thanh tăng lên 20 gam. Biết rằng các phản ứng nói trên đều hoàn toàn và sau phản ứng còn dư kim loại M. Hai dung dịch FeSO4 và CuSO4 có cùng nồng độ mol ban đầu.
Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch và xác định kim loại M.
Nếu khối lượng ban đầu của thanh M là 24 gam, chứng tỏ rằng sau phản ứng với 2 dung dịch trên còn dư M. Tính khối lượng thanh kim loại sau 2 phản ứng trên.
Bài 3: Một thanh kim loại A hoá trị 2 khi nhúng vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian thấy khối lượng giảm 0,05% so với khối lượng ban đầu. Mặt khác cúng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng 7,1% so với khối lượng ban đầu.
Xác định kim loại A biết số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia phản ứng ở 2 trường hợp bằng nhau.
Bài 3: R, X, Y là các kim loại hoá trị 2, khối lượng nguyên tử tương ứng là r, x, y. Nhúng 2 thanh kim loại R cùng khối lượng vào 2 dung dịch muối nitrat của X và Y. Người ta nhận thấy khi số mol muối nitrat của R trong 2 dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất giảm a% và thanh thứ hai tăng b% (giả sử tất cả kim loại X, Y bám vào thanh R). 
Lập biểu thức tính r theo a, b, x, y.
áp dụng: X là Cu, Y là Pb, a = 0,2%, b = 28,4%.
Lập biểu thức tính r ứng với trường hợp R là kim loại hoá trị 3, X hoá trị 1 và Y hoá trị 2, thanh thứ nhất tăng a%, thanh thứ hai tăng b%, các điều kiện khác như phần trên.
II. Một kim loại cho vào dung dịch chứa hai ion kim loại
Bài 1: Một thanh kim loại M hoá trị 2 được nhúng vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại, thấy khối lượng của thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 giảm còn bằng 0,3M. 
a) Xác định kim loại M.
b) Lấy 8,4 gam M nhúng vào 1 lít dung dịch B chứa AgNO3 0,2M và CuSO4 0,1M. Thanh M có tan hết hay không? Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng và nồng độ mol các ion kim loại có trong dung dịch B (giả sử thể tích dung dịch B vẫn là 1 lít).
Bài 2: Nhúng 1 thanh kim loại M hoá trị 2 vào 0,5 lít dung dịch CuSO4 0,2M. Sau phản ứng, khối lượng thanh M tăng lên 0,4 gam trong khi nồng độ CuSO4 còn lại là 0,1M.
a) Xác định kim loại M.
b) Lấy m gam kim loại M cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau phản ứng (hoàn toàn) ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28 gam và dung dịch B. Tính m.
c) Thêm vào dung dịch B một lượng NaOH dư, thu được kết tủa C. Đem nung chất kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được chất rắn D. Xác định thành phần chất rắn D và khối lượng của D.
Bài 3: Cho 12 gam Mg và 1lít dung dịch ASO4 và BSO4 có cùng nồng độ là 0,1M (Mg đứng trước A, A đứng trước B trong dãy điện hoá).
a) Chứng tỏ A và B kết tủa hết.
b) Biết rằng phản ứng cho ra chất rắn C có khối lượng 19,2 gam và khi cho C tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, còn lại một kim loại không tan có khối lượng 6,4 gam. Xác định 2 kim loại A và B.
c) Lấy 1 lít dung dịch chứa ASO4 và BSO4 với nồng độ mỗi muối là 0,1M và thêm vào đó m gam Mg. Lọc lấy dung dịch D. Thêm NaOH dư vào dung dịch D được kết tủa E, nung kết tủa E ngoài không khí đến khối lượng không đổi, cuối cùng được chất rắn F có khối lượng 10 gam. Tính khối lượng m của Mg đã dùng.
IV-3/. Hai kim loại A, B cho vào dung dịch chứa một ion kim loại Cn+
Bài 1: Cho 1,36 gam hỗn hợp bột A (Fe + Mg) vào 400 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ x mol/lít. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C được kết tủa. Nung kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,2 gam chất rắn D.
a) Tính thành phần phần trăm mỗi kim loại trong A và tính x.
b) Cho 1,36 gam hỗn hợp A tác dụng với V ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xong, thu được chất rắn E có khối lượng là 3,36 gam. Tính thành phần phần trăm các chất trong E và thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng.
Bài 2: Trộn 2 dung dịch AgNO3 0,44M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau, được dung dịch A, thêm 0,828 gam bột Al vào 100 ml dung dịch A, thu được chất rắn B và dung dịch C.
a) Tính khối lượng của B.
b) Cho 20 ml dung dịch NaOH vào dung dịch C, thu được 0,936 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH.
c) Cho chất rắn B vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau phản ứng kết thúc được 6,046 gam chất rắn D. Tính phần trăm về khối lượng các chất trong D.
IV-4/. Hai kim loại cho vào dung dịch chứa hai ion kim loại 
Bài 1: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại: A (chỉ có hoá trị 2) và B (có hoá trị 2 và 3), có khối lượng 18,4 gam. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì X tan hết cho ra 11,2 lít khí H2 (đktc), còn nếu cho X tan hết trong dung dịch HNO3 có 8,96 lít NO (đktc) thoát ra.
a) Tìm một hệ thức giữa 2 khối lượng nguyên tử của A và B. Suy ra A, B biết rằng B chỉ có thể là Cr hay Fe. Xác định phần trăm hỗn hợp X.
b) Lấy 9,2 gam hỗn hợp X với thành phần phần trăm như trên cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,15M. Phản ứng cho ra chất rắn C và dung dịch D. Thêm NaOH dư vào dung dịch D được kết tủa. Đem nung kết tủa này ngoài không khí được chất rắn E. Tính khối lượng của C và E.
Bài 2: Cho 7,22 gam một hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: được hoà tan hết trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H2. 
Phần 2: hoà tan hết trong dung dịch HNO3, được 1,792 lít khí NO duy nhất.
a) Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b) Cho 3,61 gam hỗn hợp X tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,12 gam chất rắn B gòm 3 kim loại. Cho chất rắn B đó tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít H2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A.
Bài 3: Một hỗn hợp X gồm Al và X có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl.
a) Tính khối lượng của B và phần trăm của Al và Fe trong hỗn hợp X.
b) Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng 23,6 gam và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam một chất rắn F. Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y.
Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Bài 7: Cho 12,88 gam hỗn hợp Mg, Fe vào 700ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn C nặng 48,72 gam và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào D rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) CM của dung dịch AgNO3 đã dùng.

File đính kèm:

  • docbai tap kim loaimuoi.doc
Giáo án liên quan