Bài tập hóa hữu cơ
Phần 1: Đại cương hữu cơ
Bài 1: Từ xưa con người đã biết sơ chế các chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thực chất thuộc vào loại phương pháp tách biệt – tinh chế nào:
a) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm vải, sợi.
b) Nấu rượu uống.
c) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.
d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.
Bài 2: Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, vị sao? Làm thế nào để chứng tỏ những hạt rắn đó là chất hữu cơ?
Bài 3: Oxi hóa ancol etylic thu được hỗn hợp gồm anđehit, axit axetic, ancol dư và nước. Hãy tách riêng từng chất hữu cơ ra khỏi hỗn hợp. Cho điểm sôi của các chất: CH3CHO sôi ở 210C, C2H5OH sôi ở 780C, CH3COOH sôi ở 1180C, nước sôi ở 1000C.
Bài 4: Hãy đề nghị:
a) Cách nhận biết khí ammoniac sinh ra khi phân tích định tính nitơ trong hợp chất hữu cơ.
b) Phương pháp cho phép khẳng định kết tủa sinh ra khi phân tích định tính clo trong hợp chất hữu cơ là AgCl.
Bài 5: Nếu lấy một sợi dây điện gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào vỏ dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuốm màu xanh lá mạ. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng.
BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ Phần 1: Đại cương hữu cơ Bài 1: Từ xưa con người đã biết sơ chế các chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thực chất thuộc vào loại phương pháp tách biệt – tinh chế nào: Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm vải, sợi. Nấu rượu uống. Ngâm rượu thuốc, rượu rắn. Làm đường cát, đường phèn từ nước mía. Bài 2: Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, vị sao? Làm thế nào để chứng tỏ những hạt rắn đó là chất hữu cơ? Bài 3: Oxi hóa ancol etylic thu được hỗn hợp gồm anđehit, axit axetic, ancol dư và nước. Hãy tách riêng từng chất hữu cơ ra khỏi hỗn hợp. Cho điểm sôi của các chất: CH3CHO sôi ở 210C, C2H5OH sôi ở 780C, CH3COOH sôi ở 1180C, nước sôi ở 1000C. Bài 4: Hãy đề nghị: Cách nhận biết khí ammoniac sinh ra khi phân tích định tính nitơ trong hợp chất hữu cơ. Phương pháp cho phép khẳng định kết tủa sinh ra khi phân tích định tính clo trong hợp chất hữu cơ là AgCl. Bài 5: Nếu lấy một sợi dây điện gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào vỏ dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuốm màu xanh lá mạ. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng. Bài 6: Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một chất A chứa C, H, N,O và cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, rồi bình chứa KOH, thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56 mg. Ở thí nghiệm khác khi nung 6,15 mg hợp chất đó với CuO thì thu được 0,55 ml (đktc) khí nitơ. Hãy xác định hàm lượng % của C, H, O, N ở hợp chất A. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 15 mg một hợp chất hữu cơ phải dùng vừa đúng 11,2 cm3 oxi (đktc). Sản phẩm của phản ứng đốt cháy là CO2 và H2O. Tỉ lệ về thể tích của khí CO2 và hơi nước trong cùng điều kiện là 1: 1. Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 18,9 mg hợp chất hữu cơ cho 17,6 mg CO2 và 5,4 mg nước. Khi đốt cháy hoàn toàn 9,45 mg hợp chất đó ( có chất xúc tác thích hợp ) cho hiđroclorua. Để định lương ion clo cần 10 ml dung dịch AgNO3 0, 01 M. Hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ đó. Bài 9: Vitamin A có công thức phân tử C20H30O. Vitamin C có công thức phân tử C6H8O6 Viết công thức đơn giản nhất của mỗi chất. Tính tỉ lệ % về khối lượng và tỉ lệ số nguyên tử các nguyên tố ở vitamin A, C. Bài 10: Hãy thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu phân tích sau: 70,94 % C, 6,40 % H, 6,90 % N, còn lại là oxi. 65,92 %C; 7,75 %H, còn lại là oxi. Bài 11: Hóa hơi 18,45 mg một hiđrocacbon ở 1000C, 1 atm thì thu được 5,02 ml khí. Xác định phân tử khối của hiđrocacbon đó. Hiđrocacbon đó có thể có công thức phân tử và công thức đơn giản nhất như thế nào? Bài 12: Hãy thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau: Đốt cháy hoàn toàn 10 mg hợp chất sinh ra 33,85 mg CO2 và 6,95 mg H2O. Tỉ khối hơi của hợp chất đối với không khí là 2,69. Đốt cháy 28,2 mg hợp chất và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH thì thấy bình CaCl2 tăng thêm 19,4 mg còn bình KOH tăng thêm 80,0 mg. Mặt khác, khi đốt 18,6 mg chất đó sinh ra 2,24 ml nitơ (đktc). Biết rằng phân tử chất đó chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Bài 13: Chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 40%; 6,67% và 53,33%. Một học sinh xác định công thức đơn giản nhất của X là C2H4O. Kết quả đó đúng hay sai ? Hãy đưa ra kết quả tính toán của mình. Một lít hơi của X ở cùng điều kiện nặng hơn 1 lit không khí gần 2,09 lần. Xác định công thức phân tử của X. Bài 14: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được 1,68 lít CO2 (đktc) ; ngoài ra còn có hơi nước và khí nitơ. Tìm công thức phân tử của A, biết A có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 100 gam. Bài 15: Dựa vào cấu tạo nguyên tử hãy giải thích tại sao: Cacbon chủ yếu tạo thành lien kết cộng hóa trị chứ không phải lien kết ion. Cacbon có hóa trị 4 trong các hợp chất hữu cơ. Bài 16: Hợp chất nào sau đây có đồng phân lập thể: CH3CH=CHCH3 (A) ; CH3CHBrCH2CH3 (B) ; CH3CH=CHCHBrCH3 (C). Dùng công thức thích hợp biếu diễn cấu trúc của các đồng phân lập thể đó. Bài 17: Cho các chất sau: a) CH3CH2CH2CH2CH2CH3 b) CH3CH( CH3)CH2CH3 c) CH3CH2CH2CH2CH3 d) cis-CH3CH=CHCH2CH2CH3 e) cis-CH3CH2CH=CHCH2CH3 g) CH3CH2CH2CH2CH2Cl h) CH3CH2CCl(CH3)CH3 i) trans-CH3CH=CHCH2CH2CH3 k) CH3CH(CH3)CH2CH2CH3. Những chất nào là đồng phân cấu tạo của nhau ? đồng phân lập thể của nhau ? Bài 18: Khi đốt cháy 1,50 gam của mỗi chất A hoặc B hoặc D đều thu được 0,90 gam nước và 2,20 gam khí cacbonic. Ba chất trên có phải là đồng phân của nhau hay không ? cho thí dụ. Bài 19: Cho các tiểu phân sau đây: gốc tự do hiđroxyl, nguyên tử clo, gốc metyl, anion hiđroxyl, anion clorua, anion metyl, cation amoni, cation metyl. Hãy viết công thức cấu tạo của chúng. Hãy viết công thức Li-uýt (với đầy đủ các electron hóa trị) của chúng và nói rõ tiểu phân nào mang electron độc thân, tiểu phân nào mang điện tích âm, tiểu phân nào mang điện tích dương, vì sao ? Bài 20: Đánh dấu Đ-đúng hoặc S-sai vào bên cạnh các câu sau: Nhóm nguyên tử mang điện tích dương được gọi là cacbocation. Cation có điện tích dương ở nguyên tử cacbon được gọi là cacbocation. Cacbanion và cacbocation là các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ. Các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ có thời gian tồn tại rất ngắn. Sự phân cắt đồng li các liên kết tạo ra các tiểu phân mang điện tích âm và dương. Bài 21: có một mẫu axit benzoic C6H5-COOH bị lẫn với một ít cát. Để thu được axit tinh khiết, một học sinh đã làm như sau: Đun sôi hỗn hợp với nước đến khi lượng chất rắn không tan thêm nữa, đem lọc nhanh để thu lấy dung dịch. Để nguội thấy có tinh thể hình kim không màu của axit benzoic tách ra. Lọc lấy tinh thể, làm khô. Tiến hành tương tự hai lần nữa với tinh thể này, thu được chất rắn có nhiệt độ nóng chảy không đổi ở 1200C. Bạn học sinh đó đã sử dụng phương pháp tinh chế nào ? Cách làm như vậy đã đúng chưa? Tại sao? Có thể có cách làm nào khác không ? Bài 22: Oxi hóa hoàn toàn 0,157 gam chất hữu cơ A chứa brom sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 rồi qua bình (2) đựng nước vôi trong dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình (1) tăng 0,045 gam còn ở bình (2) có 0,600 gam kết tủa. Nếu chuyển toàn bộ brom trong 0,157 gam A thành HBr, sau đó tác dụng với AgNO3 dư, thu được 0,188 gam kết tủa. Giải thích quá trình thí nghiệm trên. Tìm công thức phân tử của A, biết A có phân tử khối nhỏ hơn 200 đvC. Bài 23: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Phân tích định lượng 21mg chất X thu được 61,6mg CO2 và 9mg H2O. Để xác định phân tử khối của X người ta cho 2,06 gam X tan trong 100 gam benzen, dung dịch này sôi ở 80,3560C. Tính phân tử khối của chất X, biết rằng benzene sôi ở 80,10C và hằng số nghiệm sôi K= 2,61 (đối với dung môi là benzen). Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của X. Bài 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất hữu cơ A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam nước. Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút (hỗn hợp NaOH và CaO) để chuyển tất cả nitơ trong A thành NH3, rồi dẫn khí NH3 vào 20ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit còn dư, cần dùng 7,7ml dung dịch NaOH 1M. tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong A. Xác định công thức phân tử của A, biết rằng phân tử khối của A là 60. Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,118 gam hợp chất hữu cơ A trong oxi. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình 1 chứa P2O5, rồi qua bình 2 chứa CaO khan. Sau thí nghiệm, khối lượng bình 1 tăng 0,09 gam và bình 2 tăng 0,176 gam. Đun nóng 0,059 gam chất A với CuO dư thu được 11,2cm3 N2 (ở đktc). Hòa tan 0,59 gam chất A trong benzen, dung dịch này có nhiệt dộ đông đặc thấp hơn nhiệt độ đông đặc của benzene nguyên chất là 0,5060C, hằng số nghiệm lạnh của benzen là K= 5,07. Nếu cho sản phẩm đốt cháy A qua bình chứa CaO trước, rồi sau đó mới qua bình chứa P2O5 thì khối lượng của hai bình sẽ biến đổi như thế nào ? Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A. Bài 26: Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X cần 0,8 gam oxi và thu được 1,1 gam CO2, 0,45 gam nước và không có sản phẩm nào khác. Xác định công thức phân tử của X biết rằng khi cho bay hơi hoàn toàn 0,6 gam chất X ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp đã thu được một thể tích hơi bằng đúng thể tích hơi của 0,32 gam oxi trong cùng điều kiện. Bài 27: Hai hợp chất hữu cơ A và B đều chứa C, H, O. Đốt cháy a gam từng chất đều cần 0,336 lít oxi (đktc) và đều cho 0,44 gam CO2, 0,27 gam nước. Xác định công thức cấu tạo của A và B. biết rằng tỉ khối hơi của A hoặc B đối với nitơ là 1,643 ; chất A phản ứng với Na cho khí H2, B không phản ứng. Xác định giá trị của a. Bài 28: Bốn hợp chất hữu cơ có công thức chung là CnH2n-1Cl. Phân tích định lượng nguyên tố cho thấy clo có thành phần là 46,40%. Viết công thức cấu tạo của 4 chất trên.
File đính kèm:
- Bai tap Hoa Huu Co.doc