Bài tập cân bằng axit - Bazơ (tiết 4)

Viết biểu thức điều kiện proton (bảo toàn proton) và phương trình bảo toàn điện tích cho các dung dịch sau:

1. CH3COOH;

2. H3PO4;

3. Na2CO3;

4. (NH4)2CO3;

5. (NH4)3PO4

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cân bằng axit - Bazơ (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÂN BẰNG AXIT - BAZƠ 
Viết biểu thức điều kiện proton (bảo toàn proton) và phương trình bảo toàn điện tích cho các dung dịch sau:
CH3COOH; 
H3PO4;	 
Na2CO3;	
(NH4)2CO3; 	
(NH4)3PO4
Dung dịch A là dung dịch CH3COOH 0,10 M có pH = 2,9.
Tính độ điện ly của axit tại nồng độ đó.
Khi thêm nước vào dung dịch A để thể tích dung dịch tăng lên gấp đôi, pH của dung dịch là 3,05. Tính độ điện ly ' của axit trong dung dịch sau khi pha loãng.
Khi đổ 50 ml dung dịch HCl 0,001 M vào 50 ml dung dịch A, pH của dung dịch hỗn hợp là 3,0. Tính độ điện ly '' của axit trong dung dịch hỗn hợp đó.
So sánh các độ điện ly , ', '', phát biểu về sự chuyển dịch cân bằng điện ly của CH3COOH trong dung dịch.
Cho 1 lit dung dịch CH3COOH 0,1 M (pKa = 4,76).
Tính độ điện ly của axit axetic trong dung dịch này.
Cần phải thêm bao nhiêu mol axit axetic vào dung dịch để độ điện ly giảm đi một nửa (thể tích dung dịch không thay đổi). Tính pH khi đó.
Câu hỏi như trên nếu axit được thêm là HCl.
Tính pH của dung dịch H3PO4 0,1 M. Biết H3PO4 có các pKa là: 2,12; 7,2; 12,3.
Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1 M cần cho vào 500 ml dung dịch H3PO4 0,1 M để thu được dung dịch có: 
	* pH = 7,2
	* pH = 4,66
	* pH = 2,42
Dung dịch A gồm Na2CO3 và NaOH 0,001 M có pH = 11,8. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần dùng để trung hoà hoàn toàn 25 ml dung dịch A. Biết H2CO3 có các pKa là 6,35 và 10,33.
Cho hỗn hợp HCl 0,04 M, CH3COOH 0,01 M (pKa = 4,76), HCOOH 0,02 M 
(pKa = 3,75), NH3 0,1 M (pKb = 4,76).
Nếu thêm vài giọt phenolphtalein (khoảng chuyển màu có pH từ 8 – 10) vào dung dịch thì dung dịch có màu gì? 
A là dung dịch CH3COOH có pH = 2,75 ( pKa = 4,76)
Tính độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch A.
Tính độ điện lycủa CH3COOH nếu trong dung dịch A có:
NH4Cl 1,0 M
NH3 0,1 M
HCOONa 0,1 M
H3PO4 0, 1M (pKa = 2,23; 7,26; 12,32)
Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A để độ điện ly của CH3COOH giảm 20%.
Tính nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,01M và HCN 0,2M. Biết pKa(CH3COOH) = 4,76, pKa(HCN) = 9,35
Trộn 1,1.10-2 mol HCl với 1.10-3 mol NH3 và 1.10-2 mol CH3NH2 rồi pha loãng thành 1 lit dung dịch. Tính pH của dung dịch thu được. Biết pKb của NH3 và CH3NH2 lần lượt là 4,76 và 3,4.
Cho các cân bằng trong dung dịch nước của Cr (VI):
	HCrO4- + H2O CrO42- + H3O+ pK1 = 6,50
	2 HCrO4- Cr2O72- + H2O pK2 = -1,36
	Tích số ion của nước là Kw = 1.10-14.
	Đánh giá hằng số cân bằng :
	CrO42- + H2O HCrO4- + OH-
	Cr2O72- + 2 OH- 2CrO42- + H2O.
Tính pH, nồng độ CrO42-, Cr2O72- trong dung dịch:
	i) K2Cr2O7 0,010M.
	ii) K2Cr2O7 0,010M + CH3COOH 0,10M. Biết Ka(CH3COOH) = 1,8.10-5.
Tính nồng độ của axit propionic (HPr) phải có trong dung dịch axit axetic (HAc) 2.10-3 M sao cho:
Độ điện ly của axit axetic bằng 0,08.
pH của dung dịch bằng 3,28.
 Biết Ka của HPr và HAc lần lượt là 1,3.10-5 và 1,8.10-5.
Có phải môi trường trung tính có pH luôn luôn bằng 7 hay không ?
Có một mẫu dung dịch axit propionic bị lẫn tạp chất axit axetic. Pha loãng 10 gam dung dịch này thành 100 ml dung dịch (dung dịch A). Giá trị pH của dung dịch A bằng 2,91. Để trung hòa 20 ml dung dịch A cần dùng 17,6 ml dung dịch NaOH 0,125M.
Tính nồng độ % của các axit trong dung dịch ban đầu. Biết axit propionic và axit axetic có hằng số axit lần lượt là 1,34.10-5 và 1,75.10-5.

File đính kèm:

  • docBT CB axit-bazo(06).doc