Bài tập Axit cacboxylic

Câu 1(ĐHA 2007):

Đốt cháy hoàn toàn a mol hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là:

A. HOOC- CH2 – CH2 – COOH B. C2H5COOH

C. CH3 – COOH D. HOOC – COOH

 

Câu 2(ĐHA 2007):

Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xt H2SO4 đăc), thu được m gam hỗn hợp hai este (h = 80%). Giá trị của m là:

A. 10,12 B. 6,48 C. 8,10 D. 16,20

 

Câu 3(ĐHA 2007):

Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Giả thiết cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử phân ly. Quan hệ giữa x và y là:

A. y = 100x B. y = 2x C. y = x – 2 D. y = x + 2

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Axit cacboxylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP AXIT CACBOXYLIC
Câu 1(ĐHA 2007): 
Đốt cháy hoàn toàn a mol hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là:
A. HOOC- CH2 – CH2 – COOH B. C2H5COOH
C. CH3 – COOH D. HOOC – COOH
Câu 2(ĐHA 2007): 
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xt H2SO4 đăc), thu được m gam hỗn hợp hai este (h = 80%). Giá trị của m là:
A. 10,12 B. 6,48 C. 8,10 D. 16,20
Câu 3(ĐHA 2007): 
Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Giả thiết cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử phân ly. Quan hệ giữa x và y là:
A. y = 100x B. y = 2x C. y = x – 2 D. y = x + 2
Câu 4(ĐHA 2008): 
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH. B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 5(ĐHA 2008): 
Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol, axit benzoic cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng là:
A. 4,9 gam B. 6,84 gam C. 8,64 gam D. 6,80 gam
Câu 6(ĐHA 2009): 
Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lit khí CO2 (đktc). Nếu trung hoà 0,3 mol X cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:
A. HCOOH, HOOC – COOH B. HCOOH, HOOC- CH2 – COOH
C. HCOOH, HOOC – C2H5 - COOH D. HCOOH, CH3COOH
Câu 7(ĐHB 2009): Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái qua phải là:
A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO. 
B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
Câu 8(ĐHB 2009): 
Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2 = CH – COOH, CH3 – COOH và CH2 = CH – CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2 = CH – COOH trong X là:
A. 0,56 gam B. 1,44 gam C. 0,72 gam D. 2,88 gam
Câu 10(ĐHB 2009): 
Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1 M. Biết ở 250C Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân ly của nước. pH của dung dịch X ở 250C là:
A. 1,00 B. 4,24 C. 2,88 D. 4,76

File đính kèm:

  • docBT AXIT CACBOXYLIC DH 20072009.doc