Bài Tập Ancol Trong Đề Tuyển Sinh Đại Học

Câu 2 (Câu 20 -DH-10-A):Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng sốnguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là A. 22,80 . B. 34,20. C. 27,36. D. 18,24

Câu 3 (Câu 27-DH-10-A):Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là A. 5,42. B. 5,72. C. 4,72. D. 7,42.

Câu 4 (Câu 38 -DH-10-A):Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là:

A. CH3OH, C2H5CH2OH. B. CH3OH, C2H5OH. C. C2H5OH, C3H7CH2OH. D. C2H5OH, C2H5CH2OH

Câu 5 (Câu 44-DH-10-A):Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là A. 90%. B. 10%. C. 80%. D. 20%.

Câu 6 (Câu 59-DH-10-A):Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là

A. CH3-CH2-CH(OH)-CH3. B. CH3-CH2-CH2-OH. C. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. D. CH3-CH(OH)-CH3.

 

doc11 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Tập Ancol Trong Đề Tuyển Sinh Đại Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 (Câu 59-DH-09-B): Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là	A. 15,3	B. 8,5	C. 8,1	D. 13,5
Câu 23 (Câu 36-CD-09-A): Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
A. 1,15 gam.	B. 4,60 gam.	C. 2,30 gam.	D. 5,75 gam.
Câu 24 (Câu 48-CD-09-A): Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được
hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A. 60.	B. 58.	C. 30.	D. 48
Câu 25 (Câu 2-DH-08-A):Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
Câu 26 (Câu 21-DH-08-A): Khi phân tích thành phần một rượu (ancol) đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng củacacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 27 (Câu 42-DH-08-A):Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).	B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).	D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).
Câu 28 (Câu 53-DH-08-A):Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam	B. 1,80 gam.	C. 1,82 gam.	D. 1,44 gam
Câu 29 (Câu 10-DH-08-B) :Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 460 là
(biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml): A. 5,4 kg	B. 5,0 kg	C. 6,0 kg	D. 4,5 kg
Câu 30 (Câu 18-DH-08-B) : Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là	A. C3H8O	B. C2H6O	C. CH4O	 D. C4H8O
Câu 31 (Câu 31-CD-08-A): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C2H6O2, C3H8O2. B. C2H6O, CH4O. C. C3H6O, C4H8O. D. C2H6O, C3H8O
Câu 32 (Câu 37-CD-08-A): Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là	A. C2H6O2.	B. C2H6O.	C. C3H8O2.	D. C4H10O2.
Câu 33 (Câu 10-DH-07-A): Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. C3H5OH và C4H7OH. 	B. C2H5OH và C3H7OH.	C. C3H7OH và C4H9OH.	D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 34 (Câu 33-DH-07-A): Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh rađược hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là 	A. 550.	B. 810.	C. 650.	D. 750.
Câu 35 (Câu 16-DH-07-B): Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là (cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 0,64.	B. 0,46.	C. 0,32.	D. 0,92
Câu 36 (Câu 35-DH-07-B): X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước
và 6,6 gam CO2. Công thức của X là (cho C = 12, O = 16) A. C3H7OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C2H4(OH)2.
Câu 37 (Câu 14-CD-07-A):Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là
A. C3H8O3	.B. C3H4O.	C. C3H8O2.	D. C3H8O.
Câu 38 (Câu 32-CD-07-A):Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và Xchỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là	A. C6H5CH(OH)2.	 B. HOC6H4CH2OH.	C. CH3C6H3(OH)2.	D. CH3OC6H4OH.
Câu 39 (Câu 43-CD-07-A): Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của
chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
ANCOL-PHENOL
Một số vấn đề chú ý:
Câu 1: Đốt cháy hòan toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Thể tích O2 cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là?              
A. C3H8O3     B. C3H4O     C. C3H8O2        D. C3H8O
Câu 2: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2 tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH thep tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là?                                           
A. C6H5CH(OH)2               B. HOC6H4CH2OH     
C. CH3C6H3(OH)2             D. CH3OC6H4OH
Câu 3: Khi đốt 0,1 mol chất X (dẫn xuất của benzen) khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2g. Biết rằng 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là?                                                                                 
A. HOCH2C6H4COOH          B. C2H5C6H4OH
C. HOC6H4CH2OH              D. C6H4(OH)2
Câu 4: X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hòan toàn 0,05mol X cần 5,6gam oxi, thu đựơc nước và 6,6gam CO2. Công thức của X là?           
A. C3H5(OH)3   B. C3H6(OH)2  C. C2H4(OH)2  D. C3H7OH
 Câu 5: Cho 7,6g một ancol no 2 chức X tác dụng với Na dư hì thoát ra 1,12 lít H2(00C, 2atm). Xác định CTPT của X?
A. C2H4(OH)2  B. C3H6(OH)2   C. C3H5(OH)2   D. C3H6(OH)3
Câu 6: Đốt cháy hòan toàn 1 mol ancol no X cần 3,5 mol oxi. Xác định CTCT của X?
A. C2H4(OH)2 B. C3H6(OH)2   C. C3H5(OH)2   D. C3H6(OH)3
Câu 7: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B được hỗn hợp Y gồm các olefin(anken). Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76gCO2. Vậy khi đốt cháy hòan toàn Y thì tổng khối lượng H2O và CO2 tạo ra là?
A. 2,94g      B. 1,76g       C. 2,76g         D. 2,48g
Câu 8: Cho 2,84g hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 4,6g chất rắn và V lít khí H2(đktc). CTPT 2 ancol (ancol) và gía trị V là?
A.CH3OH,C2H5OH,0,896lít  B.C2H5OH,C3H7OH,1,792 l    
C.C3H7OH, C4H9OH, 1,12lít       D.C2H3OH, C3H5OH, 2,24lít
Câu 9: Đốt cháy hòan toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2(đktc) và 7,65g H2O. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8lít H2(đktc). Biết tỉ khối hơi của mỗi chất trong X so với H2 đều nhỏ hơn 40. Xác định CTPT A và B?
A. C2H6O và CH4O            B. C2H6O và C3H8O    
C. C2H6O2 và C3H8O2       D. C3H8O2 và C4H10O2
Câu 10: Đốt cháy hòan toàn a(g) hỗn hợp hai ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic thu được 70,4gCO2 và 39,6gH2O. a có gía trị là?
A. 3,32g        B. 33,2g        C. 6,64g        D. 66,4g
Câu 11: Cho A (C6H5ONa) tác dụng với dung dịch HCl thu được chất B và muối NaCl. C là một đồng đẳng của B và có tỉ khối hơi so với không khí nhỏ hơn 4. Xác định CTPT của C?
A. C6H5OH      B. C7H8O       C. C8H10O      D. C7H6O
Câu 12: Cho 2 chất X và Y là đồng phân của nhau đều chứa C, H, và 1 nguyên tử Oxi, trong phân tử của chúng đều chứa vòng benzen. X có thể tác dụng với Na, NaOH còn Y chỉ tác dụng với Na. Xác định CTCT X, Y biết dX/O2= 3,375.
A.HOC6H4CH3vàC6H5CH2OH B.C6H5-O-CH3,C6H5CH2OH
C.C6H5-O-CH3,HOC6H4CH3    D.Không xác định được
Câu 13: Đốt cháy hòan toàn 1,22gam một ancol thơm đơn chức X thu được 3,52gam CO2. Xác định X?
A. C6H5OH        B. C7H8O        C. C8H10O      D. C7H6O
Câu 14: Cho 31gam hỗn hợp 2 phenol X và Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng vừad đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M. Xác định CTPT 2 phenol?
A. C6H5OH, C7H7OH          B. C7H7OH, C8H9OH 
C. C7H5OH, C8H7OH          D. C8H9OH, C9H11OH
Câu 15: Oxy hóa 4gam một ancol đơn chức X thu được 5,6g hỗn hợp B gồm andehit tương ứng, nước, và ancol dư. Xác định CTPT của X?
A. CH3OH   B. C2H5OH   C. C3H7OH   D. C4H9OH
Câu 16: A là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O trong đó: mC + mH =3,5mO. Đun nóng 2 ancol đơn chức mạch hở B, C với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được A. Xác định CTCT B và C?
A. CH3OH, CH2=CH-CH2OH   B. CH3OH,CH3-CH2-CH2OH
C.CH3CH2CH2OH,CH2=CHCH2OHD.CH3CH2OH,
CH2=CHCH2OH
Câu 17: A, B là 2 đồng phân trong đó A là hợp chất đơn chức, B là hợp chất đa chức, tất cả đều mạch hở và có cùng công thức đơn giản nhất là C2H4O. Xác định CTPT A và B?
A. C4H8O2    B. C2H4O2      C. C3H6O2     D. C3H8O3
Câu 18: A, B là 2 ancol đồng phân có cùng công thức C5H10O. Khi đun mỗi ancol với H2SO4 đặc ở 1700C thì A không thấy tạo anken, còn B tạo được anken C duy nhất, có cấu tạo mạch thẳng. Xác định tên A và B?
A. 2,2-dimeylpropanol-1, 3-metylbutanol-1    
B. 2,2-dimeylpropanol-1, 3-metylbutanol-2
C. pentanol-1, 3-metylbutanol-1   
D. Cả A và C
Câu 19: Đốt cháy  hòan toàn 12,4g chất hữu cơ A chỉ thu được hỗn hợp CO2 và hơi H2O.  Dẫn hỗn hợp này qua bình đựng dung dịch Ca(OH

File đính kèm:

  • dochoa 11 ancol.doc
Giáo án liên quan