Bài soạn Vật lí 8 tuần 1: Chuyển động cơ học

Tuần 1 Tiết 1

CHƯƠNG I CƠ HỌC

Bài 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- HS biết và nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

- HS hiểu và nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên: đặc biệt biết xác định trạng thái của các vật (chuyển động hay đứng yên) so với vật mốc.

- HS vận dụng nêu được ví dụ về các dạng chuyển động thường gặp (thẳng, cong, tròn)

 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng hoạt động nhóm

 3. Tình cảm thái độ: Hăng hái xây dựng bài

II. CHUẨN BỊ

 1/ Giáo viên : Tranh vẽ hình 11,12,13 SGK

 2/ Học sinh : Chuẩn bị SGK , SBT , vở ghi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lí 8 tuần 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 15 / 8 / 2014 Tuần 1 Tiết 1 
CHƯƠNG I CƠ HỌC 
Bài 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức:
- HS biết và nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- HS hiểu và nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên: đặc biệt biết xác định trạng thái của các vật (chuyển động hay đứng yên) so với vật mốc.
- HS vận dụng nêu được ví dụ về các dạng chuyển động thường gặp (thẳng, cong, tròn) 
 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng hoạt động nhóm
 3. Tình cảm thái độ: Hăng hái xây dựng bài
II. CHUẨN BỊ 
 1/ Giáo viên : Tranh vẽ hình 11,12,13 SGK
 2/ Học sinh : Chuẩn bị SGK , SBT , vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1. Ổn định tổ chức : VS - TT - SS 
 2. Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập 
GV nhắc nhở yêu cầu đối với môn vật lý 8
+ Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập
+ Tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm thí nghiệm..
+ GV phân chia mỗi lớp thành 4 nhóm, chỉ định nhóm trưởng giao nhiệm vụ. Nhóm trưởng phân công thư ký theo từng tiết học.
Tổ chức tình huống học tập
HS đọc phần thông tin SGK/3 để tìm các nội dung chính trong chương I.
 Đặt vấn đề: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây (Hình 1.1). Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không ? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
 3. Bài mới 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 (10 phút)
Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
GV: Y/c cả lớp thảo luận theo nhóm để trả lời C1.
GV: Yêu cầu một HS đọc thông tin trong SGK trang 4.
? Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
? Chuyển động cơ học là gì ?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời C2 và C3
HĐ 2 Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời C4, C5,C6 Và C7.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 5.
? Vì sao chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối ?
GV: Hoạt động cá nhân trả lời C8
HĐ 3 Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp.
- Lần lượt treo các hình 1.3a,b,c
- Nhấn mạnh:
+ quỹ đạo của chuyển động
+ các dạng của chuyển động
- Tổ chức Hs làm việc cá nhân để hoàn thành C9.
HĐ 4 Vận dụng
- Treo hình 1.4 SGK
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành C10, C11.
- Lưu ý: Có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc, vật chuyển động.
Các nhóm thảo luận:
- Vị trí của ô tô thay đổi so với cột điện bên đường.
- Vị trí chiếc thuyền thay đổi so với bờ sông.....
HS đọc
HS: Dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc.
HS trả lời
Các nhóm thảo luận:
C2: HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó
C3: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước, vì vị trí của người trên thuyền không đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên.
C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển độngvì vị trí người này thay đổi so với nhà ga.
C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi.
C6: (1) đối với vật nay
 (2) đứng yên
HS trả lời
HS: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất.
- C9: Hs tự tìm chuyển động cong, thẳng, tròn
C10: HS tự tìm ví dụ
C11: Ô tô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
I.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (chọn làm mốc) gọi là chuyển động cơ học.
II.Tínhtương đối của chuyển động và đứng yên:
Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
II. Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp:
Các dạng chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
III. Vận dụng:
 4. Củng cố 
Lần đầu tiên An được đi tàu hỏa, Tàu đang dừng ở sân ga cạnh đoàn tàu khác, bỗng An thấy tàu mình chạy . Một lúc sau nhìn thấy nhà ga vẫn đứng yên, An mới biết là tàu mình chưa chạy . Em hãy giải thích vì sao như vậy? 
Câu 1. Chuyển động cơ học là :
 A. sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác được chọn làm vật mốc
 B. sự thay đổi vận tốc của vật
 C. sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc
 D. sự thay đổi phương và chiều chuyển động của một vật
Câu 2. Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc?
	A. Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian
	B. Khi vật đó không thay đổi khoảng cách so với vật làm mốc theo thời gian
	C. Khi vật đó không thay đổi kích thước so với vật làm mốc theo thời gian
	D. Khi vật đó không thay đổi độ dài so với vật làm mốc theo thời gian
Câu 3. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối là do:
	A. quãng đường mà vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau
	B. vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác
	C. vận tốc của vật luôn không thay đổi so với các vật khác nhau
	D. dạng quĩ đạo chuyển động của vật không phụ thuộc vào vật mốc
Câu 4. Một cây cờ gắn trên một chiếc bè gỗ thả trôi theo dòng nước, phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Cây cờ đứng yên so với chiếc bè 
	B. Cây cờ đứng yên so với dòng nước
	C. Cây cờ chuyển động so với dòng nước
	D. Cây cờ chuyển động so với hàng cây bên bờ sông 
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
	B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
	C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
	D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Học bài theo sgk và vở ghi
 - Làm bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 SBT ( Đối với lớp điểm sáng )
 - Đọc phần có thể em chưa biết. 
 - Đọc trước bài vận tốc
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ninh Hòa, ngày..//2014
Duyệt của tổ trưởng 
.
Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docvat li 8.doc