Bài Soạn Sinh Học Lớp 9

II- Một số khái niệm:

- Tính trạng . Tính trạng tương phản

- Nhân tố di truyền

- Gen , Gen đồng hợp trội , đồng hợp lặn , Gen dị hợp tử

- Kiểu gen . Kiểu hình

- Cơ thể thuần chủng

- Tính trạng trội , lặn. Tính trạng trung gian.

III -Câu hỏi so sánh:

Câu 1: So sánh định luật đồng tính và định luật phân li.

 1. Những điểm giống nhau:

 - Đều là định luật phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng .

 - Đều chỉ nghiệm đúng trong trường hợp tính trạng trội phải trội hoàn toàn .

 - Thế hệ xuất phát (bố mẹ) phải thuần chủng về cặp tính trang tương phản .

 2. Những điểm khác nhau :

Định luật đồng tính Định luật phân ly

- Phản ánh KQ ở con lai F1 - Phản ánh kết quả ở con lai ở F2

- F1 đồng tính của bố hoặc mẹ, là tính trội. Còn tính lặn không xuất hiện

-F1 chỉ xuất hiện 1 kiểu gen dị hợp Aa -F2 phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

- F2 xuất hiện 3 kiểu gen với tỷ lệ

1AA : 2Aa : 1aa

- Kết quả kiểu hình F1 đều nghiệm đúng với mọi số lượng xuất hiện ở F1 - Kết quả kiểu hình F2 nghiệm đúng khi số lượng con lai thu được ở F2 phải đủ lớn

 

Câu 2: So sánh phép lai 1 cặp tính trạng trong hai trường hợp tính trội hoàn toàn và tính trội không hoàn toàn về cơ sở, cơ chế, kết quả ở F1 và F2

 1. Các điểm giống nhau:

 - Về cơ sở: Đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn

 - Về cơ chế: Quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự kết hựp giữa 2 cơ chế là phân ly của 2 cặp gen trong giảm phân tao giao tử và sự tổ hợp của các gen trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử

 - Về kết quả : Nếu P thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính và F2 đều có sự phân ly tính trạng

 F1đều mang kiểu gen dị hợp

 F2đều có tỷ lệ 1 đồng hợp trội:2 kiểu gen dị hợp : 1đồng hợp lặn

2. Các điểm khác nhau:

 

doc62 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài Soạn Sinh Học Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứ 7 của kỳ giữa lần phân bào thứ 5 . Vậy số tế bào con được tạo ra là: 24 = 16(tế bào).
 Số NST có trong các tế bào con là:
	16 .40 = 640 (NST kép)
d) 65giờ 40 phút = 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 10 giờ + 18 phút + 12 phút + 10 phút
 Như vậy tế bào đã xong 5 lần phân bào và đang ở kỳ sau của lần phân bào thứ 6. Vậy tế bào con được tạo ra là: 25 = 32 (tế bào)
Số NST có trong các tế bào con là
	2 .40 .32 = 2560 (NST đơn)
 e)76 giờ 45 phút = 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 10 giờ + 18 phút + 12 phút + 12 phút + 3 phút
Như vậy tế bào đã xong 6 lần nguyên phân và đang ở kỳ cuối của lần phân bào thứ 7.
TH1: Nếu tế bào chưa tách thì số NST trong tế bào là:
 26 . 40 = 2560 (NST đơn)
TH2 : Nếu tế bào tách thì số NST trong tế bào là:
	26.2 .40 = 5120 (NST đơn)
Bài 6:	 Có 35 tế bào trong cơ thể của chuột(2n = 40) cùng đồng loạt tiến hành nguyên phân 1 lần.
a) Hãy giải thích diễn biến NST và xác định số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào của mỗi kỳ : Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối (khi tế bào chất đã phân chia)
b)Trong lần nguyên phân nói trên, biết giai đoạn chuẩn bị kéo dài 6 phút, tỷ lệ thời gian giữa các kỳ trung gian: Đầu : Giữa : Sau : Cuối lần lượt bằng 37,5% : 25% : 18,75% : 12,5% : 6,25. Xác định thời gian của mỗi kỳ
Bài giải
a) Giải thích và xác định số NST cùng trạng thái ở mỗi kỳ
 * Kỳ trung gian : Các NST tiến hành bị phân đôi, mỗi NST hình thành một NST kép gồm 2 Crômatít giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. Mỗi tế bào có 2n NST kép. Số NST kép trong tế bào ở kỳ này là:
2n (NST kép) . 35 = 40 . 35 = 1400 (NST kép)
 * Kỳ giữa : Các NST kép trong tế bào bắt đầu co xoắn lại . Mỗi tế bào có 2n NST kép. Số NST kép trong các tế bào ở kỳ này là:
	2n( NST kép) . 35 = 40.35 = 1400 (NST kép)
 * Kỳ sau: Mỗi NST kép trong tế bào tách tâm động tạo 2n NST đơn phân ly về 2 cực tế bào. Số NST trong mỗi tế bào lúc này là 4n NST đơn. Số NST cùng trạng thái trong 35 tế bào là:
	4n . 35 = 40 .2.35 = 2800 (NST đơn)
 *Kỳ cuối: Khi tế bào chất đã phân chia, mỗi tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST đơn tháo xoắn tối đa. Số NST cùng trạng thái trong các tế bào lúc này là:
2n . 35 .2 = 40.35.2 = 2800 (NST đơn)
b)Thời gian của mỗi kỳ. Theo đầu bài ra ta có:
Trung gian : Đầu : Giữa : Sau: Cuối = 37,5% : 25% : 18,75% : 12,5% : 6,25% 
	 = 6 : 4 : 3 : 2 : 1
	Theo đề bài, giai đoạn chuẩn bị kéo dài 6 phút.Vậy thời gian cho mỗi kỳ là:
Kỳ trung gian : 6 phút
Kỳ đầu : 4 phút
Kỳ giữa : 3 phút
Kỳ sau : 2 phút
- Kỳ cuối : 1 phút
Tuần 
Ngày soạn : 
Buổi 
ngày dạy : 
Giảm phân
Chữa bài tập về nhà
a) Giải thích và xác định số NST cùng trạng thái ở mỗi kỳ
 * Kỳ trung gian : Các NST tiến hành bị phân đôi, mỗi NST hình thành một NST kép gồm 2 Crômatít giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. Mỗi tế bào có 2n NST kép. Số NST kép trong tế bào ở kỳ này là:
2n (NST kép) . 35 = 40 . 35 = 1400 (NST kép)
 * Kỳ giữa : Các NST kép trong tế bào bắt đầu co xoắn lại . Mỗi tế bào có 2n NST kép. Số NST kép trong các tế bào ở kỳ này là:
	2n( NST kép) . 35 = 40.35 = 1400 (NST kép)
 * Kỳ sau: Mỗi NST kép trong tế bào tách tâm động tạo 2n NST đơn phân ly về 2 cực tế bào. Số NST trong mỗi tế bào lúc này là 4n NST đơn. Số NST cùng trạng thái trong 35 tế bào là:
	4n . 35 = 40 .2.35 = 2800 (NST đơn)
 *Kỳ cuối: Khi tế bào chất đã phân chia, mỗi tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST đơn tháo xoắn tối đa. Số NST cùng trạng thái trong các tế bào lúc này là:
2n . 35 .2 = 40.35.2 = 2800 (NST đơn)
b)Thời gian của mỗi kỳ. Theo đầu bài ra ta có:
Trung gian : Đầu : Giữa : Sau: Cuối = 37,5% : 25% : 18,75% : 12,5% : 6,25% 
	 = 6 : 4 : 3 : 2 : 1
	Theo đề bài, giai đoạn chuẩn bị kéo dài 6 phút.Vậy thời gian cho mỗi kỳ là:
Kỳ trung gian : 6 phút
Kỳ đầu : 4 phút
Kỳ giữa : 3 phút
Kỳ sau : 2 phút
- Kỳ cuối : 1 phút
A -phần Lý thuyết giảm phân
 * Lần phân bào thứ nhất:
Trước khi bước vào phân bào I kỳ trung gian mỗi nhiễm sắc thể tự nhân đôi tạo thành nhiễm sắc thể kép.
Kỳ đầu I: Các nhiễm sắc thể bắt đầu xoắn và co lại, tiếp đó là quá trình tiếp hợp có thể xảy ra sự trao đổi từng đoạn tương ứng giữa các nhiễm sắc thể, sau khi tiếp hợp các nhiễm sắc thể kép lại tách nhau ra.
Kỳ giữa I: Các nhiễm sắc thể kép tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kỳ sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp đồng dạng được tách ra và phân ly về một cực tế bào một cách độc lập.
Kỳ cuối I: Tại mỗi cực nhiễm sắc thể vẫn giữ nguyên hình dạng ở kỳ sau và ở tế bào con số nhiễm sắc thể kép đã giảm đi một nửa.
 * Lần phân bào thứ hai:
Xảy ra sau một kỳ trung gian rất ngắn, lần này các nhiễm sắc thể đang ở trạng thái kép nên không tự nhân đôi nữa. Kỳ đầu II có thể xem như không có.
Bước sang kỳ giữa II: Các nhiễm sắc thể kép tập hợp ở mặt phẳng xích đạo, các nhiễm sắc thể đơn bắt đầu tách nhưng vẫn dính nhau ở tâm động.
Kỳ sau II: Các nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động và phân ly về hai cực của tế bào.
Kỳ cuối II : Bốn tế bào con được hình thành, mỗi tế bào con chứa bộ nhiễm sắc thể bằng một nửa ở tế bào mẹ.
 	Như vậy sự kiện quan trọng nhất trong giảm phân là: ở kỳ đầu lần phân bào I có sự tiếp hợp giữa nhiễm sắc thể của cặp đồng dạng ( Có thể xảy ra sự trao đổi chéo giữa các đoạn ). Kỳ giữa lần phân bào I các cặp nhiễm sắc thể kép (đồng dạng) tập hợp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và sang kỳ sau mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp đồng dạng phân ly về một cực để tạo thành hai tế bào con có số nhiễm sắc thể giảm đi một nửa (từ 2n thành n nhiễm sắc thể nhưng ở trạng thái kép).
Giữa hai lần phân bào I và II không có kỳ trung gian và nhiễm sắc thể không tự nhân đôi. Các nhiễm sắc thể kép tập hợp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo rồi tách nhau ở tâm động để n nhiễm sắc thể kép tạo thành n nhiễm sắc thể đơn, nhiễm sắc thể đơn phân ly về hai cực để chia đều cho hai tế bào con ( chứa n nhiễm sắc đơn). Vậy từ một tế bào mẹ ban đầu có 2n NST sẽ cho 4 tế bào con có n NST. Nhờ đó khi thụ tinh tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài .
Qua trình bày ở trên ta thấy nội dung sách giáo khoa viết về sự biến đổi, vận động của nhiễm sắc thể về cơ bản đã mô tả được. Tuy nhiên việc hiểu quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian là mỗi nhiễm sắc thể tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể mới giống hệt nó. Nhiễm sắc thể con vẫn dính với nhiễm sắc thể mẹ ở tâm động là chưa thật đầy đủ và chính xác, bởi lẽ sự phân đôi của nhiễm sắc thể có liên quan đến sự nhân đôi của ADN. Vì vậy từ một nhiễm sắc thể nhân đôi tạo thành hai nhiễm sắc thể thực chất hai nhiễm sắc thể mới tạo thành đều có sự thay đổi thành phần trong đó có vật chất gốc của mẹ và vật chất mới tổng hợp nên do vậy hai nhiễm sắc thể này ngang hàng nhau chứ không thể coi là một nhiễm sắc thể mẹ và một nhiễm sắc thể con. 
Bài tập
Dạng bài tập phần giảm phân
* Tóm tắt kiến thức
Xét một tế bào sinh dục chứa bộ NST 2n giảm phân có.
- Số tế bào con được tạo ra : 4
- Số giao tử chứa bộ nhiễm sắc thể n được tạo ra:
 	+ 1 tế bào sinh dục đực chứa bộ NST 2n giảm phân tạo ra 4 giao tử đực (n)
 	 + 1 tế bào sinh dục cái chứa bộ NST 2n giảm phân tạo ra 1 giao tử cái ( chứa n NST) và 3 thể định hướng ( chứa n NST )
- Số nhiễm sắc thể đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp là 2n
 Bài1: Giả sử một tế bào động vật có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng hình chữ V, ở một trong các lần phân bào đã xuất hiện giai đoạn được thể hiện như hình vẽ:
1. Hãy xác định đây là giai đoạn nào trong nguyên phân hay trong giảm phân?
2.Sau khi phân bào hoàn thành, hai tế bào được tạo ra. Hai tế bào này tiếp tục phân chia tạo 4 tế bào con, hãy xác định số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con? Tính số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể mà môi trường cung cấp cho sự phân bào đó.
Bài giải
 1. Hình vẽ không có màng nhân, có thoi vô sắc, 2NST kép trong cặp tương đồng đang phân ly về 2 cực của tế bào nên đó là kỳ sau của giảm phân lần thứ nhất.
2. Xác định số NST trong mỗi tế bào con.
 Kết thúc giảm phân thứ nhất 2 tế bào con được tạo ra mỗi tế bào con có 1NST kép.
 Kết thúc giảm phân thứ hai 4 tế bào con được tạo ra mỗi tế bào con có 1NST đơn.
3.Tính số nguyên liệu tương đương : Lần phân bào thứ 2 của giảm phân NST kép không có hiện tượng tự nhân đôi nên số nguyên liệu môi trường cung cấp là không có.
Bài 2: Một tế bào sinh dục chín của 1 loài sinh vật giảm phân bình thường . Xét 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng ký hiệu AaBb.
	Hãy xác định kí hiệu của 2 cặp nhiễm sắc thể trên tại các thời điểm: Kỳ đầu I, kỳ giữa I, kỳ sau I, kỳ cuối I, kỳ đầu II, kỳ giữa II, kỳ sau II, kỳ cuối II.
Bài giải
 Ký hiệu của 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng AaBb tại từng thời điểm:
 - Kỳ đầu I: Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi tạo thành nhiễm sắc thể kép.
Ký hiệu : AAaaBBbb
 - Kỳ giữa I: Nhiễm sắc thể vẫn có ở trạng thái kép. Ký hiệu : AAaaBBbb 
 - Kỳ sau 1: Nhiễm sắc thể kép phân ly độc lập về 2 cực tế bào theo mọi cách có thể có. Ký hiệu : Có 2 khả năng xảy ra:
+ AABB .aabb và AABB. aabb
+ AAbb . aaBB và AAbb. aaBB
 - Kỳ cuối I : Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép. Ký hiệu: AABB và aabb , hoặc AAbb và aaBB
 - Kỳ đầu II : Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép. Ký hiệu : AABB và aabb, hoặc AAbb và aaBB
 - Kỳ giữa II : Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép và xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo . Ký hiệu: AABB và aabb , hoặc AAbb và aaBB
 - Kỳ sau II : Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành 2 nhiễm sắc thể đơn. Ký hiệu : AB. AB và ab .ab , Hoặc Ab .Ab và aB. aB 
 - Kỳ cuối II: Các nhiễm sắc thể đơn tổ hợp lại thành bộ nhiễm sắc thể n (đơn) trong mỗi tế bào con. Ký hiệu: AB và ab, hoặcAb và aB
Bài tập về nhà
Bài tập: Một tế bào sinh dục chín của ruồi giấm đực có ký hiệu bộ nhiễm sắc thể là Aa Bb Dd XY. Hãy xác định các ký hiệu có thể có của bộ nhiễm sắc thể ở kỳ giữa I theo các cách sắp xếp khác nhau?
Lý thuyết
Câu 1: Nêu ý nghĩa di truyền của các hoạt động sau đây của NST trong nguyên phân: duỗi xoắn, đóng xoắn, nhân đôi , phânly ,xếp trên mặ

File đính kèm:

  • docsinh hoc boi duong HSG SINH 9.doc