Bài: Ôn tập đàu năm

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Ôn tập và hệ thống kiến thức trọng tâm, cơ bản của chương trình hóa học lớp 10, giúp học sinh thuận lợi khi tiếp thu kiến thức hóa học lớp 11.

 - Cấu tạo nguyên tử.

 - BTH các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

 - Liên kết hóa học

 - Phản ứng hóa học

 - Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

2. Kỹ năng:

Củng cố lại một số kỹ năng

 - Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố.

 - Từ cấu hình electron xác định vị trí nguyên tố và ngược lại.

 - So sánh tínhchất các nguyên tố dự vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất ngtố.

 - Mô tả sự hình thành các loại liên kết hóa học

 - Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử

 - Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và cân bằng hóa học để điều khiển phản ứng.

II/ Phương pháp:

Sử dụng hệ thống bài tập giúp học sinh nhớ lại và tổng hợp các kiến thức đã được học.

III/ Tổ chức dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài: Ôn tập đàu năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/09/2007
Tiết: 
Bài: ÔN TẬP ĐÀU NĂM
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Ôn tập và hệ thống kiến thức trọng tâm, cơ bản của chương trình hóa học lớp 10, giúp học sinh thuận lợi khi tiếp thu kiến thức hóa học lớp 11.
	- Cấu tạo nguyên tử.
	- BTH các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn 
	- Liên kết hóa học 
	- Phản ứng hóa học
	- Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
2. Kỹ năng:
Củng cố lại một số kỹ năng
	- Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố.
	- Từ cấu hình electron xác định vị trí nguyên tố và ngược lại.
	- So sánh tínhchất các nguyên tố dự vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất ngtố.
	- Mô tả sự hình thành các loại liên kết hóa học
	- Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử
	- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và cân bằng hóa học để điều khiển phản ứng.
II/ Phương pháp:
Sử dụng hệ thống bài tập giúp học sinh nhớ lại và tổng hợp các kiến thức đã được học.
III/ Tổ chức dạy học:
Bài 1: 
a. Cho các nguyên tố A,B,C có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11,12,13
	- Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố đó.
	- Xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hòan
	- Cho biết tên nguyên tố và ký hiệu hóa học của các nguyên tố đó.
	- Viết công thức oxi cao nhất của các nguyên tố đó.
	- Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính kim lọai tăng dần và các oxit có tinh bazơ giảm dần.
b. Cho các nguyên tố X,Y,Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 7,15,33
	- Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố đó.
	- Xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hòan
	- Cho biết tên nguyên tố và ký hiệu hóa học của các nguyên tố đó.
	- Viết công thức oxi cao nhất của các nguyên tố đó.
	- Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính phi kim tăng dần và các oxit có tinh giảm giảm dần.
Bài 2: 
a. Dựa vào sự sen phủ các obitn hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2, Cl2, HCl.
b. Dựa vào thuyết lai hóa hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử CH4, C2H4, và C2H2 
c. Mô tả sự hình thành cặp electron dùnh chung giữa N và H trong NH4+ .
Bài 3: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. KMnO4 + HCl à KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
b. FeS2 + O2 à Fe2O3 + SO2 
c. Mg + HNO3 à Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
d. NaClO + KI + H2SO4 à I2 + NaCl + K2SO4 + H2O
e. Al + Fe2O3 à Al2O3 + Fe 
Bài 4: Cho phản ứng xảy ra trong bình kín:
CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (khí); ΔH = 78kJ.
a. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
b. căn bằng sẽ chuyễn về phía nào khi:
	- Giảm nhiệt độ phản ứng.
	- Thêm khí CO2 vào bình.
	- Tăng dung tích bình phản ứng.
Bài 5: Trong các cặp chất sau đây, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn. Hãy giảit thích.
a. Ở cùng nhiệt độ: Zn + CuSO4 (2M) và Zn + Cu (4M)
b. Ở cùng nhiệt độ: Zn (viên) + CuSO4(2M) và Zn (bột) + CuSO4(2M)
c. Zn (viên) + CuSO4 (2M) ở 250C và Zn (viên) + CuSO4 (2M) ở 500C
IV/ Hướng dẫn giải bài tập:
Bài 1: A (Z = 11)
a. Cấu hình electron: 1s22s22p63s1 
Vị trí: Nhóm IA, chu kỳ 3. Tên là Natri, ký hiệu nguyên tố là Na
Công thức oxit Na2O 
Tương tự với Mg và Al.
Tính kim loại: Al < Mg < Na 
b. X (Z = 7)
Cấu hình electron: 1s22s22p3
Vị trí : Nhóm VA, chu kỳ 2. Tên nguyên tố là Nitơ , N
Công thức Công thức oxit là: N2O5
Tương tự với P và As.
Tính phi kim: N > P > As
Bài 2: 
a. Phân tử H2: Mỗi nguyên tử có 1electron trên obitn 1s. hai obitan sen phủ nhau, đó là sen phủ s-s. Phân tử H2 hình thành nhò liên kết đơn.
b. 	Phân tử: CH4 nguyên tử C có lai hóa sp3
	Phân tử C2H4 nguyên từ C có lai hóa sp2 
Phân tử C2H2 nguyên tử có lai hóa sp.
c. Trong thành phần NH4 có 1 liê n kết chỉ do nguyên tử N góp chung vào. 
Bài 3: Lập các phương trình hóa học :
a. 2KMnO4 + 16HCl à 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8 H2O
b. 4Fe2O3 + 11O2 à 4Fe2O3 + 8SO2
Bài 4: 
CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (khí); ΔH = 78kJ.
a. Phản ứng thê thu nhiệt vì ΔH > 0
b. Theo nguyên lý chuyển dịcg cân bằng thì:
- Cân bằng chuyển sang chiều ngịch khi giảm nhiệt độ phản ứng.
- Căn bằng chuyển theo chiều nghịch khi thêm CO2 
- Căn bằng sẽ chuyễn dịch theo chiều thuận khi tăng dung dịch bình.
Bài 5: 
a. Ở cùng nhiệt độ, phản ứng Zn + CuSO4 ( 4M) có tốc độ lớn hơn.
b. Ở cùnh nhiệt độ Zn(bôt) + CuSO4 (2M) có tốc độ lớn hơn vì cómặt tiếp xúc lớn hơn.
c. Phản ứng Zn(viên) + CuSO4 )(2M) ở 500C có tốc độ lớn hơn. 
IV. Rút kinh nghiệm:  ....
Nhận xét của tổ trưởng CM
.............................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docon tap dau nam.doc
Giáo án liên quan