Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 7 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

Tập làm văn

 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

Đề bài:

Lời của người cha nói với con trong đoạn thơ sau:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Người đồng mình yêu lắm con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

 (Nói với con – Y Phương, Sách Ngữ văn 9, tập II, trang 73)

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7

* Mức tối đa:

a. Về phương diện nội dung (8,0 điểm).

Trên cơ cơ sở phân tích đoạn của bài thơ Nói với con của Y Phương làm rõ được: Lời của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình và quê hương.

Học sinh có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, song về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Mở bài (0.5 điểm).

- Giới thiệu khái quát tác giả, bài thơ.

 - Nêu cảm nhận chung về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: Lời của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình và quê hương.

* Thân bài (7,0 điểm).

- Giới thiệu khái quát về bài thơ: (hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ).

- Nêu vị trí, nội dung chính của đoạn thơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 7 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀI KIỂM TRA NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN NGỮ VĂN 9
Tuần 28 - Tiết 139 + 140: Tập làm văn	
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
Đề bài:
Lời của người cha nói với con trong đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Người đồng mình yêu lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
 (Nói với con – Y Phương, Sách Ngữ văn 9, tập II, trang 73)
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7
* Mức tối đa:	
a. Về phương diện nội dung (8,0 điểm). 
Trên cơ cơ sở phân tích đoạn của bài thơ Nói với con của Y Phương làm rõ được: Lời của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình và quê hương.
Học sinh có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, song về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Mở bài (0.5 điểm). 
- Giới thiệu khái quát tác giả, bài thơ.
	- Nêu cảm nhận chung về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: Lời của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình và quê hương.
* Thân bài (7,0 điểm).
- Giới thiệu khái quát về bài thơ: (hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ).
- Nêu vị trí, nội dung chính của đoạn thơ.
- Phân tích đoạn thơ để làm rõ Lời của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình và quê hương.
	* Cội nguồn sinh dưỡng của con là gia đình:
- Không khí gia đình, đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. (phân tích thơ)
	* Con lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương:
- Hình ảnh người đồng mình trong lao động: cần cù, vui tươi được gợi ra qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc. Họ có tấm lòng nhân hậu, tâm hồn lạc quan yêu đời. Trong lao động họ là nghệ sĩ, trong sinh hoạt văn hóa họ càng nghệ sĩ hơn. ( phân tích thơ)
- Quê hương giàu đẹp, nghĩa tình, thơ mộng. (phân tích thơ)
	*Người cha nhớ về kỉ niệm đẹp của đời mình mong con hiểu cội nguồn đã sinh dưỡng con để con yêu cuộc sống này hơn, con sống tốt hơn. ( phân tích thơ)
- Nghệ thuật: Giọng điệu thiết tha, trìu mến; xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ; cách dùng từ ngữ giản dị, chân chất theo phong cách người miền núi
- Đánh giá: Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ ca của Y Phương. Tâm hồn người miền núi nói riêng và tâm hồn người Việt nói chung được biểu hiện thật trong sáng, chân thực và đầy sức mạnh. Những chân lí đơn sơ về giá trị con người được tái tạo trong một thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ nhưng giàu cảm xúc
* Kết bài (0.5 điểm).
- Khẳng định lại giá trị đoạn thơ.
- Liên hệ bản thân...
b. Về phương diện hình thức (2.0 điểm):	
- HS biết cách làm kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ.
- Bố cục bài viết rõ ràng, thể hiện được cách tiếp cận, hiểu sâu một văn bản thơ trữ tình, lập luận chặt chẽ; dùng từ, đặt câu tốt, văn viết có cảm xúc.
* Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
* Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_viet_bai_tap_lam_van_so_7_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc
Giáo án liên quan