Bài Kiểm Tra Trắc Nghiệm Phần Cấu Tạo Nguyên Tử – Hệ Thống Tuần Hoàn – Phản Ứng Oxi Hoá Khử

Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:

X1: 1s22s22p63s23p64s2

X2: 1s22s22p63s23p3

X3: 1s22s22p63s23p5

X4: 1s22s22p63s23p1

X5: 1s22s22p63s2

X6: 1s22s22p63s23p63d104s24p1

Dùng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi 1 và 2 sau:

Câu 1: Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì là:

A: X1, X2,X3, X5 B: X1, X4, X5, X6 C: X2, X3, X4, X5 D: X3, X4, X5, X6

Câu 2: Các nguyên tố sau là kim loại:

A: X1, X2,X3, X4 B: X2, X3,X4, X5 C: X3, X4,X5, X6 D: X1, X4,X5, X6

Câu 3: Một anion R3- có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 3p6. Vậy cấu hình electron của nguyên tử R là:

A: 1s22s22p5 B: 1s22s22p63s23p3 C: 1s22s22p63s1 D: 1s22s22p63s23p64s2

Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tố 19X39 là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy nguyên tố X có đặc điểm:

A: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, phân nhóm chính nhóm I.

B: Số nơtron trong nguyên tử X là 20.

C: X là kim loại mạnh, cấu hình electron của ion Xn+ là: 1s22s22p63s23p6.

D: Cả A, B, C đều đúng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Kiểm Tra Trắc Nghiệm Phần Cấu Tạo Nguyên Tử – Hệ Thống Tuần Hoàn – Phản Ứng Oxi Hoá Khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra trắc nghiệm
phần Cấu tạo nguyên tử – HTTH – Phản ứng oxi hoá khử.
Thời gian: 45 phút.
Họ và tên: Lớp: 
Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:
X1: 1s22s22p63s23p64s2
X2: 1s22s22p63s23p3
X3: 1s22s22p63s23p5
X4: 1s22s22p63s23p1
X5: 1s22s22p63s2
X6: 1s22s22p63s23p63d104s24p1
Dùng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi 1 và 2 sau:
Câu 1: Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì là:
A: X1, X2,X3, X5 B: X1, X4, X5, X6 C: X2, X3, X4, X5 D: X3, X4, X5, X6
Câu 2: Các nguyên tố sau là kim loại:
A: X1, X2,X3, X4 B: X2, X3,X4, X5 C: X3, X4,X5, X6 D: X1, X4,X5, X6
Câu 3: Một anion R3- có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 3p6. Vậy cấu hình electron của nguyên tử R là:
A: 1s22s22p5 B: 1s22s22p63s23p3 C: 1s22s22p63s1 D: 1s22s22p63s23p64s2
Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tố 19X39 là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy nguyên tố X có đặc điểm:
A: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, phân nhóm chính nhóm I.
B: Số nơtron trong nguyên tử X là 20.
C: X là kim loại mạnh, cấu hình electron của ion Xn+ là: 1s22s22p63s23p6.
D: Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Nguyên tố X tạo hợp chất với Brôm là XBr3. Công thức oxit nào của X viết đúng:
A: XO3 B: X2O3 C: XO D: X3O2
Câu 6: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của số thứ tự nguyên tử:
A: Bán kính nguyên tử và độ âm điện tăng.
B: Bán kính nguyên tử và độ âm điện giảm.
C: Bán kính nguyên tử tăng và độ âm điện giảm.
D: Bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng.
Câu 7: Hỗn hợp M gồm hai khí CO2 và N2 có tỉ khối so với hiđro là 18. Vậy thành phần % theo thể tích hai khí trong hỗn hợp là:
A: 50% và 50% B: 40% và 60% C: 80% và 20% D: 45% và 55%
Câu 8: Tỉ khối hơi của oxi so với khí X là 2. Khối lượng phân tử của X là:
A: 8 B: 16 C: 32 D: 64
Câu 9: Khảo sát một phân nhóm chính có kết luận sau:
A: Trong một PNC, đi từ trên xuống dưới, tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
B: Trong một PNC, đi từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm dần.
C: Trong một PNC, đi từ trên xuống dưới, độ âm điện của nguyên tố tăng dần.
D: Tất cả các điều khẳng định trên là sai.
Câu 10: Khảo sát một chu kì có kết luận sau:
A: Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm dần.
B: Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm dần.
C: Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
D: Tất cả các điều khẳng định trên đều đúng.
Câu 11: Trong phản ứng oxi hoá - khử,chất khử là:
A: Chất nhận electron B: Chất cho electron 
C: Có thể nhường và nhận electron D: Không nhường và nhận electron.
Câu 12: Axit HNO3 là:
A: Chất khử mạnh. B: Chất oxi hoá mạnh. 
C: Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử D: Không phải chất oxi hoá và chất khử.
Câu 13: Số oxi hoá của cacbon được xếp tăng dần theo thứ tự sau:
A: CO, CH2O, CH4, CO2 B: CH4, C, CO2, CO32-
C: CH4, C, CO, CO32- D: CH3Cl, CO, CO2, C
Câu 14: Định nghĩa về đồng vị nào sau đây đúng:
A: Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số nơtron, khác nhau số prôton.
B: : Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số nơtron, khác nhau số prôton
C: : Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số prôton, khác nhau số nơtron
D: : Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số proton, khác nhau số nơtron 
Câu 15: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì 3 có tất cả bao nhiêu nguyên tố:
A: 8 B: 18 C: 32 D: 36
Câu 16: Cho các nguyên tố sau: 12X, 11Y, 13Z, 19T. Chọn cách sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại.
A: T,Y,X,Z. B: Z,X,T,Y. C: Z,X,Y,T . D: Y,T,X,Z
Câu 17: Điều khẳng định nào sau đây đúng:
A: Trong phản ứng oxi hoá - khử, có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
B: Trong phản ứng oxi hoá- khử, chất khử có số oxi hoá tăng, chất oxi hoá có số oxi hoá giảm.
C: Trong phản ứng oxi hoá - khử, có sự cho và nhận electron.
D: Các điều khẳng định trên đều đúng.
Câu 18: Trong một bình kín thể tích không đổi chứa đầy hỗn hợp khí N2 và O2 . Bơm thêm oxi vào bình và giữ nguyên bình ở nhiệt độ ban đầu. Nhận thấy:
A: áp suất bình giảm.
B: áp suất bình tăng.
C: áp suất bình không đổi.
D: Cả ba điều trên đều sai.
Câu 19: Hệ số của phương trình phản ứng sau lần lượt là:
 KMnO4 + HCl ---> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
A: 2, 14, 2, 2, 5, 14. B: 2, 2, 2, 5, 14, 8. C: 2, 16, 2, 5, 2, 8. D: 2, 16, 2, 2, 5, 8.
Câu 20: Tỉ khối hơi của khí A so với khí B (dA/B) là:
A: Tỉ số khối lượng của khí A so với khí B.
B: Tỉ số khối lượng của một thể tích khí A so với khối lượng của một thể tích khí B.
C: Tỉ số khối lượng phân tử của khí A so với khối lượng phân tử của khí B.
D: Tỉ số khối lượng của một thể tích khí A so với khối lượng của một thể tích khí B ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.

File đính kèm:

  • docde kt2- CTNT.doc