Bài kiểm tra tổng hợp vòng I môn Hoá học - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Câu I. (3,0 điểm):

1. Từ các hóa chất: KClO3, FeS, Fe và dung dịch HCl, với các thiết bị và chất xúc tác có đủ.

a. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế 5 chất khí khác nhau.

b. Cho 5 chất khí trên tác dụng vừa đủ với nhau từng đôi một. Viết các PTHH xảy ra.

2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất sau ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: AlCl3, Al2O3, CuCl2, KCl, CuO.

3. Mô tả hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi:

a. Đổ từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 và ngược lại,

b. Sục từ từ khí CO2 vào dd Ba(OH)2 đến dư.

c. Cho mẩu Na vào dd CuSO4

d. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd Na2CO3 và ngược lại.

Câu II. (1,25 điểm): Hãy xác định các chất từ A1 → A11 và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

 (1)

 (2)

 (3)

 (4)

 (5)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra tổng hợp vòng I môn Hoá học - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
NĂM HỌC 2011 - 2012
BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP VÒNG I
Môn: Hoá học
Ngày 17/10/2011
Câu I. (3,0 điểm):
1. Từ các hóa chất: KClO3, FeS, Fe và dung dịch HCl, với các thiết bị và chất xúc tác có đủ. 
a. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế 5 chất khí khác nhau. 
b. Cho 5 chất khí trên tác dụng vừa đủ với nhau từng đôi một. Viết các PTHH xảy ra.
2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất sau ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: AlCl3, Al2O3, CuCl2, KCl, CuO. 
3. Mô tả hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi:
a. Đổ từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 và ngược lại,
b. Sục từ từ khí CO2 vào dd Ba(OH)2 đến dư.
c. Cho mẩu Na vào dd CuSO4
d. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd Na2CO3 và ngược lại.
Câu II. (1,25 điểm): Hãy xác định các chất từ A1 → A11 và hoàn thành các phương trình hóa học sau: 
 (1)	
 (2)
	(3)
	 (4)	
 (5)
Biết: A3 là muối Sắt clorua, nếu lấy 1,27 gam A3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, đến khi phản ứng kết thúc thu được 2,87 gam kết tủa.
Câu III (1,75 điểm): Dung dịch A chứa a mol CuSO4 và b mol FeSO4. Xét ba thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Thêm c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được dung dịch 3 muối.
Thí nghiệm 2: Thêm 2c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được dung dịch 2 muối.
Thí nghiệm 3: Thêm 3c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được dung dịch 1 muối.
a. Tìm mối quan hệ của a, b, c trong từng thí nghiệm.
b. Nếu a = 0,2; b = 0,3 và số mol của Mg là 0,4 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Câu IV. (3 điểm): Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IIA thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Hòa tan 3,6 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 dư, thu được khí Y. cho toàn bộ lượng khí Y hấp thụ hết bởi dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 7,88 gam kết tủa.
a. Hãy xác định công thức của hai muối và tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong X.
b. Cho 7,2 gam hỗn hợp X và 6,96 gam FeCO3 vào một bình kín chứa 5,6 lit không khí (đktc). Nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z. Tính thành phần % theo số mol các chất trong Z.
c. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp chất rắn thu được sau khi nung. 
Giả sử trong không khí oxi chiếm 1/5 và nitơ chiếm 4/5 về thể tích.
Câu V: (1,0 điểm): Dùng CO để khử hoàn toàn m gam bột sắt oxit (FexOy), dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 500 ml dd Ba(OH)2 0,1M, thu được 4,925 gam kết tủa. Tính số mol khí CO2 sinh ra?
(Ba = 137; C = 12; O = 16; N = 14; Fe = 56; Mg = 24; Ca = 40; Ag = 108; Cl = 35,5)
-------------------------------Hết --------------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
I
(3 đ)
1
(1đ)
Điều chế 5 chất khí:
2KClO3 2KCl + 3O2
KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 +3H2O
FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
4FeS + 7O2 2Fe2O3 + 4SO2
* Cho 5 chất khí tác dụng với nhau từng đôi một là: 
3O2 + 2H2S2SO2 + 2H2O
O2 + 2SO22SO3
O2 + 2H22H2O
Cl2 + H2 2HCl
Cl2 + 2H2S S + 2HCl
2H2S + SO2 3S + 2H2O
2
(1đ)
- Hòa tan hỗn hợp vào nước thu được 2 phần 
Phần tan gồm: AlCl3, CuCl2, KCl
Phần không tan gồm: Al2O3, CuO.
- Cho phần không tan tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc tách thu được CuO, còn Al2O3 tan thành dung dịch: 
Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
Sục khí CO2 dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi, thu được Al2O3
NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
- Phần tan: cho tác dụng với dung dịch KOH dư, lọc lấy kết tủa rồi cho tác dụng với HCl dư sau đó cô cạn dung dịch thu được CuCl2
CuCl2 + 2KOH Cu(OH)2 + 2KCl
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
Sục khí CO2 dư vào dung dịch lọc lấy kết tủa cho tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó cô cạn dung dịch AlCl3
KAlO2 + CO2 +2H2O Al(OH)3 + KHCO3
Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O
Phần dung dịch còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được KCl
KHCO3 + HCl KCl + 2H2O + CO2 
3
(1đ)
a. Xuất hiện kết tủa trắng, lắc không tan.
Ngược lại, xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa tan ra khi lắc nhẹ vì NaOH dư
3NaOH + AlCl3 -> 3NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O
b. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
CO2 + Ba(OH)2 -> BaCO3 + H2O
BaCO3 + 2CO2 + 2H2O -> Ba(HCO3)2
c. Mẩu Na tan dần, có khí không màu thoát ra, màu xanh của dd nhạt dần, xuất hiện kết tủa xanh.
2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
CuSO4 +2NaOH -> Cu(OH)2 + Na2SO4
d. Lúc đầu chưa hiện tượng gì, sau một thời gian có chất khí không màu bay lên do lúc đầu thiếu HCl.
HCl + Na2CO3 -> NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O
Ngược lại, có khí không màu thoát ra ngay từ ban đầu do dư HCl
2HCl + Na2CO3 -> 2NaCl + CO2 + H2O
II
(1,25)
Gọi muối sắt clorua là FeClx ta có phương trình sau:
FeClX + xAgNO3 Fe(NO3)x + xAgCl
nAgCl = 2,87/143,5=0,02mol (mol)
Vậy A3 là FeCl2.
Thay các chất thích hợp vào ta có các PTHH:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1)
(A1) (A2) (A3) (A4)
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl (2)
(A3) (A5) (A6) (A7)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 (3)
(A6) (A8) (A9) (A10)
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O (4)
(A10) (A11) (A9)
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (5)
(A11) (A4) (A1) (A9)
III
(1,75 đ)
TN1: Thu được 3 muối nên CuSO4 còn dư:
 Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
 c a
=> c < a: dung dịch chứa CuSO4, MgSO4, FeSO4
TN2: Thu được 2 muối:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
 2 c a
Khi a = 2c: dung dịch có 2 muối là MgSO4 và FeSO4
 Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
2c-a b
Khi b > 2c-a thì dung dịch có 2 muối MgSO4 và FeSO4 dư
Vậy a 2c < a+b 
TN3: Thu được 1 muối 
Khi 3c a+b dung dịch chỉ có 1 muối MgSO4
 Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
 0,2 0,2 0,2
 Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
 0,2 0,2 0,2
 mchất rắn = 64.0,2 + 0,2.56 = 24 gam 
IV
(3)
(1 đ)
(1 đ)
(1đ)
a. Đặt công thức chung của 2 muối là: MCO3
MCO3 + 2HNO3 ® M(NO3)2 + H2O + CO2 
Số mol 2 muối trong X bằng số mol khí Y. 
số mol BaCO3 = 0,04
Khi Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư chỉ tạo ra BaCO3 
CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3 + H2O
KLPT trung bình 2 muối là 3,6: 0,04 = 90 => M = 90 – 60 = 30.
Suy ra hai kim loại là Mg (M = 24) và Ca (M = 40)
Đặt số mol MgCO3 và CaCO3 lần lượt là x, y mol
 x + y = 0,04 (a)
84x + 100y = 3,6 (b)
Giải (a)(b) được: x = 0,025; y = 0,015
Tính được MgCO3 = 58,33%; CaCO3 = 41,67% 
b. 
Số mol FeCO3 = 6,96: 116 = 0,06; số mol O2 = 0,05; số mol N2 = 0,2
Khi nung bình ở nhiệt độ cao thì 3 muối bị phân hủy:
MgCO3 MgO + CO2 (1)
CaCO3 CaO + CO2 (2)
Số mol CO2 do A tạo ra = số mol X tức là bằng 0,08 mol
FeCO3 cùng bị phân hủy thành FeO và CO2 sau đó FeO bị oxi hóa thành Fe2O3.
4FeCO3 + O2 2Fe2O3 + 4CO2 (3)
Vì O2 dư nên FeCO3 biết hết thành Fe2O3
Theo (3): nCO2 sinh ra = 0,06 mol 
Tổng số mol khí trong bình sau phản ứng là: 
nC = 0,035 + 0,2 + 0,06 + 0,08 = 0,1875 mol
Trong đó: Số mol O2 dư = 0,05 – 0,0015 = 0,035 mol _ %O2 = 9,33% 
Số mol CO2 = 0,06 + 0,08 = 0,14 mol_ %CO2 = 37,33% 
Số mol N2 = 0,2_ %N2 = 53,34% 
c. 
Hòa tan hỗn hợp sau khi nung
MgO + 2HNO3 " Mg(NO3)2 + H2O
CaO + 2HNO3 " Ca(NO3)2 + H2O
Fe2O3 + 6HNO3 "2Fe(NO3)3 + 3H2O 
Số mol HNO3 cần dùng là 2.0,08 + 6.0,03 = 0,34 mol
Vậy thể tích HNO3 cần dùng ít nhất là 0,34: 2 = 0,17 (lít) 
V
(1 đ)
nBa(OH)2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol
nBaCO3 = 4,925: 197 = 0,025 mol
Vì nBaCO3 < nBa(OH)2 nên có 2 trường hợp:
* TH1 : Ba(OH)2 dư
CO2 + Ba(OH)2 -> BaCO3 + H2O (1) 
0,025 0,025 0,025 mol
* TH2: Ba(OH)2 hết
CO2 + Ba(OH)2 -> BaCO3 + H2O (2)
0,05 0,05 0,05 mol
2CO2 + BaCO3 + 2H2O -> Ba(HCO3)2 (3)
Vì sau p/ư thu được 0,025 g BaCO3 nên s ố mol BaCO3 phản ứng ở (3) là 0,05 – 0,025 = 0,025 mol.
Theo (3) nCO2 = 2.0,025 = 0,05 mol
Vậy tổng số mol CO2 sinh ra l à 0,05 + 0,05 = 0,1 mol

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_tong_hop_vong_i_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2011_2012_t.doc
Giáo án liên quan