Bài giảng Vị trí và cấu tạo của kim loại

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên)

- Bảng tuần hoàn

- Mô hình hoặc tranh ảnh ba kiểu mạng tinh thể kim loại

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS)

 

doc90 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Vị trí và cấu tạo của kim loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, hiện tượng quan sát được là
A. glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. 
B. xuất hiện kết tủa đỏ gạch. 
C. xuất hiện đồng thời cả 2 chất: dung dịch xanh lam và kết tủa đỏ gạch. 
D. đầu tiên khi lắc nhẹ ống nghiệm, glucozơ hòa tan Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH tạo dung dịch xanh lam trong suốt, sau đó khi đun nóng ống nghiệm thì dung dịch xanh lam từ từ chuyển sang kết tủa đỏ gạch.
...
Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2
19. Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2/dung dịch NaOH cho
A. hợp chất màu đỏ gạch. 
B. hợp chất màu xanh lam. 
C. hợp chất màu tím. 
D. hợp chất màu vàng.
20. Lòng trắng trứng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc cho 
A. hợp chất màu đỏ gạch. 
B. hợp chất màu xanh lam. 
C. hợp chất màu tím. 
D. hợp chất màu vàng.
...
Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
14. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ta thấy 
A. xuất hiện kết tủa keo trắng rồi kết tủa keo trắng tan, sau đó kết tủa keo trắng lại xuất hiện.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng rồi kết tủa keo trắng không tan.
C. xuất hiện kết tủa keo trắng rồi kết tủa keo trắng tan dần cho đến hết tạo dung dịch không màu trong suốt.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
15. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3 ta thấy 
A. xuất hiện kết tủa keo trắng rồi kết tủa keo trắng tan, sau đó kết tủa keo trắng lại xuất hiện.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng rồi kết tủa keo trắng không tan.
C. xuất hiện kết tủa keo trắng rồi kết tủa keo trắng tan dần cho đến hết tạo dung dịch không màu trong suốt.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
...
Tính chất của muối đicromat và cromat
17. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7, dung dịch chuyển từ màu (1) sang màu (2). Tiếp tục rót dung dịch HCl vào, dung dịch chuyền từ màu (3) sang màu (4). 
Các từ đúng là
 A. (1), (2) là màu da cam; (3), (4) là màu vàng. 
 B. (1), (3) là màu da cam; (2), (4) là màu vàng.
 C. (1), (4) là màu da cam; (2), (3) là màu vàng. 
 D. (2), (4) là màu da cam; (1), (3) là màu vàng.
...
Tính chất của dung dịch muối Fe3+
18. Khi nhỏ vài giọt dung dịch KI vào dung dịch FeCl3 ta thấy 
A. dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu nâu đỏ. 
B. dung dịch chuyển từ màu nâu đỏ sang màu vàng nâu.
C. dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang không màu.
D. dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh thẫm.
...
Tính chất của hợp chất Cu2+
19. Khi nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 ta thấy
A. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần cho đến hết tạo dung dịch xanh thẫm.
B. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần cho đến hết tạo dung dịch không màu.
C. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa không tan.
D. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần cho đến hết, màu xanh của dung dịch không đổi.
20. Khi nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 ta thấy
A. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần cho đến hết tạo dung dịch xanh thẫm.
B. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần cho đến hết tạo dung dịch không màu.
C. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa không tan.
D. xuất hiện kết tủa keo màu xanh nhạt, khối lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần cho đến hết, màu xanh của dung dịch không đổi.
Giải thích hiện tượng
...
Na tác dụng với H2O có hòa tan phenolphtalein (P.P)
4. Vì sao khi cho mẩu Na vào H2O có hoà tan phenolphtalein (P.P) thì dung dịch có màu đỏ tím? 
A. do na tác dụng với p.p tạo sản phẩm có màu đỏ tím.
B. do Na tác dụng với H20 tạo dung dịch màu đỏ tím.
C. do na tác dụng với H20 tạo NaOH, NaOH tan trong H20 tạo dung dịch bazơ, dung dịch bazơ tác dụng với p.p làm dung dịch p.p chuyển sang màu đỏ tím.
D. do cả 3 lý do a, b,c.
Hoá chất dùng làm thí nghiệm
...
Tính chất
lưỡng tính
của Al(OH)3
15. Để thu được khối lượng Al(OH)3 kết tủa lớn nhất ta cho dung dịch AlCl3 tác dụng với 
A. dung dịch NaOH. 
B. dung dịch KOH.
C. dung dịch Ba(OH)2. 
D. dung dịch NH3.
Kỹ năng thực hành
...
Na tác dụng với H2O có hòa tan phenolphtalein (P.P)
1. Giáo viên làm thế nào để chia miếng Na lớn thành những mẩu Na nhỏ như hạt đậu xanh cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm? 
A. Dùng tay bẻ. 
B. Dùng dao cắt. 
C. Dùng búa đập.
D. Cả 3 cách A, B, C đều được.
 .........
Chương 6
 KIM LOạI KIềM, KIM LOạI KIềM THổ, NHÔM
<Vị trí của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm trong bảng tuần hoàn.
<Tính chất vật lí và hoá học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
<ứng dụng và điều chế một số hợp chất quan trọng của chúng.
Bài . KIM LOạI KIềM Và HợP CHấT CủA KIM LOạI KIềM
(Giáo án 1)
I. Đồ DùNG DạY HọC
(Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên)
1. Hóa chất 
+ chất rắn: Na, NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3
+ dung dịch: HCl, CuSO4, phenolphtalein
+ H2O cất.
2. Dụng cụ thí nghiệm
- ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn... 
3. Phim
- Kim loại kiềm tác dụng với H2O, thuốc nổ đen.
4. Tranh ảnh về ứng dụng của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3
II. PHƯƠNG PHáP DạY HọC
(Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS)
- Nêu vấn đề - đàm thoại.
- Học sinh thảo luận tổ nhóm.
- Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi).
III. THIếT Kế CáC HOạT ĐộNG
Nội dung
Các hoạt động
A. Kim loại kiềm
I. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr)
Cấu hình electron nguyên tử:
Li: [He] 2s1 Na: [Ne] 3s1	K: [Ar]4s1 Rb: [Kr] 5s1 	Cs: [Xe] 6s1
II. Tính chất vật lí
- Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Ta hãy tìm hiểu tại sao kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
Đó là do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng, kích thước nguyên tử và ion lớn nên kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu. Vì vậy, kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, độ cứng thấp.
III. Tính chất hoá học
- Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá khá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. 
M đ M+ + e
-Tính khử tăng dần từ liti đến xesi. 
-Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá +1.
1. Tác dụng với phi kim
Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm:
a) Tác dụng với oxi: 
- Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit (Na2O2) 
2Na + O2 đ Na2O2 (natri peoxit)
- Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo ra natri oxit (Na2O) 4Na + O2 đ 2Na2O(natri oxit)
b) Tác dụng với clo 2K + Cl2 đ 2KCl
2. Tác dụng với axit
Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng thành khí hiđro:
 2Na + 2HCl đ 2NaCl + H2
3. Tác dụng với nước
Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro. 2K + 2H2O đ 2KOH + H2
IV. ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế
1. ứng dụng
Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng:
- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. Thí dụ, hợp kim natri - kali có nhiệt độ nóng chảy là 700C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
- Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
- Xesi được dùng làm tế bào quang điện.
2. Trạng thái tự nhiên
Trong thiên nhiên, các kim loại kiềm không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Trong nước biển có chứa một lượng tương đối lớn muối NaCl. Đất cũng chứa một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat.
3. Điều chế
- Muốn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, cần phải khử các ion của chúng. M+ + e đ M
- Vì ion kim loại kiềm rất khó bị khử nên phải khử bằng dòng điện (phương pháp điện phân). 
- Quan trọng nhất là điện phân muối halogenua của kim loại kiềm nóng chảy. 
B. MộT Số HợP CHấT QUAN TRọNG CủA KIM LOạI KIềM
I. Natri hiđroxit 
1. Tính chất
- Natri hiđroxit (NaOH) hay xút ăn da là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy tnc = 3220C, hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa), tan nhiều trong nước và toả ra một lượng nhiệt lớn nên cần phải cẩn thận khi hoà tan NaOH trong nước.
- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion:
NaOH đ Na+ + OH-
- Natri hiđroxit tác dụng được với oxit axit, axit và muối:
CO2 + 2NaOH đ Na2CO3 + H2O
CO2 + 2OH- đ + H2O
HCl + NaOH đ NaCl + H2O
H+ + OH- đ H2O
CuSO4 + 2NaOH đ Na2SO4 + Cu(OH)2¯
Cu2+ + 2OH- đ Cu(OH)2
2. ứng dụng
- Natri hiđroxit là hoá chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric.
- Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ,...
II. Natri hiđrocacbonat 
1. Tính chất
- Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước
 - NaHCO3 dễ bị nhiệt phân huỷ tạo ra Na2CO3 và khí CO2
- NaHCO3 có tính lưỡng tính (vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ).
NaHCO3 + HCl đ NaCl + CO2 ư+ H2O
NaHCO3 + NaOH đ Na2CO3 + H2O
2. ứng dụng
NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,...) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,...).
III. Natri cacbonat 
1. Tính chất
- Natri cacbonat (Na2CO3) là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước. 
- ở nhiệt độ thường, natri cacbonat tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O, ở nhiệt độ cao muối này mất dần nước kết tinh trở thành natri cacbonat khan, nóng chảy ở 8500C.
- Na2CO3 là muối của axit yếu (axit cacbonic) và có những tính chất chung của muối.
2. ứng dụng
Na2CO3 là hoá chất quan trọng trong công nghiệp thuỷ tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, 

File đính kèm:

  • docGA HOA 12 CUONG 5 6 VU ANH TUAN.doc
Giáo án liên quan