Bài giảng Tuần 9 - Tiết 18: Thực hành: Tính chất hóa học của bazo và muối

MỤC TIÊU:

- Củng cố các kiến thức đã học bằng thực nghiệm.

- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát, suy đoán.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Hóa chất: dd NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, đinh sắt.

 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút.

2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 9 - Tiết 18: Thực hành: Tính chất hóa học của bazo và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành
Tuần 9 Tiết 18
NS: 15. 10. 2010
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố các kiến thức đã học bằng thực nghiệm.
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát, suy đoán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Hóa chất: dd NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, đinh sắt.
 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút.
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III.PHƯƠNG PHÁP: Thực hành.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà.
- GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện.
*Đại diện nhóm HS báo cáo:
- Mục tiêu của bài thực hành:
HS tiến hành TN: Natri hiđrotroxit tác dụng với muối, Đồng hidroxit tác dụng với axit, Đồng II sunfat tác dụng với kim loại, Bari clorua tác dụng với muối, Bari clorua tác dụng với axit.
- Cách tiến hành 3 TN: Như nội dung SGK. Chú ý TN1 và 2 để phản ứng thành công nên lắc nhẹ ống nghiệm, TN3 đinh sắt phải sạch, TN4 và 5 nhỏ ít dd BaCl2.
Thí nghiệm1: Natri hiđrotroxit tác dụng với muối.
Thí nghiệm 2: Đồng hidroxit tác dụng với axit.
Thí nghiệm 3: Đồng II sunfat tác dụng với kim loại. 
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
HS khác nhận xét lắmg nghe, bổ sung, hoàn thiện (nếu có).
2- GV yc nhóm HS tiến hành TN theo các bước như nội dung SGK.
- GV quan sát, nx và hd điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động nhóm (nếu cần).
Nhóm HS thực hiện TN đồng loạt:
1-Thí nghiệm1: Natri hiđrotroxit tác dụng với muối.
2-Thí nghiệm 2: Đồng hidroxit tác dụng với axit.
3-Thí nghiệm 3: Đồng II sunfat tác dụng với kim loại.
4-Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối.
5-Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
3- GV yêu cầu HS ghi chép kết quả TN.
Nhóm HS mô tả , nhóm trưởng tổng kết, thư kí ghi chép:
1-Thí nghiệm1: Natri hiđrotroxit tác dụng với muối.
Nhỏ vài giọt NaOH vào ống nghiệm có chứa1ml dd FeCl3 lắc nhẹ ống nghiệm, quan sát hiện tượng.
→ Có hiện tượng kết tủa trắng Fe(OH)3
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
* Kết luận: NaOH tác dụng với muối.
2-Thí nghiệm 2: Đồng hidroxit tác dụng với axit.
Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm nhỏ vài giọt dd HCl lắc đều, quan sát hiện tượng.
Tạo ra dung dịch màu xanh CuCl2
Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
* Kết luận: Bazơ không tan tác dụng với axit.
3- Thí nghiệm 3: Đồng II sunfat tác dụng với kim loại.
Ngâm 1 đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm chứa 1ml dd CuSO4, quan sát hiện tượng.
Giải phóng ra kim loại Cu bám lên đinh sắt.
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 
* Kết luận Fe đẩy được kim loại đồng ra khỏi đinh sắt.
4-Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối.
Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ốnghiệm có chứa 1ml dd Na2SO4
quan sát hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
* Kết luận muối tác dụng với muối → 2 muối mới
5- Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa1ml dd H2SO4 loãng, quan sát. Xuất hiện kết tủa trắng.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
* Kết luận muối tác dụng với axit à muối mới và axit mới.
4- GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào tường trình TN theo mẫu.
Mỗi HS viết tường trình (về nhà hoặc ở lớp) gồm các nội dung:
Tên TN
Hiện tượng
Giải thích + viết PTHH
5- GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh.
- GV nhận xét ý thức, thái độ của HS trong buổi thực hành.
Nhóm HS phân công:
- Khử hoá chất sau TN: cho chất thải TN vào chậu nước, sau đó đổ vào cống thoát nước.
- Rửa dụng cụ TN: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, . . . 
- Lau bàn TN sạch sẽ, cất dụng cụ TN đúng nơi qui định.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần 10 Tiết 20
NS: 15. 10. 2010
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU: 
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học.
- Củng cố, nâng cao khả năng giải bài tập định tính, định lượng
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: ma trận, đề KT, sổ chấm trả bài
* Ma trận
Kiến thức, kỹ năng cơ bản
Mức độ kiến thức kĩ năng
Tổng
Biết 
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bazơ 
3
1
1
2
7câu 1,75đ
Muối 
2
1
1
1
5câu 1,25đ
Tổng 
5 câu
1,25đ
2 câu
0,5đ
1 câu
0,25đ
2 câu
0,5đ
câu
0,0đ
2 câu
0,5đ
12 câu 
 3.0đ
%
58.3%
25%
16,7%
100%
* ĐỀ KT:
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1: Dãy chất nào tác dụng được với NaOH:
 A. CO2, CuO, CuSO4 	B. CO2, FeCl3, CuSO4 
 C. SO3, FeCl3, KCl 	D. CO2, KOH, AgNO3
 Câu 2: Cặp chất nào có thể phản ứng với nhau: 
 A. NaCl và KNO3 	B. BaCl2 và HNO3 
 	C. Na2SO4 và HCl 	D. BaCl2 và H2SO4 
Câu 3: Có dãy biến hóa sau: Mg + O2 → A + HCl → B + NaOH → C, C có thể là: A. MgSO4 B. MgO C. Mg(OH)2 	D. H2
Câu 4: Dung dịch có tính Bazơ khi:
 A. PH = 7 B. PH > 7 C. PH < 7 D. PH < 7 hoặc PH = 7
Câu 5: Phản ứng giữa muối với axit là phản ứng: 
 A. Hóa hợp B. Trung hòa C. Phân hủy D. Trao đổi
Câu 6: Hòa tan 80g NaOH vào nước để tạo thành 200g dung dịch. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
 A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%
Câu 7: Dấu hiệu nào để nhận biết AgNO3 khi cho tác dụng với NaCl: 
 A. Trắng xanh B. Trắng đục C. Nâu đỏ D. Sủi bọt khí
Câu 8: Để tăng năng suất cây trồng, dùng loại phân đạm nào? 
 A. Urê CO(NH2)2 B. Amoni clorua NH4Cl
 C. Amoni sunfat (NH4)2SO4 D. Amoni nitrat NH4NO3
Câu 9: Cho 2,24 lit khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH tạo thành muối Na2CO3, nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH:
 A. 0,5 M B. 1 M C. 2 M D. 3 M
Câu 10: Bazơ không tan được điều chế bằng cách:
 A. Axit tác dụng với nước B. Kim loại tác dụng với nước
 C. Muối tác dụng với kiềm D. Oxit bazơ tác dụng với nước
Câu 11: Dung dịch Bazơ làm quì tím:
 A. Hóa xanh B. Hóa đỏ C. Hóa hồng D. Không đổi màu
Câu 12: Cặp chất nào phản ứng tạo ra muối mới và kim loại mới?
 A. Fe + H2SO4 B. AgNO3 + HCl C. Al + O2 D. AgNO3 + Cu
B. TỰ LUẬN: (7đ)
 Câu 1: (2đ) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 
 A. H2SO4 + Ba(OH)2 → B. AgNO3 + HCl →
 C. CaCO3 + HCl → D. NaOH + CuSO4 →
 Câu 2: (2đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3. Viết phương trình phản ứng nếu có thể. 
Câu 3: (3đ) Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch Ca(OH)2 sinh ra chất kết tủa màu trắng.
 a. Viết phương trình phản ứng.
 b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
 c. Tính khối lượng chất kết tủa thu được: (Cho Ca = 40, C = 12, O = 16, H = 1)
2. Học sinh: Học bài
III. LÊN LỚP:
	1. Ổn định:
	2. Phát đề kiểm tra
	3. Thu bài
4. Nhận xét tiết kiểm tra
5. Dặn dò: Xem bài mới Tính chất vật lí của kim loại
Đáp Aùn và Biểu Điểm
I. Trắc nghiệm: (3điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2đ) Viết đúng mỗi phương trình cho 0,5đ
Bài 2: (2đ) Nhận dạng được một hc cho 0,5 điểm, viết không đúng phương trình trừ 0,25 điểm.
Bài 3: (3đ) A. Viết đúng phương trình. (1đ) B. mZn = (1đ) C. mZnCl2 = (1đ)
Thống kê và nhận xét: 
THỐNG KÊ
Lớp
SS
ĐIỂM SỐ
1
2
% Liệt
3
4
%dưới TB
5
6
7
8
9,10
%trên TB
94
95
96
Ký duyệt của BGH 	Ký duyệt của Tổ Trưởng
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 10.doc