Bài giảng Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (tiết 3)
MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit axit, bazơ, muối.
2. Kĩ năng:
Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.
Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, lỏng, hỗn hợp khí.
Tuần 9 Ngày soạn: 09/10/2011 Tiết 17 Ngày dạy: 11/10/2011 Bài 12. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit axit, bazơ, muối. 2. Kĩ năng: Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá. Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể. Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, lỏng, hỗn hợp khí. 3.Thái độ: Chuyên cần, hăng say học tập 4. Trọng tâm: Mối quan hệ hai chiều giữa các loại hợp chất vô cơ. Kĩ năng thực hiện các phương trình hóa học. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy học: a. GV Bảng phụ về mối quan hệ giữa các loại hợp chất ,bảng phụ bài tập . b. HS Xem lại bài cũ, ôn lại các kiến thức về các loại HCVC . 2. Phương pháp: Làm việc nhóm – Làm việc với SGK – Hỏi đáp – Làm mẫu bắt chước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’): 9A1./.. 9A2/ 9A3../.. 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Kể tên các loại phân bón thường dùng. Đối với mỗi loại, viết 2 công thức hoá học minh hoạ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:Giữa các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối có sự chuyển đổi hoá hoc với nhau thế nào? Điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ(13’). - GV: Treo bảng phụ có vẽ sơ đồ câm chưa điền đầy đủ các mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. - GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ câm trên bảng để thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. - GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng hoàn thành từng nội dung một. -GV: Nhận xét và yêu cầu các nhóm sữa sai nếu có . - HS: Quan sát - HS:Thảo luận nhóm trong vòng 5’ để hoàn thành yêu cầu của GV. - HS: Trả lời (1) oxit bazơ + axit . (2 ) oxit axit + bazơ. (3) oxit bazơ + nước. (4) phân huỷ các bazơ không tan. (5) oxi taxit + nước (trừ SiO2). (6)bazơ + muối. (7)muối + bazơ. (8)muối + axit. (9)axit + bazơ ( oxit bazơ, muối , kim loại). - HS: Lắng nghe và sữa những lỗi sai để hoàn thiện và ghi vào vở.. I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: (SGK) Hoạt động 2. Những phản ứng hoá học minh hoạ(15’). - GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ ở phần 1. - GV: Gọi HS lên trình bày phần ví dụ minh hoạ. - GV: Nhận xét - HS: Viết phương trình phản ứng minh hoạ trong vòng 5’. - HS: Viết PTHH cho các chuyển hóa ở phần trên. - HS: Lắng nghe và sửa bài. II. Những phản ứng hoá học minh hoạ MgO + H2SO4 " MgSO4 + H2O SO3 + 2NaOH " Na2SO4 + H2O Na2O + H2O "2NaOH 2Fe(OH)3 " Fe2O3 + 3H2O P2O5 + 3H2O " 2 H3PO4 KOH + HNO3 " KNO3 + H2O CuCl2 + 2KOH " 2KCl + Cu(OH)2 AgNO3 + HCl "AgCl + HNO3 6HCl + Al2O3 " 2AlCl3 + 3H2O 4. Cũng cố - Đánh giá – Dặn dò(10’): a. Củng cố: Bài tập: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hoá học sau: a.Na2O " NaOH " Na2SO4 " NaCl "NaNO3 b. Fe(OH)3 "Fe2O3 "FeCl3 "Fe(NO3)3 "Fe(OH)3 "Fe2(SO4)3. - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập: 1, 2 SGK/41. b. Dặn dò về nhà: - Ôn tập lại hiến thức chương I để tiết sau học bài“Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ”. - Bài tập về nhà:3,4/ 41. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 17 Moi quan he giua cac loai HCVC.doc