Bài giảng Tuần 8 - Tiết 16: Phân bón hóa học (tiếp)
mục tiêu:
1.1. kiến thức :
- học sinh biết được khái niệm phân bón hóa học là gì ? vai trò các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.
- biết công thức của một số phân bón hóa học thường dùng.
- hiểu được một số tính chất của các loại phân bón trên.
1.2. kĩ năng:
- rèn luyện kỹ năng phân biệt 3 loại phân: phân đạm, phân lân, phân kali.
- rèn luyện học sinh kĩ năng viết đúng cthh các loại phân.
Tuần 8 Ngày dạy: Tiết ppct: 16 PHÂN BÓN HÓA HỌC 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức : - Học sinh biết được khái niệm phân bón hóa học là gì ? Vai trò các nguyên tố hóa học đối với cây trồng. - Biết công thức của một số phân bón hóa học thường dùng. - Hiểu được một số tính chất của các loại phân bón trên. 1.2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân biệt 3 loại phân: Phân đạm, phân lân, phân kali. - Rèn luyện học sinh kĩ năng viết đúng CTHH các loại phân. 1.3. Thái độ: - Biết cách sử dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp 2. TRỌNG TÂM: Những loại phân bón thường dùng, vai trò các loại nguyên tố đối với thực vật. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Mẫu phân bón: Phân đạm, phân lân, phân kali. 3.2. Học sinh: Phân NPK, phân 16.16.8, 20.20.15, urê 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1:Kiểm tra kiến thức cũ: Nêu tính chất hố học của muối? Viết PTHH minh hoạ (10 đ) Đáp án: - Tác dụng với kim loại: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag¯ (2đ) - Tác dụng với axit: BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯+ 2HCl (2đ) - Tác dụng với dd muối: BaCl2 + 2AgNO3 ® Ba(NO3)2+ 2AgCl¯ (2đ) - Tác dụng với bazơ: Na2CO3 + Ba(OH)2 ® 2NaOH + BaCO3¯ (2đ) - Muối bị nhiệt phân huỷ CaCO3 ® CO2+ CaO (2đ) Bài tập 4/ 36 sgk (10đ): a,b a. Fe(SO4)3 + 6 NaOH à 2 Fe(OH)3 + 3 Na2SO4 b. CuSO4 + 2 NaOH à Cu(OH)2 ¯ + Na2SO4 Câu 2: Kể tên một số loại phân bón mà em biết, chúng có vai trò như thế nào đối với cây trồng. (9đ) HS: Liện hệ kiến thức công nghệ 7 kết hợp sự hiểu biết trình bày. 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GÍAO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:GTB GV: Những nguyên tố hóa học nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật? Công dụng các loại phân đối với cây trồng như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhu cầu cây trồng. PP: Trực quan. GV: Giới thiệu thành phần thực vật: SGK/ 37 Hỏi: Nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong thành phần thực vật? HS: Nước chiếm khoảng 90 % GV: Các chất khô còn lại chiếm bao nhiêu ? HS: Chất khô còn lại 10 % GV: Trong thành phần chất khô 99 % là những nguyên tố nào? HS: Nguyên tố: C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S. GV: Còn lại 1 % là nguyên tố nào? HS: 1 %nguyên tố vi lượng: B, Cu, Zn,Fe, Mn, GV: Gọi HS đọc thông tin 2/ 37 SGK. HS: Đọc thông tin SGK. GV: Liên hệ kiến thức sinh 6 về cây xanh tổng hợp gluxit từ khí CO2 trong khí quyển và nước. GV: Hướng dẫn HS viết phản ứng quang hợp. 2. Hoạt động 2: Phân bón hóa học. Phương pháp: Vấn đáp. GV: Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép GV giới thiệu khái niệm về phân bón đơn. GV: Phân bón đơn gồm 3 nguyên tố : N, P, K. GV tổ chức cho HS thảo luận về ba loại phân: phân đạm, phân lân, phân kali, HS: Thảo luận yêu cầu giáo viên. HS: Đại diện nhóm trìng bày kết quả : - Phân đạm: urê, Amoni nitrat, Amoni sunfat. - Phân lân: Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2 - Phân kali: KCl, K2SO4, GV: Lưu ý HS cách viết CTHH phân đạm, lân, kali. GV: Giới thiệu khái niệm về phân bón kép. GV so sánh sự khác nhau giữa phân bón đơn và phân bón kép HS: -Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng : N, P, K. Phân bón kép chứa 2,3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. GV: Yêu cầu HS đọc phần 2/ 38 SGK. GV giới thiệu về phân bón vi lượng. HS: Nghe và ghi bài. GV: Gọi HS đọc thông tin “Em có biết” trang 39 SGK I. Những nhu cầu của cây trồng: 1/ Thành phần của thực vật - Thực vật có thành phần chính là nước, còn lại chất khô, do các nguyên tố: C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S và một số lượng rất ít (vi lượng) các nguyên tố: B, Cu, Zn, 2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật: Sgk / 37 - Phản ứng quang hợp: nCO2 + mH2O ® Cn(H2O)m + nO2 II Những phân bón hóa học thường gặp: 1. Phân bón đơn: Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng là: đạm (N), lân (P), kali (K). a. Phân đạm (N): URÊ : CO(NH2)2 Amoni nitrat : NH4NO3 Amoni sunfat : (NH4)2SO4 b. Phân lân (P): - Photphat tự nhiên: thành phần chính là: Ca3(PO4)2 - Supephotphat: Ca(H2PO4)2 c. Phân kali (K): KCl, K2SO4, 2. Phân bón kép: - Phân bón kép có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. 3. Phân bón vi lượng: Có chứa một nguyên tố hóa học (B, Zn, Mn dưới dạng hợp chất) cây cần rất ít nhưng cần thiết cho sự phát triển cây trồng. 4.4/ Củng cố và luyện tập : * Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1/ 39 Sgk: Đáp án: a. Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2 b. Phân bón kép: (NH4)2HPO4, (NH4)3PO4, (NH4)H2PO4, KNO3 c. Phân bón kép NPK: Trộn các phân NH4NO3, (NH4)2HPO4, KNO3 theo tỉ lệ thích hợp được phan NPK. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Đối với tiết học này: - Học bài. Làm bài tập 3/ 39 Sgk - Hướng dẫn BT3 /39 SGK. b. % nguyên tố N bằng công thức : % N = (mN :M phân bón) :100 % c. Tính khối lượng N lý luận. - Đối với tiết học sau: + Xem bài “Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ” + Oân lại TCHH các loại hơp chất: oxit-axit-bazơ-muối. + Viết PTHH minh họa sơ đồ sgk/ 40 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- t16.doc