Bài giảng Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 11: Phân bón hóa học (tiết 3)

1/ Kiến thức:

 - Phân bón hóa học là gì?

 - Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và CTHH của mỗi loại phân bón.

 - Phân bón vi lượng là gì và một số ngtố vi lượng cần cho thực vật.

 2/ Kĩ năng:

 Biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 11: Phân bón hóa học (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 –Tiết 16
 Bài 11
PHÂN BÓN HÓA HỌC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 - Phân bón hóa học là gì? 
 - Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và CTHH của mỗi loại phân bón.
 - Phân bón vi lượng là gì và một số ngtố vi lượng cần cho thực vật.
 2/ Kĩ năng:
 Biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 Các mẫu phân bón hóa học.
 Phiếu học tập
 2/ Học sinh: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm mẫu phân bón, CTHH của chúng.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Trực quan, nêu vấn đề, thảo luận. 
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: 
 Kiểm diện hhọc sinh
Kiểm tra bài cũ.
GV: 1/ Em hãy nêu trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl?
GV: Gọi 1 HS làm BT 4/ SGK trang 36.
GV: Gọi HS khác nhận xét Š GV nhận xét Š Chấm điểm.
HS: + Trạng thái tự nhiên:
 Trong tự nhiên muối ăn ( NaCl) có trong nước biển, trong lòng đất ( muối mỏ).
 + Cách khai thác:
 * Cho nước mặn bay hơi từ từ Š muối kết tinh.
 * Muối mỏ: đào hầm hoặc giếng sâu để k/thác.
 + Ứng dụng:
 - Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.
 - Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH,
HS: Làm BT 4/ SGK/36.
 Dd NaOH có thể dùng để phân biệt được a, b.
 PT: a/ CuSO4 + 2NaOH Š Cu(OH)2 + Na2SO4
 Fe2(SO4)3 + 6NaOH Š Fe(OH)3 + Na2SO4
 b/ CuSO4 + 2NaOH Š Cu(OH)2 + Na2SO4
 Na2SO4 và NaOH không có phản ứng.
HS: Sửa BT vào vở BT.
Hoạt động 2: II/ Những phân bón hóa học thường dùng.
 1/ Phân bón đơn: 
 Chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K). 
 a/ Phân đạm: Một số dạng phân đạm thường dùng:
 - Ure CO(NH2): chứa 46% N 
 - Amoninitrat (NH4NO3) chứa 35% N.
 - Amonisunfat [(NH4)2SO4] chứa 21% N. 
 b/ Phân lân: 
 - Photphat tự nhiên: thành phần chính là Ca3(PO4)2
 - Suppephotphat: là phân lân đã qua chế biến, thành phần chính là Ca(H2PO4)2.
 c/ Phân kali: 
 Thường dùng là KCl, K2SO4 
 2/ Phân bón kép:
 Có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố N, P, K.
 3/ Phân vi lượng:
 Có chứa 1 lượng rất ít các NTHH dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như : Bo, Kẽm, Mangan.
GV: Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép.
GV: Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm(N), lân(P), kali(K).
GV: Gia đình em thường dùng loại phân nào?
GV: Phát cho HS PHT, YC HS hoàn thành các nội dung:
 * Trạng thái, màu sắc như thế nào?
 * Công thức, hàm lượng % các nguyên tố ntn?
 * Tính tan của phân ntn?
GV: Bổ sung thêm các loại phân đạm, tác dụng và cách sử dụng loại phân này.
GVKL: Hầu hết phân đạm đều tan trong nước.
GV: Cho HS quan sát mẫu phân lân và cho biết:
 * Trạng thái, màu sắc như thế nào?
 * Công thức, hàm lượng % các nguyên tố ntn?
 * Tính tan của phân ntn?
 * Tác dụng chính và phản ứng phụ ntn?
 * Cách sử dụng ntn?
GV: Quan sát mẫu phân và cho biết những điều biết được về loại phân này?
GV: Nhận xét – YC HS ghi bài.
GV: Cho HS quan sát mẫu phân Š Nêu đặc tính của phân bón kép.
GV: Phân NPK là hh của các muối: NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl, dễ tan, cung cấp cho cây trồng đồng thời đạm, lân, kali.
GV: Cho HS quan sát mẫu phân bón vi lượng Š Cho HS biết một số thông tin về phân bón này.
GV: Gọi 1 HS đọc phần : “Em có biết”/ SGK/39.
HS: Lắng nghe.
HS: Ghi bài.
HS: Đạm (ure).
HS: Dạng hạt, màu trắng.
HS:CT: CO(NH2) chứa 46% N 
HS: Tan trong nước. 
HS: Liên hệ thực tế ở gia đình.
HS: Quan sát 
HS: Dạng hạt 
HS:- Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2: ko tan
 - Suppephotphat:
Ca(H2PO4)2: tan
HS: Liên hệ thực tế ở gia đình.
HS: Nêu trạng thái, CTHH, hàm lượng, tính tan của phân kali.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
HS: Đọc SGK/39.
Hoạt động 5: Kiểm tra đánh giá– Dặn dò.
* Kiểm tra – đánh giá:
* Dặn dò:
GV: YC HS bài tập 1/ 39:
 a/ Hãy cho biết tên hh của những phân bón?
 b/ Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép?
 c/ Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK
GV: Gọi lần lượt từng HS lên bảng điền vào bảng phụ.
GV: Gọi HS khác nhận xét – sửa sai.
GV: - Học bài: PBHH
- Làm BT 1,2,3/SGK/39
- Chuẩn bị bài: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
HS: Làm BT 1/ SGK/ 39.
Công
thức
Tên hóa học
Nhóm phân bón
Phân bón kép NPK
Pb đơn
Pb kép
KCl
Kali clorua
x
x
NH4NO3
Amoni nitrat
x
x
NH4Cl
Amoni clorua
x
(NH4)2SO4
Amonisunfat
x
Ca3(PO4)2
Canxiphotphat
x
Ca3(H2PO4)2
Canxi đihiđro
x
(NH4)2HPO4
Amoni hiđro
x
x
KNO3
Kali nitrat
x
HS: Lên bảng điền nội dung thích hợp vào bảng phụ để hoàn chỉnh nội dung bài tập BT.
HS: Nhận xét bài tập – ghi bài tập vào vỡ bài tập.
HS: - Học thuộc vai trò của các nguyên tố, những loại phân bón hóa thường dùng.
 - Làm BT 1,2,3/SGK/39.
 - Xem trước bài : “Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ”. 
 + Giữa các loại hợp chất: oxit, axit, bazơ, muối có sự chuyển đổi hóa học qua lại như thế nào?
 + Điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì?
 * Bổ sung: 
 * Phân đạm (ure): kích thích cho cây trồng phát triển mạnh, nếu dùng quá nhiều phân đạm so với yêu cầu của cây trồng sẽ gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước ao hồ, nguồn nước ngầm.
 * Phân lân: Kích thích sự phát triển của bộ rễ thực vật, có tác dụng:
 + Tích hợp đủ các chất đa trung vi lượng.
 + Phân hủy chất hữu cơ, cải tạo đất xấu, bạc màu, trừ rệp sáp.
 + Tích lũy mùn, làm tơi xốp đất.
 + Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
 + Tạo bộ rễ chắc khỏe cây phát triển mạnh.
 + Tăng sức chống chịu phèn, mặn, khô hạn cho cây.
 + Chống thối rễ, diệt trừ nấm gây bệnh.
 + Tăng năng suất thu sản phẩm chất lượng cao. 
 * Phân kali : Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, dùng cho các loại cây trồng đặc biệt hiệu quả trên các vùng đất xám, bạc màu.
 * Phân siêu kali (dạng nước): là dạng phân bón dạng đậm đặc, chứa hàm lượng kali cao, ngoài K, phân còn chứa đạm và đặc biệt có bổ sung vi lượng ( dạng EDTA) giúp cây dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao. Siêu K giúp trái, hạt mau lớn, chín đều to hạt chắc, tăng tích lũy đường bột.
 Siêu K giúp cây gia tăng sức đề kháng, phòng ngừa 1 số loại bệnh. Giúp tăng tổng hợp màu sắc, hương vị .
 * Phân bón kép: 
 * Phân NPK chuyên dùng: bón dưỡng đòng nuôi hạt (sau sạ 40 – 45kg).
 Lượng bón từ 100 – 150 kg/ ha.
 Sử dụng được cho lúa và cây trồng khác.
 * Phân bón cao cấp (dạng nước): Là loại phân cao cấp, được sản xuất theo CN Nhật Bản.
 - Kích thích đâm chồi nhiều, đẻ nhán hữu hiệu chống ngẹn đồng. Giúp tăng trưởng bộ rễ, gia tăng sức đề kháng của cây tránh dược sự đỗ ngã khi gặp thời tiết bất lợi.
 - Giúp cây ăn trái đâm chồi khỏe, phục hồi nhanh sau thu hoạch.
 - Nâng cao năng suất và giá trị nông sản sau thu hoạch.
 - Thành phần: N: 25g/l, P2O5: 25g/l, K2O: 25g/l, MgO, Mn, Fe, Cu, Zn, B.
 - Thích hợp cây lương thực, cây ăn trái, các loại dưa, rau, cây công nghiệp, hoa
 * Phân bón vi lượng: Cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, sử dụng cho tất cả các loại cây trồng.

File đính kèm:

  • docBai 11.doc
Giáo án liên quan