Bài giảng Tuần 8 - Tiết 15: Một số muối quan trọng (tiết 1)

 1, Kiến thức:

 - HS biết tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3.

 - Trạng thái thiên nhiên & cách khai thác muối NaCl.

 - Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl, KNO3

 2, Kỹ năng:

 - Nhận biết được một số muối cụ thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 8 - Tiết 15: Một số muối quan trọng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 2/ 10/ 2010	Ngày dạy: 4/ 10/ 2010
 	Tuần: 08	 Tiết: 15
--- -- ª³ª -- ---
	I. Mục tiêu:
	 1, Kiến thức:
	 - HS biết tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3.
	 - Trạng thái thiên nhiên & cách khai thác muối NaCl.
	 - Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl, KNO3
	 2, Kỹ năng:
	 - Nhận biết được một số muối cụ thể. 
 	- Tiếp tục rèn luyện cách viết PTPƯ & kỹ năng làm bài tập định tính.
	 3, Thái độ:
	 Có ý thức học tập tốt, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
	II. Chuẩn bị:
	 1, Giáo viên:
	 - Tranh vẽ ruộng muối.
	 - Tranh một số ứng dụng của NaCl.
	 2, Học sinh:
	 Ôn lại tính chất hóa học của muối, xem trước bài mới.
	III. Hoạt động dạy học:
	 1, Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	 Kiểm tra sĩ số HS các lớp 9A4 .	9A5 
	 	 9A6 ..	9A7.
	 2, Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
	 - Nêu các tính chất hóa học của muối.
 	 - Định nghĩa phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. 
	 3, Giảng bài mới:
	 - Giới thiệu bài (1 phút): Chúng ta đã biết những tính chất hóa học của muối. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai muối quan trọng là NaCl & KNO3.
	 - Tiến trình bài dạy.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Muối NATRICLORUA (NaCl)
20 phút
- GV nêu vần đề: Trong tự nhiên các em thấy muối ăn (NaCl) có ở đâu? 
- GV giới thiệu: Trong tự nhiên khi cho bay hơi nước biển ta được một hỗn hợp muối . Trong 1m3 nước biển có hòa tan chừng 27kg muối NaCl, 5kg muối MgCl2,1kg muối CaSO4 & một số muối khác. Ngoài ra nó còn có nhiều trong các mỏ muối ở dạng kết tinh.
- GV tiểu kết. 
- GV treo tranh ruộng muối.
+ Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển?
- GV liên hệ các khu vực khai thác muối ở nước ta như gần cầu đôi Quy nhơn, vùng biển Sa huỳnh ở Quảng Ngãi, hoặc ở Sông Cầu
+Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối có trong lòng đất, người ta làm thế nào? 
- GV nói thêm: muối mỏ có nhiều tạp chất bẩn, nên ta cần phải tinh chế trước khi sử dụng để có muối sạch.
- GV tiểu kết.
- GV treo sơ đồ ứng dụng của NaCl & giới thiệu.
 Cho biết những ứng dụng quan trọng của NaCl ?
- GV gọi HS nêu những ứng dụng của sản phẩm sản xuất được từ NaCl như: NaOH, Cl2.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 2 SGK trang 36. 
- HS đọc thông tin SGK & trả lời: Trong tự nhiên NaCl dưới dạng hòa tan trong nước biển & kết tinh trong lòng đất (mỏ muối).
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát & trả lời: Tháo nước biển vào các ruộng muối, rồi cho nước bốc hơi -> Muối .
- HS mô tả cách khai thác. 
- HS quan sát sơ đồ.
- HS nêu các ứng dụng của NaCl:
 + Làm gia vị bảo quản thực phẩm.
 + Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
 Muối NaCl có thể là sản phẩm của PƯ giữa hai dd sau:
+ PƯ trung hòa bằng dd NaOH:
HCl + NaOH NaCl + H2O
+ Phản ứng trao đổi: 
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl 
 + H2O
Na2SO4 + BaCl2 2NaCl
 + BaSO4 
CuCl2 + 2NaOH 2NaCl
 + Cu(OH)2
1, Trạng thái tự nhiên:
 NaCl có nhiều trong tự nhiên, dưới dạng hòa tan trong nước biển & kết tinh trong mỏ muối.
2, Cách khai thác
- NaCl được khai thác từ nước mặn như nước biển. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.
- Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. Tinh chế muối mỏ ta được muối sạch.
3, Ứng dụng:
 NaCl có vai trò quan trọng trong đời sống & là nguyên liệu cơ bản của nhiều ngành công nghiệp hóa chất. 
* Hoạt động 2: Muối KALINITRAT (KNO3 – Diêm tiêu)
12 phút
- GV giới thiệu: Muối KNO3 có tên là diêm tiêu, là chất rắn màu trắng. Trong tự nhiên chỉ có một lượng nhỏ KNO3 được sản xuất bằng PP nhân tạo. 
- GV: + Muối KNO3 tan nhiều trong nước. GV có thể cho HS nhắc lại khái niệm độ tan và giải thích thêm : Ở 20oC, cứ 100 g nước hòa tan tối đa 32 g KNO3. 
+ Muối KNO3 ở nhiệt độ cao bị phân hủy giải phóng ôxi nên có tính ôxi hóa mạnh
- GV cho HS quan sát lọ đựng muối KNO3.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK nêu tính chất của KNO3.
+ Trong muối KNO3 cung cấp cho cây trồng loại nguyên tố nào ?
- GV nhận xét & tiểu kết. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS dựa vào thông tin SGK nêu tính chất của KNO3. 
- HS nêu các ứng dụng: 
+ Chế tạo thuốc nổ.
+ Phân bón.
+ Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
- HS trả lời: 
Nguyên tố K và N
1, Tính chất: 
 Muối KNO3 tan nhiều trong nước (độ tan ở 20oC là 32 g), bị phân hủy ở nhiệt độ cao, có tính oxi hóa mạnh. PTHH
 2KNO3 t 
 2 KNO2 + O2
2, Ứng dụng: 
 Muối KNO3 được dùng để:
- Chế tạo thuốc nổ đen.
- Làm phân bón.
- Chất bảo quản thực phẩm trong công nghiệp. 
* Hoạt động 3: Cũng cố bài
5 phút
- GV viết pư khi hỗn hợp thuốc nổ đen nổ.
2KNO3 + S + 3C K2S + N2 
 + 3CO2
- GV yêu cầu HS làm bài tập 4/ 36 SGK.
- HS đọc kết luận SGK.
- HS làm bài tập trên bảng:
 Dùng NaOH phân biệt được 2 cặp chất a & b vì có chất kết tủa .
 Câu c không được. 
HS khác nhận xét, bổ sung. 
* Bài tập 4:
a) 
Fe2(SO4)3+ 6 NaOH 2Fe(OH)3+3Na2SO4
b) 
CuSùO4 + 2NaOH 
 Cu(OH)2 + Na2SO4
	 4, Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau: (2 phút)
	 - Học bài, làm các bài tập còn lại SGK.
	 - Đọc mục “Em có biết”.
	 - Về nhà làm bài tập sau: 
 	1, Hãy viết các PTPƯ thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
 	 Cu HSO CuSO4 BaCl CuCl2 KOH Cu(OH)2 t CuO H Cu
 	 HNO 
 	 Cu(NO3)2
 	2, Cho 200 ml dd HCl có nồng độ 3,5 M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe2O3.
	a, Viết PTPƯ.
	b, Tình thành phần % về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp. 
	 - Xem trước bài “Phân bón hóa học”. 
	IV, Rút kinh nghiệm – bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 15.doc
Giáo án liên quan