Bài giảng Tuần 8 - Tiết 15: Một số muối quan trọng (tiếp)
I/ Mục tiêu :
Học sinh biết :
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3
- Trạng thái thiên nhiên cách khai thác NaCl
- Những ứng dụng quan trọng của NaCl và KNO3
Tiến tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học, kỹ năng làm bài tập định tính.
Ngày soạn:.././2009 TUẦN 8 Tiết: 15 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG I/ Mục tiêu : Học sinh biết : - Tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3 - Trạng thái thiên nhiên cách khai thác NaCl - Những ứng dụng quan trọng của NaCl và KNO3 Tiến tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học, kỹ năng làm bài tập định tính. II/ Chuẩn bị: - GV : Tranh vẽ ruộng muối, một số ứng dụng của NaCl - HS: Xem trước bài mới III/ Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: ? Hs1: Nêu các tính chất hóa học của muối, viết phương trình phản ứng minh họa. ? HS2: Định nghĩa phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. Viết phương trình phản ứng minh họa. ? HS3: Giải BT 3 SGK. 3. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1 : TÌM HIỂU MUỐI NaCl I/ Muối Natriclorua (NaCl ): 1. Trạng thái tự nhiên -Trong nước biển dạng hòa tan -Trong lòng đất ( muối mỏ ) dạng kết tinh 2. Cách khai thác ( Xem SGK ) 3. Ứng dụng Làm gia vị và bảo quản thực phẩm Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH. ? Trong tự nhiên em thấy muối ăn có ở đâu ? Gọi HS đọc phần 1 SGK tr 34 GV cho HS xem tranh vẽ ruộng muối. ? Hãy nêu cách khai thác NaCl từ mước biển ? GV nhận xét GV cho HS quan sát sơ đồ những ứng dụng quan trọng của muối ăn ? - CÓ trong nước biển - HS nêu cách khai thác - HS nêu các ứng dụng của NaCl Hoạt động 2 : TÌM HIỂU MUỐI KNO3 II/ Muối Kalinitrat ( KNO3): 1. Tính chất Muối KNO3 tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao. 2. Ứng dụng - Chế tạo thuốc nổ đen - Làm phân bón - bảo quản thực phảm - GV giới thiệu KNO3 còn gọi là diêm tiêu là chất rắn màu trắng Cho HS quan sát lọ đựng KNO3 và giới thiệm tính chất ? Hãy nêu ứng dụng ? - HS quan sát KNO3 và nêu tính chất - HS dựa và SGK nêu ứng dụng 4.Củng cố: pCho HS làm BT1 p Gọi HS khác nhận xét 5.Hướng dẫn: F Học thuộc tính chất hóa học của bài @ BTVN: 1, 2, 3, 4,5Tr 36 SGK $ Xem trước bài phân bón hóa học IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn:.././2009 TUẦN 8 Tiết: 16 PHÂN BÓN HÓA HỌC I/ Mục tiêu : HS biết - Phân bón hóa học là gì? Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng. - Biết công thức của một số loại phân bó hóa học thường dùng và hiểu một số tính chất hóa học của một số loại phân bón. Rèn lỹ năng phân biệt các loại phân đạm, kali, lân dựa và tính chất hóa học . củng cố kỷ năng làm bài tập tính theo công thức hóa học. II/ Chuẩn bị: - GV : Các mẫu phân bón hóa học - HS : Xem trước bài mới. III/ Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: p Hs1 : Trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl. p Hs 2 : giải Bt 4 SGK tr 46 3. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1 : TÌM HIỂU NHỮNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG I/ Những nhu cầu của cây trồng: 1. Những thành phần của thực vật ( Xem SGK) 2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật ( Xem SGK ) - GV giới thiệu thành phần của thực vật dựa và thông tin SGK - HS đọc SGK - HS đọc SGK Hoạt động 2: TÌM HIỂU NHỮNG PHÂN BÓ HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG II.Những phân bonù hóa học thường dùng: 1. Phân bón đơn : chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là : đạm ( N), lân ( P ), kali ( K ) a. Phân đạm - Urê ( NH2)2CO tan trong nước - Amoninitrat NH4NO3 tan trong nước. b. Phân lân - Phot phat tự nhiên thành phần chính là Ca3(PO4)2 không tan trong nước tan chậm trong đất chua. - Suppe photphat là phân lân đã được chế biến hóa học có thành phần chính Ca(H2PO4)2 tan được trong nước. c. Phân Kali Thường dùng lag KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước. 2. Phân bón kép có chứa 2 hoặc cả ba nguyên tố N, P, K 3. Phân vi lượng GV : Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn hoặc dạng kép. GV thuyết trình như SGK - GV cho HS đọc phần có thể em chưa biết ở SGK. - HS nghe và ghi bài 4.Củng cố: GV cho HS làm BT 1 : Tón thành phần % về khối lượcng các nguyên tố trong đạm Urê CO(NH2)2 Cho các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau sau đó giáo viên sửa sai. Cho HS giải BT2 : Một phân đạm có tỉ lệ về khối lượng về nguyên tố % : N = 35%, %O = 60 % còn lại là H. Xác địng công thức hóa học của phân đạm trên. Gọi HS khác nhân xét, GV nhận xét lại chấn điểm. pCho HS làm BT2 p Gọi HS khác nhận xét 5.Hướng dẫn: @ BTVN: 1, 2, 3 SGK tr 39 $ Xem trước bài mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt tuần 8 Ngày : / /2009 TT Trần Văn Ly
File đính kèm:
- tuan 8.doc