Bài giảng Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 10: Một số muối quan trọng (tiết 5)

/ Mục tiêu

1/ Kiến thức: HS biết được :

- Một số tính chất và ứng dụng của natriclorua (NaCl) và kali nitrat (KNO3).

2/ Kĩ năng:

- Nhận biết một số muối cụ thể.

3/ Thái độ:

- HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của NaCl, KNO3 để giải thích những hiện tượng và ứng dụng hay gặp trong đời sống, sản xuất.

4/ Trọng tâm:

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 10: Một số muối quan trọng (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 15
 Ngày Soạn : 26/09/2010
 Ngày dạy : 28/09/2010
Bài 10 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I/ Mục tiêu 
1/ Kiến thức: HS biết được :
- Một số tính chất và ứng dụng của natriclorua (NaCl) và kali nitrat (KNO3).
2/ Kĩ năng:
- Nhận biết một số muối cụ thể.
3/ Thái độ: 
- HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của NaCl, KNO3 để giải thích những hiện tượng và ứng dụng hay gặp trong đời sống, sản xuất.
4/ Trọng tâm:
- Ưùng dụng của một số muối quan trọng.
II .Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học
 a. Giáo viên : 
1.Giáo viên :Tranh vẽ, Sơ đồ ứng dụng, Bảng phụ 
2. Học sinh: nghiên cứu bài trước ở nhà
 b. Học sinh:
 - Nghiên cứu trước bài ở nhà.
2. Phương pháp: 
- Phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình .
III/ Các hoạt động dạy và học: 
1/ Oån định tổ chức lớp
Tg
9A1
9A2
9A3
1’
Vắngphép
Vắngphép
Vắngphép
2/ Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Giới thiệu bài mới
Trình bày các tính chất hoahọc của muối?
Định nghĩa phản ứng hoá học trao đổi? nêu điều kiện để phản ứng rao đổi sảy ra?
HS làm bài tập 3 Sgk
- Ba học sinh lên bảng trình bày câu trả lời
- Hs ở lớp cùng làm và nhận xét bài của bạn.
Giới thiệu bài mới :Chúng ta đã biết những tính chất hoá học của muối trong bài này các em sẽ tìm hiểu về 2 muối quan trọng là natriclorua và kalinitrat. Các em đã biết muối ăn có ở những đâu và cách làm muối ăn ra sao? Bài hôm nay sẽ cho các em biết. 
15’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về muối NaCl
- Gv cho hs đọc sgk 
H: NaCl có ở đâu ? cách điều chế NaCl từ nước biển?
- Gv cho hs quan sát hình vẽ 1.23 và đọc sgk cho biết cách khai thác muối?
- Gv thuyết trình cách khai thác muối. 
 - Gv treo sơ đồ ứng dụng của NaCl thuyết trình về ứng dụng của nó liên hệ với kiến thức có trong bài đã học 
- Hs đọc sgk và dựa vào thông tin trong sgk trả lời câu hỏi.
- Muối có trong nước biển ,có trong mỏ muối. 
- nước biển cho bay hơi thu được hỗn hợp của nhiều muối thành phần chính là NaCl
- HS chú ý nghe và nhớ.
- Hs nghe và vẽ sơ đồ vào vở
I/ Muối natri clorua: NaCl
1/ Trạng thái tự nhiên :
- Muối có trong nước biển, có trong mỏ muối. 
- Nước biển cho bay hơi thu được hỗn hợp của nhiều muối thành phần chính là NaCl
2/ Cách khai thác : sgk
3/ Ứng dụng :
 Gia vị và bảo quản thực phẩm
 Na
NaHCO3 tạo hợp kim 
NaCl
 đ/p chất t/đổi to
 n/c
Na2CO3 Cl2
NaClO NaOH H2 Cl2 
10’
Hoạt động 3: tìm hiểu về muối KNO3
Gv thông báo tính chất của KNO3 
yêu cầu học sinh viết pthh 
 GV gọi một hs đọc ứng dụng của KNO3 
 -Hs nghe và viết PTHH nhiệt phân muối 
-1 hs đọc ứng dụng trong sgk
 -Chế tạo thuốc nổ đen
- Làm phân bón 
- Bảo quản thực phẩn trong công nghiệp 
II/ Muối kalinitrat: KNO3
1,Tính chất :
- KNO3 tan nhiều trong nước 
- KNO3 bị phân huỷ ở nhiệt độ cao thành KNO2 và khí O2. Vì vậy nó có tính oxi hoá mạnh.
KNO3 (r) t0 KNO2 (r)+O2 (k)
2, Ứng dụng:
- Chế tạo thuốc nổ đen
- Làm phân bón 
- Bảo quản thực phẩn trong công nghiệp 
7’
Hoạt động 3 : Củng cố bài học
GV cho hs làm bài tập
K K2O KOH KNO3 KNO2 
GV cùng Hs nhận xét cho điểm. 
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập về nhà 
Cá nhân hs lên bảng viết PTHH
* 2K(r)+O2(k) K2O (r) 
* K2O(r)+H2O(l) 2 KOH 
* KOH+ HNO3 H2O + KNO3 
* KNO3 to KNO2 + O2 
2’
IV/ Nhận xét và dặn dò công việc về nhà
a, Nhận xét : Gv đánh giá giờ học rút kinh nghiệm cho giờ sau .
b, Dặn dò : - HS về nhà làm bài tập 1,2,3,4,5 trang 6.
 - Hs nghiên cứu trước bài 11 “phân bón hoá học” 
V/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tuần 8
Tiết 16
 Ngày Soạn : 27/09/2010
 Ngày dạy : 29/9/2010
Bài 11: PHÂN BÓN HOÁ HỌC
I /Mục tiêu 
1/ Kiến thức: HS biết được :
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
2/ Kĩ năng:
- Nhận biết một số loại phân bón hóa học thông dụng.
3/ Thái độ: 
- HS vận dụng những hiểu biết của mình về một số phân bón hóa học thông thường để áp dụng trong đời sống, sản xuất.
4/ Trọng tâm:
- Một số muối được dùng làm phân bón.
II .Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học
a.Giáo viên :- Mẫu phân đạm, kali, lân.
b. Học sinh:- Đọc trước bài ở nhà.
2. Phương pháp: 
- Phương pháp thuyết trình, trực quan. 
III/ Các hoạt động dạy và học: 
1/ Oån định tổ chức lớp
Tg
9A1
9A2
9A3
1’
Vắngphép
Vắngphép
Vắngphép
2/ Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt dộng 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
GV yêu cầu HS làm bài tập 
- HS 1 làm bài tập 2 trang 36
- HS 2 làm bài tập 4 trang 36
-Gv đánh giá cho điểm.
- HS trình bày trên bảng. Các HS còn lại làm bài ờ nháp, và nhận xét bài làm của bạn.
Giới thiệu bài mới: Trong nông nghiệp để có được năng suất cao, phẩm chất tốt ta cần bón phân hóa học. Chúng ta đã biết những tính chất hoá học của một số loại phân bón và một số ứng dụng của chúng. Để sự dụng phân bón có hiệu quả ta vào bài học hôm nay.
15’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu Những nhu cầu của cây trồng
GV đặt vấn đề cây trồng cần những như câu dinh dưỡng như thế nào?
- Gv giới thiệu thành phần của thực vật “Nước chiếm 90%”
Chất khô 10% : trong đó có tới 99% là các nguyên tố C, O,N,K,Ca,P,Mg,S,H còn lại 1% là các nguyên tố vi lượng như Bo,Zn,Fe, Mn ”
Gv: Các nguyên tố trên có vai trò như thế nào đối với thực vật?
GV thuyết trình, Gv gọi hs đọc sgk
-HS nghe và nhớ, tự ghi vào vở
- Cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật
- Hs chú ý lắng nghe và ghi bài
I/ Những nhu cầu của cây trồng :
1, Thành phần của thực vật :
- Nước chiếm 90%
- Chất khô 10% : trong đó có tới 99% là các nguyên tố C, O,N,K,Ca,P,Mg,S,H còn lại 1% là các nguyên tố vi lượng như Bo,Zn,Fe, Mn.
2, Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thực vật:
- Các nguyên tố C,H,O là những nguyên tố cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật
phản ứng quang hợp :
nCO2 + mH2O as chất diệp lục
Cn(H2O)m + nO2
- các nguyên tố C, O,N,K,Ca,P, Mg,S,H : SGK
10’
Hoạt động 3 : Tìm hiểu Những phân bón thông thường :
Yêu câu hs kể các loại phân bón hóa học thường hay sử dụng.
GV giới thiệu 
phân bón hoá học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép. 
- Gv thuyết trình 
- Hs chú ý lắng nghe và ghi bài
II/ Những phân bón thông thường :
1, Phân bón đơn : phân chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm(N), lân(P), kali(K)
- Phân đạm thường dùng là Urê C(NH2)2, Amoninitrat NH4NO3, Amonisuphat (NH4)2SO4 
- Phân lân thường dùng Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2, supephotphat Ca(H2PO4)2
- Phân kali thường dùng KCl và K2SO4
2, Phân bón kép: phân có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố N,P,K
3, Phân vi lượng : Phân chứa những nguyên tố vi lượng.
6’
Hoạt động 4 : Củng cố bài học
Gv cho học sinh đọc phần em có biết trong sgk
Gv cho hs làm bài tập 1 trong Sgk
các câu còn lại yêu cầu hs về nhà làm.
- HS làm việc cá nhân trả lời các bạn khác bổ sung.
a,kaliclorua, amoninitrat, amoni clorua, amonisuphat, Canxisulphat, Canxiđihiđrôsunphat, amonihidrôphotphat, kalinitrat
3’
IV/ Nhận xét và dặn dò công việc về nhà
a, Nhận xét : Gv đánh giá giờ học rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b, Dặn dò : 
 - HS về nhà làm bài tập 1,2,3 trang 39.
 - Hs nghiên cứu trước bài 12 “Muối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ” 
V/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctuan 8 hoa 9.doc