Bài giảng Tuần 7 - Tiết 13: Một số bazo quan trọng (tiếp theo)

I/ Mục tiêu :

 HS biết được

- tính chất vật lý, tính chất hóa học của Ca(OH)2

- HS biết cách pha chế dd Ca(OH)2

- Biết ý nghĩa độ PH của dd

- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng & làm BT định lượng.

II/ Chuẩn bị:

- GV : Dụng cụ : Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc, giá sắt, giá ống

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 7 - Tiết 13: Một số bazo quan trọng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009
TUẦN 7
Tiết: 13
 MỘT SỐ BAZO QUAN TRỌNG (TT)
 B.CANXIHIDROXIT-THANG pH
I/ Mục tiêu :
 HS biết được 
- tính chất vật lý, tính chất hóa học của Ca(OH)2 
- HS biết cách pha chế dd Ca(OH)2 
- Biết ý nghĩa độ PH của dd
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng & làm BT định lượng.
II/ Chuẩn bị:
- GV : Dụng cụ : Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc, giá sắt, giá ống nghiệm, ống nghiệm, giấy PH
 Hóa chất : CaO, dd HCl, dd NaCl, dd NH3, chanh
III/ Các bước lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
 ? Nêu các tính chất hóa học của NaOH, viết phương trình phản ứng minh họa.
 p Giải BT2 Tr 27 SGK
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU TÍNH CHẤT Ca(OH)2 
I/ Tính chất:
1. Pha chế dd Ca(OH)2 
 ( Xem SGK )
GV giới thiệu Ca(OH)2 có nước vôi trong
 Gv hướng dẫn HS pha chế dd Ca(OH)2 như sgk
- Các nhóm tiến hành pha chế dd Ca(OH)2 như hướng dẫn.
 Hoạt động 2 : TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA Ca(OH)2 
 2. Tính chất hóa học
a) Làm đổi màu chất chỉ thị màu 
 Dd Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh, dd phenoltalein không màu thành đỏ.
b) Tác dụng với axit 
c) tác dụng với oxit axit 
? Hãy dự đoán tính chất hóa học của dd Ca(OH)2 ? Tại sao?
? hãy viết phương trình phản ứng minh họa .
 GV hướng dẫn HS làm TN chứng minh các tính chất hóa học của bazơ tan.
 + Nhỏ 1 giọt Ca(OH)2 lên giấy quỳ tím quan sát.
 + Nhỏ và gọit Ca(OH)2 và ống nghiệm, sau đó nhỏ 1 giọt phenoltalein và và quan sát.
 + Nhỏ từ từ dd HCl và ống nghiệm có chứa dd Ca(OH)2 có phenoltalein ở trên , quan sát, nhận xét
? Hãy giải thích viết phương trình phản ứng 
- Dd Ca(OH)2 là bazơ tan và có tính chất hóa học của bazơ 
- HS viết phương trình phản ứng minh họa
- Ca(OH)2 làm quỳ tím hóa xanh
- phenoltalein không màu thành màu đỏ
- Màu đỏ của dd biến mất
HS giải thích hiện tượng viết phương trình phản ứng 
Hoạt động 3: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA Ca(OH)2 
3. Ứng dụng của Ca(OH)2 
 ( Xem SGK)
? Hãy kể các ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống 
- HS đọc thông tin SGK trả lời
Hoạt động 4: TÌM HIỂU THANG PH 
II/ Thang PH:
PH=7 dd trung tính
PH>7 dd có tính bazơ 
PH<7 dd có tính axit 
 GV giới thiệu dùng PH để biểu thhij độ axit, bazơ của dd
GV giới thiệu giấy PH’, cách so màu để xác định độ PH’ của dd nước chanh, dd NH3 
- HS nghe và ghi bài
- HS các nhóm làm TN & nêu kết quả của nhóm
 4.Củng cố:
pCho HS làm BT1
 	p Gọi HS khác nhận xét 
 5.Hướng dẫn:
F Học thuộc tính chất hóa học của Ca(OH)2 
@ BTVN: 1, 2, 3, 4 Tr 30 SGK
	$ Xem trước bài 9: tính chất hóa học của muối.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:.././2009
TUẦN 7
Tiết: 14
 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I/ Mục tiêu :
HS biết
 + Các tính chất hóa học của muối
 + Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng tao đổi thực hiện được
 - Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng. Biết cách chọn chất tham gia phản ứng trao đổi
- Rèn kỹ năng tính toán các bài tập hóa học.
II/ Chuẩn bị:
- GV : Dụng cụ : Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ
 Hóa chất : dd AgNO3, dd H2SO4, dd BaCl2, dd NaCl, dd CuSO4 , Cu, Fe, dd Ba(OH)2, dd Na2CO3
- HS : Nội dung các TN.
III/ Các bước lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
p HS1: Nêu tính chất hóa học của Ca(OH)2. Viết phương trình phản ứng minh họa.
p HS2: Giải BT 2 SGK Tr 30
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI 
I/ Tính chất hóa học của muối:
 1. Muối tác dụng với kim loại
 Kết luận : DD muối có thể tác dụng được với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
 2. Muối tác dụng với axit 
 Kết luận : muối có thể tác dụng với dd axit tạo thành muối mới, axit mới.
3. Muối tác dụng với muối
 Kết luận : Hai dd muối có thể tác dụng với nhau tạp thành hai muối mới
4. Muối tác dụng với bazơ 
 *Kết luận : dd muối tác dụng với dd bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới
5.Phản ứng phân hủy muối 
GV hướng dẫu HS làm TN
 - Ngâm một đoạn dây Cu vào ống nghiệm 1 có chứa 2-3 ml dd AgNO3
 - Ngâm một đoạn dây Fe vào ống nghiệm 2 có chứa 2-3 ml dd CuSO4
? Hãy quan sát hiện tượng?
 Gọi đại diện nhóm nêu hiện tượng.
? Các em có kết luận gì ?
 Gv hướng dẫn HS thực hiện TN 2
 + Nhỏ 1 – 2 giọt H2SO4 vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 ml dd BaCl2. Quan sát.
Gọi đại diện HS nêu nhận xét, viết phương trình phản ứng 
- Hướng dẫn HS làm TN3: Nhỏ 1-2 giọt AgNO3 và ống nghiệm có sẵn 1 ml dd NaCl . Quan sát hiện tượng
? Hãy nêu kết luận ?
 GV hướng dẫn HS làm TN4 : Nhỏ vài giọt NaOH và ống nghiệm có chứa 1 ml dd CuSO4. Quan sát hiện tượng viết phương trình phản ứng , nhận xét
 - GV giới thiệu muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao : KclO3; KMnO4, CaCO3..
- HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
HS nêu hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 1 và 2 rút ra nhận xét viết phương trình phản ứng 
- HS nêu kết luận.
- HS làm Tn theo nhóm
 Kết tủa trắng xuống đáy ống nghiệm
- HS làm TN theo nhóm và kết luận có kết tủa trắng dưới đáy ống nghiệm
- HS nêu kết luận
- HS làm TN theo nhóm, đại diện nhóm trình bài nhận xét.
Hoạt động 2 : GIỚI THIỆU PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DD 
II/ Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
a. Định nghĩa : Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học trong đó hai chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạp ra những chất mới.
b. Điều kiện để xảy ra phảng ứng tao đổi : 
 Phản ứng trao đổi giữa dd các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất dễ bay hơi hoặc chất không tan
GV giới thiệu tất cả các phản ứng trên là phảng ứng trao đổi trừ phả ứng tính chất 5.
? Vậy phản ứng trao đổi là gì ?
 GV nhận xét
 GV hướng dẫu HS nhận xét các phương trình phản ứng trên về trạng thái các chất tạo thành sau phản ứng
 ? Hãy nêu điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra ?
 GV lưu ý phản ứng trung hòa cũng là phản ứng trao đổi.
- HS trả lời
- HS nêu điều kiện
 4.Củng cố:
pCho HS làm BT2
 	p Gọi HS khác nhận xét 
 5.Hướng dẫn:
FHọc thuộc tính chất hóa học của muối. 
@ BTVN: 1, 2, 3, 4.5 Tr 33 SGK
	$ Xem trước bài Một số muối quan trọng, đọc trước yêu cầu các TN
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Kí duyệt tuần 7
 Ngày : / 09 /2009
TT
Trần Văn Ly

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc
Giáo án liên quan