Bài giảng Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết

Kiến thức : +Hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền

 + Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan .

 + Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết , đặc biệt trong lĩnh vực

 chọn giống .

 2 Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ .

 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn

 

doc82 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến dị không di truyền được)
	+ Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau
- Một vài HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3 : NHẬN BIẾT ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG 
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh hai luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.
+ Hình dạng củ của 2 luống có khác nhau không?
+ Kích thước của củ su hào ở hai luống khác nhau như thế nào? ® Rút ra nhận xét
- HS nêu được :
+ Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng)
Chăm sóc tốt : củ to, ít chăm sóc : củ nhỏ 
Þ Nhận xét :
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen.
+ Tính trạng số lượng phụ thuộc vào điều kiện sống.
4. Củng cố 
- GV căn cứ vào bản thu hoạch để đánh giá 
- GV cho điểm một số nhómchuẩn bị chu đáo và bản thu hoạch có chất lượng
- GV cho HS thu dọn vệ sinh
5. HDVN 
Soạn trước bài 28
V. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:15 
	 Ngày soạn: /12/2011
Tiết: 29
	 Ngày dạy: /12/2011
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI.
Bài 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI.
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS phải:
1/ Kiến thức: 
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
- Phân biệt được 2 trường hợp : sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nghiên cứu sơ đồ phả hệ.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, thu nhận kiến thức qua hình vẽ.
3. Thái độ:
- yêu thích bộ môn
II. Trọng tâm
- Nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh
III/ Chuẩn bị:
Giáo viên: - Tranh phóng to hình 28.1 đến 28.3 SGK.
- Tranh về trường hợp sinh đôi
Học sinh: Soạn trước bài
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
Mục tiêu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng ở người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc nghiên cứ phả hệ.
- Y/c HS nghiên cứu thông tin mục 1.
- Y/c HS giải thích các kí hiệu: c, g, ¡, =
- Người ta dùng 4 kí hiệu để biểu thị 4 kiểu tổ hợp của 1 tính trạng có hai trạng thái đối lập.
- Y/c HS nghiên cứu ví dụ 1, quan sát H28.1 thảo luận nhóm 3 phút trả lời câu hỏi:
? Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội?
? Sự di truyền màu mắt có liên quan đến giới tính hay không? Tại sao?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án.
- Gv: chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong ví dụ 2 SGK 
- GV ghi sơ đồ phả hệ
- Y/c HS thảo luận
? Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn qui định?
? Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không? Tại sao?
- GV y/c đại diện các nhóm trình bày
- GV cung cấp cho HS thông tin: Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn kiểm soát.
- Gv chốt lại kiến thức
- GV giới thiệu bằng sơ đồ lai.
A: không mắc bệnh, a: mắc bệnh
P: XAXa X XAY
G: XA , Xa XA, Y
F1: XAXA, XAXa, XaY
Gái không mắc bệnh
Trai mắc bệnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng:
- GV nêu vấn đề:
Trẻ đồng sinh thường gặp nhất là trẻ sinh đôi( cùng trứng hay khác trứng).
Cho hs quan sát sơ đồ 28.2 -> thảo luận 3 phút trả lời:
 + 2 sơ đồ (a,b) giống và khác nhau điểm nào?
 +Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng là điều nam hoặc nữ?
 +Đồng sinh khác trứng là gì?
 +Trẻ đồng sinh khác trứng khác giới không?
-Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau như thế nào?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
- Gv chốt
2.Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
-Gv cho hs nghiên cứu thông tin -> nêu ý nghĩa của nghiên cứu đồng sinh?
-Gv có thể lấy vd mục “em có biết” để minh họa.
- Đọc thông tin
- Giải thích kí hiệu
- HS theo dõi thu nhận thông tin do GV cung cấp và ghi những nội dung chính vào vở.
- HS quan sát tranh phóng to hình 28.1 SGK và tìm hiểu thông tin trong SGK để thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục s .
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi:
 - Màu mắt nâu là trội so với màu mắt đen, vì nó thể hiện ở đời F1 .
- Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan đến giới tính. Vì cả 3 thế hệ: P, F1, F2 đều có người mắc bệnh ở cả 2 giới tính.
- HS nghiên cứu ví dụ 2
- Thảo luận nhóm trả lời:
+ Do gen lặn quy định
+ Có liên quan đến giới tính
Tại vì chỉ có nam biểu hiện -> gen lặn nằm NST X
- Cử đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Hs quan sát kĩ sơ đồ, thảo luận nhóm và nêu được khác nhau về :
 +Số lượng trứng và tinh trùng tham gia thụ tinh.
 +Lần nguyên phân đầu tiên.
Hợp tử nguyên phân -> 2 phôi bào -> 2 cơ thể ( giống nhau KG)
-2 trứng + 2tinh trùng.
- Có khác giới
- Sự khác nhau: 
+ Đồng sinh cùng trứng có cùng KG -> cùng giới tính
+ Đồng sinh khác trứng khác nhau về KG -> cùng giới hoặc khác giới
- Nghiên cứu thông tin và trả lời.
+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của KG và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng
I. Nghiên cứ phả hệ.
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng
Trẻ đồng sinh là trẻ được sinh ra cùng 1 lần sinh
Có 2 trường hợp:
+ Cùng trứng
+ Khác trứng
Sự khác nhau: 
+ Đồng sinh cùng trứng có cùng KG -> cùng giới tính
+ Đồng sinh khác trứng khác nhau về KG -> cùng giới hoặc khác giới
2.Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của KG và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
4.Củng cố: - Yêu cầu HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
5.HDVN:
VN học bài, làm bài tập.
Soạn nội dung bài tiếp theo.
Đọc “Em có biết?”
V. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:15 
	 Ngày soạn: /12/2011
Tiết 30
	 Ngày dạy: /12/2011
 Bài 29	 BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải: 
1. Kiến thức :
- HS nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái 
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng 
2. Kĩ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ :Say mê nghiên cứu tìm hiểu môn học 
 II. Trọng tâm
- Một số bệnh và tật di truyền ở người
III. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 29.1 và 29.2 SGK.
- Tranh phóng to về các tật di truyền
Học sinh: soạn trước bài ờ nhà
- Phiếu học tập : Tìm hiểu bệnh di truyền
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
Bệnh Đao
Bệnh Tơcnơ
Bệnh Bạch tạng
Bệh câm điếc bẩm sinh
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 -Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?Tại sao lại dùng phương pháp đó ở người?
 -Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau điểm nào? 
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài bệnh di truyền ở người
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 29.1 và 29.2 ® hoàn thành phiếu học tập.
- GV chốt lại kiến thức
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số tật dị truyền ở người
- GV yêu cầu HS quan sát hình 29.3
® Trình bày các đặc điểm của một số di tật ở người?
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3 : Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.
- GV yêu cầu HS thảo luận.
	+ Các bệnh và tật di truyền phát sinh do những nguyên nhân nào?
	+ Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền.
-HS thảo luận nhóm ® điền vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên làm trên bảng, các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát hình ® nêu được các đặc điểm di truyền của.
	+ Tật khe hở môi hàm.
	+ Tật bàn tay, bàn chân mất một ngón.
	+ Tật bàn chân nhiều ngón.
- Một vài HS trình bày, lớpnhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận ® nêu được nguyên nhân :
	+ Tự nhiên 
	+ Do con người.
- HS tự đề được các biện pháp cụ thể 
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức
I. Một vài bệnh di truyền ở người
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bênh Đao
- Cặp nhiểm sắc thể số 21 có 3 nhiếm sắc thể 
-Bé, lùn. Cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hoai sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
2. Bệnh Tơcnơ
- Cặp nhiễm sắc thể sơ 23 chỉ có 1 nhiễm sắc thể 
- Lùn, cổ ngắn, là nữ 
- Tuyến vú không phát triển thường mất trívà không có con
3. Bệnh Bạch tạng
Đột biến gen lặn
- Da và tóc màu trắng
- Mắt màu hồng
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh
Đột biến gen lặn
- câm điếc bẩm sinh
II. Một số tật dị truyền ở người
Đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- Nguyên nhân :
Do các tác nhân vật lý, hoá học trong thiên nhiên.
Do ô nhiễm môi trường.
Do rối loạn trao đổi chất nội bài.
- Biện pháp hạn chế :
Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng hợp lý các thuốc bảo vệ thực vật.
Đấu tranh chống sản suất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân.
Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, bệnh di truyền.
.
3.Củng cố 
- Có thể nhận

File đính kèm:

  • docgiao an SH 9 chuan ktkn.doc