Bài giảng Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 6 : Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit (tiết 1)

Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit và axit 2

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học và làm các bài tập thực hành hóa học

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức cẩn thận tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 6 : Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 3/9/2011 
Tiết 9 Ngày dạy : 6/9/2011 
 Dạy lớp : 9.1, 9.2
Bài 6 :Thực hành
Tính chất hóa học của oxit và axit
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit và axit 2
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học và làm các bài tập thực hành hóa học 
3..Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học
II. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm bao gồm:
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm , kẹp gỗ, lọ thủy tinh miệng rộng, môi sắt
Hóa chất: CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd Na2SO4, dd NaCl, quì tím, dd BaCl2
III. Tiến trình dạy học:
 1.ổn định lớp
Lớp 9/1 sĩ số HS. Vắng mặt :	
Lớp 9/1 sĩ số HS. Vắng mặt :	
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ
+Tác dụng với nước tạo thành dung dich bazơ
+Tác dụng với oxit axit tạo thành muối
+Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- Nêu tính chất hóa học của oxit axit
+Tác dụng với nước tạo thành dung dich axit
+Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối
+Tác dụng với dung dich bazơ tạo thành muối và nước
- Nêu tính chất hóa học của axit
	+Làm quì tím chuyển sang màu đỏ
	+Tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí H2
	+Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và giải phóng khí H2O
	+Tác dụng với bazơ tạo thành muối và giải phóng khí H2O
3 Bài mới: Tiến hành thí nghiệm
Tính chất hóa học của oxit:
Thí nghiệm 1: Phản ứng của CaO với H2O
GV: Hướng dẫn HS các bước làm thí nghiệm:
Cho 1 mẩu CaO vào ống nghiệm
Nhỏ 1 -2 ml dd HCl vào ống nghiệm
Quan sát và nêu nhận xét hiện tượng
HS : Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
? Thử dd sau phản ứng bằng quì tím hoặc phenolftalein màu của thuốc thử thay đổi như thế naò?
? Viết PTHH
b.Thí nghiệm 2: Phản ứng của P2O5 với H2O
GV: Hướng dẫn các bước làm thí nghiệm
Đốt một ít P2O5( bằng hạt đậu) vào bình thủy tinh miệng rộng
Cho 3 ml H2O vào bình , đậy nút, lắc nhẹ.
Thử dd bằng quì tím
Nhận xét, kết luận về tính chất hóa học của P2O5 . Viết PTHH
2 . Nhận biết các dung dịch:
Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng một trong 3 dd là: H2SO4;HCl; Na2SO4 . Hãy tiến hành các thí nghiệm nhận biết các lọ:
GV: Hướng dẫn cách làm: Phân biệt các chất phải dựa vào tính chất hóa học khác nhau của chúng
? Vậy 3 chất trên có những tính chất khác nhau như thế nào?
GV: Đưa ra sơ đồ nhận biết
H2SO4
HCl
Na2SO4
Quì tím
Đỏ
Đỏ
Không làm đổi màu quì tím 
BaCl2
Có kết tủa
Không có kết tủa
b.Cách tiến hành:
- Ghi số thứ tự 1,2,3 cho mỗi lọ ban đầu
- Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dd nhỏ vào mẩu giấy quì tím
+ nếu Quì tím không đổi mầu thì lọ đựng Na2SO4 
+ Nếu quì tím chuyển màu đỏ thì 2 lọ đựng HCl và H2SO4 
Lấy 1ml dd axit đựng trong mỗi lọ vào ống nghiệm ( Ghi thứ tự giống thứ tự ban đầu). Nhỏ 1 -3 giọt BaCl2 vào mỗi ống nghiệm
+ Nếu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ ban đầu là dd H2SO4
+ Nếu ống nghiệm nào không xuất hiện kết tủa trắng thì lọ ban đầu là dd HCl
GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 
HS các nhóm báo cáo kết quả thực hành
C.Công việc cuối buổi thực hành: 
Thu dọn và viết bản tường trình
*Rút kinh nghiệm
Lớp 9.1	
Lớp 9.2	

File đính kèm:

  • docTiet 9 Hoa 9 20112012.doc