Bài giảng Tuần 4 - Tiết 7 - Bài 5: Nguyên tố hoá học (tiết 3)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Nguyên tử khối: Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác

2. Kĩ năng:

 Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.

3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, chính xác, yêu thích bộ môn

 

doc14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 4 - Tiết 7 - Bài 5: Nguyên tố hoá học (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V: Giơi thiệu về đặc điểm cấu tạo của hợp chất. 
- GV: Vậy đơn chất và hợp chất có đặc điểm gì khác nhau về thành phần?
- HS: Xem mô hình và nghe giảng.
- HS: + Nước do 2 nguyên tố O và H tạo nên.
 +Muối ăn do 2 nguyên tố Cl và Na tạo nên. 
- HS: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
- HS: Lấy ví dụ.
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ. 
- HS: Làm việc nhóm trong 3’ và xếp các chất trên vào 2 nhóm đơn chất và hợp chất.
- HS: Lắng nghe và ghi vở.
- HS: Đơn chất chỉ gồm 1 nguyên tố hoá học.
Hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học trở lên kết hợp với nhau.
II. Hợp chất
1. Định nghĩa
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
VD: Hợp chất nước ( H2O) do 2 nguyên tố H va O tạo nên .
2. Phân loại: 
 Hợp chất hữu cơ; đường, mêtan
 Hợp chất vô cơ: NaCl, KCl.
3. Đặc điểm cấu tạo: 
Trong hợp chất, nguyên tử của nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định
4. Cũng cố (10’): - GV YC HS thảo luận nhóm làm bài tập bảng phụ 
BẢNG PHỤ
 Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống
Khí hidro, khí clo, khí oxi là những ................................. đều tạo nên từ một.........................
Nước, muối ăn(NaCl), axitclohidrit (HCl) là những .............. đều tạo nên từ hai. Trong thành phần hoá học của nước (H2O) và axitclohidric đều có chung ...................... Còn muối ăn và axitclohidric có chung
Đáp án
Đơn chất, nguyên tố hoá học
Hợp chất, nguyên tố hoá học, nguyên tố H, nguyên tố Cl
5. Dặn dò về nhà(3’): 
 - Xem trước phần phân tử
 - Bài tập về nhà: 1, 2/25.
----------------------------------------------------------------
Tuaàn 5
Tieát 9
Bài 6 :
 ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (TT)
Ngày soạn:13/9/2010
Ngày dạy: 14 /9/2010
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức :Biết được :
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2. Kĩ năng: - Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II.TRỌNG TÂM
Khái niệm phân tử và phân tử khối
III. CHUẨN BỊ:
1. GV :Tranh vẽ: 1-10, 1-11, 1-12,1-13 và bảng phụ.
2. HS: Xem trước bài mới. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp(1’) : 
2. Kiểm tra bài cũ (5’) :
- Đơn chất, hợp chất là gì? Cho VD? Khí clo được tạo nên từ những nguyên tố nào? 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên tử và nguyên tử khối. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu thêm 2 khái niệm nữa là phân tử và phân tử khối.
 b. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Phân tử là gì?(10’)
- GV:Treo tranh hình11,12,13 cho HS quan sát và nêu câu hỏi: 
+ Khí hidro có những hạt nào hợp thành ?
+ Nước có những hạt nào hợp thành hợp thành?
+ Muối ăn có những hạt nào hợp thành?
- GV: Tính chất hoá học của chất là tính chất của từng hạt. Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất, là đại cho chất về mặt hoá học và được gọi là phân tử.
- GV: Vậy phân tử là gì?
- GV:Chốt lại và ghi bảng
- HS: Quan sát tranh và trả lời. 
+ Gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
+ Gồm 2 H liên kết 1O.
+ Gồm 1Na liên kết với 1 Cl.
- HS:Nghe giảng
- HS: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất
- HS: Lắng nghe. 
III. Phân tử 
1. Phân tử là gì?
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất
Hoạt động 2: Phân tử khối là gì? (10’) 
- GV:Em hãy nhắc lại nguyên tử khối là gì?
- GV: Tương tự như vậy hãy định nghĩa nguyên tử khối là gì?
- GV: Chốt lại và ghi bảng. 
- GV: Yêu cầu HS tính phân tử khối của các chất: CuSO4, Cl2, N2, CH4.
- HS: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon.
- HS: Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị cacbon.
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Suy nghĩ làm bài tập trong 3’ và lên bảng:
CuSO4 = (64.1) + (32.1) + (16.4) = 160(đvC)
Cl2 = 35,5.2 = 71(đcC)
N2 = 14.2 = 28(đvC)
CH4 = (12.1) + (1.4) 
= 16(đvC).
2. Phân tử khối
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị cacbon.
- Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó
VD: Phân tử khối của:
O2 = 16 x 2 = 32 (đvC )
H2O = (1 x2) + 16 =18 (đvC )
NaCl = 23 + 35.5 =58.5 (đvC )
Hoạt động 3: Trạng thái của chất(8’).
- GV: Cho HS quan sát hình 14/25 SGK. 
- GV: Hình a: Ở trạng thái rắn các hạt sắp xếp với nhau như thế nào?
- GV: Hình b: Ở trạng thái lỏng các hạt sắp xếp với nhau như thế nào?
- GV: Hình c: Ở trạng thái khí các hạt sắp xếp với nhau như thế nào?
- GV: Chốt lại và ghi bảng
- HS: Quan sát
-HS: Các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ. 
- HS: Các hạt sắp xếp ở gần khít nhau và chuyển động vượt lên trên. 
- HS: Các hạt rất xa nhau và chuyển động về nhiều phía.
- HS: Nghe giảng. 
IV. Trạng thái của chất
Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là nguyên tử hay phân tử. 
Tuỳ điều kiện, 1 chất có thể ở 3 trạng thái: rắn , lỏng, khí
4. Cũng cố(7’) : 
 GV YC HS thảo luận nhóm làm bài tập bảng phụ: 
BẢNG PHỤ
Bài tập: Tính phân tử khối của
Axitsunfuric biết phân tử gồm: 2H, 1S, 4O
Khí amoniac biết phân tử gồm: 1N,3H
Đáp án
Phân tử khối của H2SO4: (1 x2) + 32 +(16 x 4 ) = 98 (đvc) 
Phân tử khối của NH3 : 14 +( 1 x 3 ) = 17 (đvc)
5. Dặn dò về nhà(3’): 
 Bài tập về nhà: 4,5,6,7,8/25
 Chuẩn bị cho bài thực hành, các nhóm kẻ bảng tường trình. 
-------------------------------------------------------
Tuaàn 5
Tieát 10
BÀI 7: BÀI THỰC HÀNH 2 
SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT
Ngày soạn:16/9/2010
Ngày dạy:17 /9/2010
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
	- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
	- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ: 
 Yêu thích bộ môn hoá học, có ý thức vận dụng vào thực tiễn.
II. TRỌNG TÂM
- Sự lan tỏa của một chất khí trong không khí
- Sự lan tỏa của một chất rắn khi tan trong nước
III. CHUẨN BỊ:
1.GV:
 Hoá chất: Dung dịch amoiac đậm đặc, thuốc tím (kalipemanganat), giấy qùy
 Dụng cụ: Ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, nút cao su, giá ống nghiệm.
2. HS: Xem bài trước và kẻ bảng tường trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp (1’): 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Khi đứng trước những bông hoa , ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm từ hoa lan tỏa vào không khí. Ta không nhìn thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động. Các em sẽ làm thí nghiệm về sự lan tỏa chất để biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất. 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động củaGV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(5’).
-GV: Ổn định tổ chức lớp, nêu quy định của buổi thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị.
-GV: Kiểm tra các kiến thức có liên quan đến nội dung bài thực hành:
1. Phương pháp điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm? 
2. Nêu tính chất hoá học của oxi? 
- HS: Ổn định lớp và trình mẫu bài thu hoạch cho GV kiểm tra.
-HS: Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành(10’).
-GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ 46 (a, b) SGK/92. 
-GV: Hướng dẫn các nhóm cách thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy nước và đẩy không khí.
-GV: Lưu ý HS thu giữ lại một vài bình oxi chuẩn bị cho thí nghiệm sau.
- GV: Hướng dẫn tiếp thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
-GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình thực hành để đạt kết quả và chính xác.
-HS: Quan sát cách lắp dụng cụ của GV và ghi nhớ.
- HS: Theo dõi và ghi nhớ cách thực hiện.
-HS: Theo dõi và ghi nhớ thao tác thí nghiệm của GV.
-HS: Nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 3. Thí nghiệm của HS(15’).
-GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thí nghiệm.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành, uốn nắn, sữa sai cho các nhóm hoàn thành tốt bài thực hành.
-HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
 Bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
 Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ và hoá chất chuẩn bị thực hành.
-HS: Các nhóm tiến hành thực hành theo nhóm và ghi lại các kết quả thu được.
Hoạt động 4. Công việc cuối buổi(10’).
-GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm và trả dụng cụ, hoá chất dư.
-GV: Cho HS làm bài thu hoạch dưới sự theo dõi, hướng dẫn của GV.
-HS: Thu dọn hoá chất, trả dụng cụ thực hành.
-HS: Các nhóm tiến hành làm bài thu hoạch ngay tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV.
3. Tổng kết – Đánh giá(3’): 
 GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ và hóa chất làm thí nghiệm.
 GV thu bài tường trình và dựa vào thang điểm để đánh giá buổi thực hành. 
BẢNG TƯỜNG TRÌNH
Bài
 Tên :.
 Lớp:..
Nhận xét
Điểm
Thao tác thí nghiệm (3 đ)
Kết quả thí nghiệm (3 đ)
Giải thích kết
quả (1 đ)
Ý thức thái độ
(1 đ)
4. Dặn dò (1’):
 Dặn các em soạn phần kiến thức cần nhớ vào vở.
 Xem trước bài luyện tập 1. 
-----------------------------------------------------
Tuaàn6
Tieát 11
BÀI 8:
BÀI LUYỆN TẬP 1
Ngày soạn:20/9/2010
Ngày dạy:21/9/2010
I. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức : 
 Hệ thống hóa kiến thức: Chất , đơn chất , hợp chất , nguyên tử , nguyên tố hoá học va phân tử .
 Vận dụng những kiến thức được học vào làm bài tập.
 2. Kỹ năng : 
 Rèn luyện kĩ năng tính toán và làm bài tập.
 3.Thái độ : 
 Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
 II. CHUẨN BỊ : 
 1.GV: 
 - Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản. 
 - Một số bài tập vận dụng.
 2.HS: Ôn lại các kiến thức chương I .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Bài mới:
a.Giới t

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 8tuaanf456 theo chuan kien thucKN.doc