Bài giảng Tuần 4 - Tiết 7 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiếp)

Nắm được một số tính chất hoá học riêng của H2SO4 đặc: Tính oxi hoá (tác dụng với KL kém hoạt động), tính háo nước. Dẫn ra được các PTHH minh hoạ cho những tính chất này. Biết ứng dụng của H2SO4

 +Biết phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

- Rèn kĩ năng quan sát, dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất của axit H2SO4 đặc tác dụng với kim loại. Viết được PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 đặc, nóng. Nhận biết được H2SO4 và các muối sunfat

- GD ý thức nghiêm túc, cẩn thận, ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 4 - Tiết 7 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 7 
Ngày soạn:10/09/11 
 Ngày dạy: 15/09/11
 Bài 4 .Một số axit quan trọng (tiếp)
a. Mục tiêu
 - Nắm được một số tính chất hoá học riêng của H2SO4 đặc: Tính oxi hoá (tác dụng với KL kém hoạt động), tính háo nước. Dẫn ra được các PTHH minh hoạ cho những tính chất này. Biết ứng dụng của H2SO4
 +Biết phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
- Rèn kĩ năng quan sát, dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất của axit H2SO4 đặc tác dụng với kim loại. Viết được PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 đặc, nóng. Nhận biết được H2SO4 và các muối sunfat
- GD ý thức nghiêm túc, cẩn thận, ý thức bảo vệ môi trường.
b. Chuẩn bị.
 * Giáo viên: 4 bộ thí nghiệm:
- Dụng cụ: Kẹp gỗ, ống nghiệm, đèn cồn, cốc, muôi thuỷ tinh, ống hút.
- Hoá chất: Cu, H2SO4 (đ), H2SO4 (l), Na2SO4, BaCl2, C12H22O11.
* Học sinh: Nghiên cứu trước bài. Làm bài tập về nhà.
c. Hoạt động dạy - học.
I.ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
 - Bài tập 1 (SGK - 19).
 - H2SO4 loãng có những tính chất hoá học nào? Dẫn ra PTHH minh hoạ?
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
 - TN1: Lấy 2 ống nghiệm: Cho vào mỗi ống một ít kim loại Cu.
 + ống 1: nhỏ H2SO4(l), 
 + ống 2: nhỏ H2SO4(đ). Đun nóng ống 2, quan sát.
 - TN2: Cho một ít đường vào đáy ống nghiệm, thêm từ từ 1,2 ml H2SO4 đặc. Quan sát.
 Yêu cầu:
 + Làm TN theo nhóm theo hướng dẫn.
 + Quan sát các hiện tượng xảy ra.
 + Nêu hiện tượng và giải thích 
 - HS: Làm TN theo hướng dẫn, thực hiện các yêu cầu.
 + Báo cáo kết quả
 + Nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận đúng
 - GV: Tóm lại, H2SO4 đặc có những tính chất hoá học nào?
 - HS: Tương tự, viết PTHH của phản ứng giữa: H2SO4(đ) với Zn, Fe.
 - GV: Có kết luận gì về khả năng phản ứng của H2SO4 đặc với kim loại?
III. Tính chất hoá học riêng của axit sunfuric đặc 
1. Tác dụng với kim loại:
-TN : SGK
- PTHH :
Cu+H2SO4(đ CuSO4+SO2+H2O
- H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại, không giải phóng H2.
2. Tính háo nước:
C12H22O11 11H2O + 12C
 - GV: Treo tranh vẽ “Sơ đồ sản xuất H2SO4”.
 - HS: Quan sát, kết hợp nghiên cứu thông tin SGK
? Phương pháp sản xuất H2SO4
?Các công đoạn sản xuất
? Viết các PTHH xảy ra ở mỗi công đoạn.
 HS trả lời, bổ sung
 - GV: Giải thích thêm.
IV. Sản xuất axit sunfuric
- H2SO4 được sản xuất bằng PP tiếp xúc, gồm 3 giai đoạn chính:
- S + O2 SO2
- 2SO2 + O2 2SO3
- SO3 + H2O à H2SO4
 - GV: Làm thí nghiệm:
 + Cho vào ống nghiệm 1: H2SO4, ống 2: Na2SO4.
 + Cho thêm vào cả 2 ống dd BaCl2.
 - HS: Quan sát
 ?Nêu hiện tượng, giải thích
 ?Vậy để nhận ra H2SO4 và các muối sunfat ta dùng thuốc thử gì
? Để phân biệt H2SO4 với muối sunfat ta làm như thế nào?
-HS quan sát trả lời
V. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat 
- TN: SGK
- Để nhận ra H2SO4 và các muối sunfat ta dùng muối hoặc hidroxit của kim loại Ba.
- Để phân biệt H2SO4 với muối sunfat: Dùng các kim loại Mg, Zn, Al
IV.Củng cố
 - GV: Khái quát bài.
 - HS: + Đọc kết luận SGK.
	 + Làm bài tập 2, 3 (SGK - 19).
V. Hướng dẫn về nhà
 - Học, nắm nội dung.
 - Làm và hoàn thiện bài tập 1, 3, 5, 7 (SGK - 19)
 - Ôn lại tính chất của oxit và axit. Giờ sau luyện tập.
Tuần 4
 Tiết 8
Ngày soạn:17/09/10
Ngày dạy: 21/09/10
Bài 5. Luyện tập
tính chất hoá học của oxit và axit
a. mục tiêu
 - Củng cố:
+ Tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và quan hệ giữa oxit bazơ và oxit axit.
+ Những tính chất hoá học của axit.
- Có kĩ năng tính theo PTHH, kĩ năng viết PTHH . Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit trong phản ứng.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
b. Chuẩn bị
 * Giáo viên: bảng phụ
 * Học sinh: Ôn lại các kiến thức về TCHH của oxit và axit.
c. Hoạt động dạy - học
I. ổn định tổ chức
II.Kiểm trabài cũ (lồng ghép)
III. Bài mới.
I. Kiến thức cần nhớ 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - GV: đưa bảng phụ sơ đồ
 Yêu cầu: HS hoàn thành sơ đồ bằng cách vạch chiều mũi tên biểu thị tính chất hoá học phù hợp và điền chất thích hợp vào ?
 + Viết các PTHH minh hoạ tương ứng.
 - HS: + Trao đổi nhóm, thực hiện yêu cầu.
 +Báo cáo nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận 
GV: Chốt lại kết luận đúng trên bảng phụ
 - GV đưa sơ đồ:
 Yêu cầu HS : Yêu cầu: HS hoàn thành sơ đồ bằng cách vạch chiều mũi tên biểu thị tính chất hoá học phù hợp và điền chất thích hợp vào ?
 + Viết các PTHH minh hoạ tương ứng.
 - HS:+ Trao đổi nhóm, thực hiện yêu cầu.
 + Báo cáo,nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận đ
 - GV: Chốt lại kết luận đúng.
 - GV: H2SO4 có những tính chất hoá học nào riêng? Cho ví dụ?
1. Tính chất hoá học của oxit
(1): CaOr + 2HCl ddà CaCl2dd + H2Ol
(2):CO2k+Ca(OH)2đàCaCO3r+H2Ol
(3): CaOr + CO2k à CaCO3r
(4): CaOr + H2Ol à Ca(OH)2dd
(5): SO2k + H2Ol à H2SO3dd
2. Tính chất hoá học của axit:
(1): H2SO4(l) + Fer à FeSO4dd + H2k
(2): H2SO4dd+CuOràCuSO4dd + H2Ol
(3):H2SO4l+2NaOHddàNa2SO4dd+2H2Ol
Chú ý: H2SO4 đặc:
+ Tác dụng được với nhiều KL, không giải phóng H2.
H2SO4(đ) + CuCuSO4 + H2O + SO2
+ Tính háo nước:
C12H22O11 11C + 12H2O
II. bàI tập
 - GV: Treo bảng phụ có đề bài tập
 - HS: 
 +Trao đổi, làm bài tập
 + Chữa bài tập.
 + Nhận xét, bổ sung.
 - GV: Chốt lại kết luận đúng.
 * Bài tập 2: Hoà tan 1,2g Mg bằng 50ml dd HCl. 3M.
 a. Viết PTHH của phản ứng.
 b. Tính thể tích khí thoát ra (đkc).
 c. Tính CM của dd thu được sau phản ứng (coi V của dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể).
- GV: 
? Nêu các bước làm bài toán tính theoPTHH.
 ? Các công thức cần áp dụng cho bài tập 
 - HS đưa ra câu trả lời
 - HS: trao đổi , làm bài tập
 + Chữa bài tập.
 + Nhận xét, bổ sung.
 - GV: Chốt lại kết luận đúng.
1. Bài tập 1 (SGK - 21):
a. Tác dụng với H2O:
SO2 + H2O à H2SO3
Na2O + H2O à 2NaOH
CaO + H2O à Ca(OH)2
CO2 + H2O à H2CO3
b. Tác dụng với HCl:
CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O
Na2O + HCl à NaCl + H2O
CaO + HCl à CaCl2 + H2O
c. Tác dụng với NaOH:
SO2 + NaOH à Na2SO3 + H2O
CO2 + NaOH à Na2CO3 + H2O
2. Bài tập 2:
a. Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
b. - nHCl = CM.V = 0,15(mol)
 - nMg = 12/24 = 0,05(mol)
- Theo PTHH: 
+ Để phản ứng hết với 0,05 mol Mg chỉ cần 0,1 mol HCl à HCl dư. Tính thể tích theo lượng Mg.
+ nH2 = nMg = 0,05(mol)
à VH2 = 0,05.22,4 = 1,12(l)
c. Dung dịch sau phản ứng có MgCl2 và HCl dư.
- CM(MgCl2) = n/M = 1M
- nHCl (dư) = 0,15 - 0,1 = 0,05
à CM(HCl dư) = 1M
IV.Củng cố 
- GV: Nhận xét tiết học, chấm điểm HS chuẩn bị tốt, nhắc nhở hs chuẩn bị chưa tốt. rút kinh nghiệm tiết luyện tập.
- HS: Nhắc lại tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ, axit
V.Hướng dẫn về nhà
- Học, nắm vững nội dung.
- Làm bài tập: 2, 3, 4, 5 (SGK - 21).
 - Chuẩn bị: bài.Thực hành Tính chất hoá học của oxit và axit
 + Đọc trước nội dung bài thực hành
 + Chuẩn bị bản tường trình thực hành

File đính kèm:

  • doctiiet 7-8.doc