Bài giảng Tuần 4 - Tiết 11: Tinh bột- Xenlulozơ

. Kiến thức :

 + Học sinh biết cấu trúc phân tử và tính chất điển hình của tinh bột.

 + Biết sự chuyển hóa và sự tạo thành tinh bột.

+Biết cấu trúc phân tử của xenlulozơ

 +Hiểu tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ

 2. Kỹ năng :

 + So sánh 2 dạng cấu trúc: amilozơ, amilopectin.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 4 - Tiết 11: Tinh bột- Xenlulozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 4 Tieát 11
NS
ND
TINH BỘT- XENLULOZƠ
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
	1. Kiến thức :
	+ Học sinh biết cấu trúc phân tử và tính chất điển hình của tinh bột.
	+ Biết sự chuyển hóa và sự tạo thành tinh bột.
+Biết cấu trúc phân tử của xenlulozơ
 +Hiểu tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ
	2. Kỹ năng :
	+ So sánh 2 dạng cấu trúc: amilozơ, amilopectin.
	+ Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của tinh bột.
	+ Giải thích được các hiện tượng dựa trên cấu trúc và hóa tính của tinh bột.
	+ Giải các bài tập định lượng về tinh bột.
Phân tích và nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozơ
Quan sát, phân tích các hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình hóa học
Giải các bài tập về xenlulozơ
	3. Giáo dục tình cảm thái độ :
	Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của tinh bột trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ :
	+ Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, dung dịch I2, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, tinh bột hoặc khoai
	+ Sơ đồ chuyển hóa tinh bột trong cơ thể.
	+ Hình vẽ phân tử amilozơ, phân tử amilopectin.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	Bước 1 : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
	Bước 2 : Kiểm tra bài cũ.
Câu 1 : Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có) giữa saccarozơ với Cu(OH)2 (ở to thường và đun nóng), với dung dịch AgNO3 trong amoniac (đun nhẹ) và với dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ.
Câu 2 : Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch hóa chất trong dãy sau bằng phương pháp hóa học : saccarozơ, glucozơ, glixerol.
	Bước 3: Bài mới 
 A TINH BỘT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi giảng
* Hoạt động 1 :
Cho học sinh quan sát mẫu tinh bột ® Yêu cầu học sinh cho biết các tính chất vật lí đặc trưng và trạng thái tự nhiên của tinh bột.
Học sinh (làm việc theo nhóm) quan sát mẫu + nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế ðtính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của tinh bột.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN :
+ chất rắn vô định hình, màu trắng.
+ không tan trong nước lạnh.
+ tan 1 phần trong nước nóng (65oC­)÷ dung dịch keo nhớt ( hồ tinh bột).
+ có nhiều trong hạt, củ, quả.
+ gạo chứa khoảng 80% tinh bột, ngô chứa khoảng 70%, khoai tây khoảng 20%.
* Hoạt động 2 :
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK ® cho biết cấu trúc phân tử của tinh bột.
+ Yêu cầu học sinh cho biết đặc điểm liên kết giữa các mắc xích µ-glucozơ trong phân tử tinh bột.
+ Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình phân tử amilozơ và hình vẽ liên kết giữa các mắc xích µ-glucozơ, hình vẽ phân tử amilopectin và hình vẽ liên kết µ-1,6glucozit.
Þ Nghiên cứu SGK ® Cấu trúc phân tử của tinh bột.
II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ :
+ CTPT (C6H10O5)n ÷ nhiều gốc µ-glucozơ liên kết với nhau.
+ Là hỗn hợp không tách rời nhau của amilozơ và amilopectin.
* Amilozơ :
· Chiếm khoảng 20 - 30% khối lượng.
· Liên kết giữa các mắt xích µ-glucozơ được tạo ra giữa nguyên tử C1 ở mắt xích này với nguyên tử C4 ở mắt xích kia qua cầu oxi (gọi là liên kết µ-1,4-glicozit).
· mạch không phân nhánh, phân tử xoắn lại thành hình lò xo.
· M » 150.000 ® 600.000
* Amilopectin :
· Chiếm khoảng 70 - 80% khối lượng.
· là vỏ bao bọc nhân amilozơ.
· mạch phân nhánh.
· Khoảng 20 - 30 mắc xích µ-glucozơ liên kết với nhau ÷ 1 chuỗi.
· Nguyên tử C1 của chuỗi này liên kết với C6 của chuỗi kia qua cầu oxi ® chuỗi bị phân nhánh.
· M » 300.000 ® 3.000.000
* Phân tử amilozơ:
* Phân tử amilopectin:
* Hoạt động 3 :
+ Giáo viên biểu diễn :
· Thí nghiệm giữa dung dịch I2 và dung dịch hồ tinh bột ở nhiệt độ thường, sau đó đun nóng và để nguội dung dịch · Thí nghiệm cho dung dịch I2 lên mặt cắt của củ khoai lang 
ð Yêu cầu học sinh quan sát và nêu hiện tượng xảy ra ở các thí nghiệm.
Giáo viên giải thích hiện tượng thí nghiệm trên, nhấn mạnh với học sinh đây là phản ứng đặc trưng để nhận ra tinh bột.
Þ Học sinh nghiên cứu SGK, nêu hiện tượng khi đun nóng dung dịch tinh bột với axit vô cơ loãng hoặc hiện tượng khi nhai kĩ cơm. Viết PTHH.
.
Þ Học sinh quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng ® Kết luận.
III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
1. Phản ứng thủy phân :
 (C6H5O5)n + nH2O nC6H12O6 
2. Phản ứng màu với dung dịch iot :
* TN : 
+ Nhỏ dung dịch I2 vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột. 
+ Nhỏ I2 vào mặt cắt của khoai lang.
* Hiện tượng :
· Dung dịch hồ tinh bột nhuốm màu xanh tím.
· Mặt cắt củ khoai lang nhuốm màu xanh tím.
* Giải thích :
· Tinh bột hấp phụ I2 ® dung dịch có màu xanh tím.
· Đun nóng : I2 bị giải phóng khỏi tinh bột ® mất màu xanh tím.
· Để nguội : I2 bị hấp phụ trở lại ® màu xanh tím xuất hiện lại.
Þ Dùng I2 để nhận biết tinh bột và ngược lại.
 V.ÖÙNG DUÏNG (SGK)
 B XENLULOZƠ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
Vào bài: giấy viết là 1 vật dụng rất cần thiết cho hs, bài này chúng ta sẽ nghiên cứu một hợp chất dùng để điều chế giấy
HĐ1: Cho hs quan sát mẫu xenlulozơ và gọi 1 hs làm thí nghiệm thử tính tan của xenlulozơ
HĐ2 : Yêu cầu hs so sánh CTPT, cấu tạo phân tử của xenlulozơ và tinh bột
Hs quan sát mẫu xenlulozơ (bông thấm nước) và tìm hiểu sgk, cho biết các tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của xenlulozơ
Hs nghiên cứu kĩ sgk, cho biết những đặc điểm chính về cấu trúc phân tử của xenlulozơ rồi kết luận
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong dung môi hữu cơ thông thường.
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối. Xenlulozơ có nhiều trong bông, đay, gai, tre, nứa, gỗ
II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ
- CTPT : (C6H10O5)n
- Phân tử khối rất lớn
- Là 1 polime hợp thành từ các mắt xích -glucozơ nối với nhau bởi các liên kết -1,4-glicozit, phân tử xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn
Các mắt xích-glucozơ trong phân tử xenlulozơ
HĐ 3: GV biểu diễn thí nghiệm phản ứng thủy phân xenlulozơ theo các bước:
* Cho bông nõn vào dd H2SO4 70%
* Trung hòa dd thu được bằng dd NaOH 10%
* Cho dd thu được tác dụng với dd AgNO3/NH3, đun nhẹ.
Hỏi: phản ứng gì đã xảy ra?
Nêu vấn đề: có phải chính xenlulozơ có phản ứng tráng bạc?
GV liên hệ với hiện tượng thực tế, ví dụ trâu, bò nhai lại
HĐ 4: GV biểu diễn thí nghiệm phản ứng este hóa xenlulozơ theo trình tự sau:
Cho vào ống nghiệm lần lượt:
*4ml dd HNO3 đặc
*8ml dd H2SO4 đặc, để nguội
*1 nhúm bông và đun cách thủy
*Lấy sản phẩm ra, ép và sấy khô
Xenlulozơ có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, để tạo ra nguồn nguyên liệu quí giá này, chúng ta phải tích cực trồng cây phủ xanh mặt đất
Hs quan sát và nêu hiện tượng xảy ra
phản ứng tráng bạc
Giải quyết vấn đề: xenlulozơ bị thủy phân trong dd axit đun nóng cho glucozơ có phản ứng tráng bạc.
Lên bảng viết phương trình phản ứng
Hs nhận xét màu sắc của sản phẩm thu được. Nêu hiện tượng khi đốt cháy sản phẩm, giải thích nguyên nhân của thí nghiệm và viết PTHH.
Hs liên hệ kiến thức thực tế và tìm hiểu sgk cho biết các ứng dụng của xenlulozơ.
Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do CTCT [C6H7O2(OH)3]n
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng của polisaccarit (phản ứng thủy phân)
 H2SO4 , t0
(C6H10O5)n + nH2O 
 nC6H12O6
 glucozơ
Phản ứng thủy phân cũng xảy ra ở trong dạ dày động vật nhai lại nhờ enzim xenlulaza.
2. Phản ứng của ancol đa chức
a) Phản ứng với HNO3 đặc có H2SO4 đặc làm xúc tác (phản ứng este hóa)
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3
H2SO4, to
 [C6H7O2(ONO2)3]n +
 3nH2O
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng.
IV. ỨNG DỤNG
- Dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình như tre, gỗ
- Sản xuất giấy, tơ, sợi, thuốc súng, etanol
Củng cố
Câu 1: Xenlulozơ không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?
	A. HNO3đ / H2SO4đ / t0	B. H2/Ni
	C. [Cu(NH3)4](OH)2	D. (CS2 + NaOH)
Câu 2: Chọn 1 phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống của câu sau đây:
 Tương tự tinh bột, xenlulozơ không có phản ứng .(1).., có phản ứng.(2). trong dd axit tạo thành(3).
	 A B C D
	(1) tráng bạc	thủy phân	khử	oxi hóa
	(2) thủy phân	tráng bạc	oxi hóa	este hóa
	(3) glucozơ	fructozơ	saccarozơ	mantozơ
Câu 3: Nhận xét đúng là:
Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối nhỏ
Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột
Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau
Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột
Câu 4 : Giữa tinh bột, saccarozơ, glucozơ có điểm chung
	A. Chúng thuộc dạng cacbohiđrat *
	B. Đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam
	C. Đều bị thủy phân bởi dung dịch axit
	D. Đều không có phản ứng tráng bạc
Câu 5 : Để phân biệt dung dịch của ba chất : Hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là :
	A. Cu(OH)2	B. dd AgNO3/NH3	
	C. Cu(OH)2/OH-, to *	D. dd I2
Câu 6 : Lên men 1 tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất :
	A. 0,338 tấn *	B. 0,833 tấn	C. 0,383 tấn	D. 0,668 tấn
Câu 7 : Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột để sản xuất glucozơ thì khối lượng glucozơ sẽ thu được là : (biết H = 70%)
	A. 160,5kg	B. 150,64kg	C. 155,55kg *	D. 165,6kg
Câu 8 : Để phân biệt 3 chất : Hồ tinh bột, dung dịch glucozơ ; dung dịch KI đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là :
	A. O3	*	B. O2	
	C. Dung dịch I2	D. Dung dịch AgNO3/NH3
Dặn dò
+ BTVN: sgk trang 33,34 và sbt trang 15,16
+ Học bài và chuẩn bị bài “ Luyện tập”

File đính kèm:

  • docTINH BỘT.doc
Giáo án liên quan