Bài giảng Tuần 37 - Bài 24: Tính chất của oxi

 1.Kiến thức:

-Học sinh biết trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi,ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

-Khí oxi là một đơn chất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có giá trị II.

 

doc92 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 37 - Bài 24: Tính chất của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 0,05mol 0,05mol
3H2+Fe2O32Fe +3H2O
0,075mol 0,05mol
b. chất khử: H2 vì chiếm oxi của chất khác
 Chất oxi hóa: CuO, Fe2O3 vì nhường oxi cho chất khác
c.Khối lượng đồng thu được từ 6g hỗn hợp hai kim loại
6-2,8 =3,2gam Cu
nCu =3,2/64=0,05mol
nFe =2,8/56=0,05mol
V H2 = 22,4. 0,05=1,12(l)
V H2 (2) =0,075.22,4 =1,68(l)
Thể tích khí hidro cần dùng (ở đktc) để khử hỗn hợp hai oxit trên.
VH2(1) (2) =1,12 +1,68 =2,8(l)
 4.Củng cố: (5 phút)
 -Viết PTHH của các phản ứng sau:
 Al +H2SO4 à
 Fe + H2SO4 à
 Zn +HCl à
 -Thế nào là phản ứng thế cho ví dụ ?
 -Thế nào là phản ứng oxi hóa –khử cho ví dụ ?
 5.Dặn dò:(2 phút)
 -Học thuộc các bài đã học ở chương và chuẩn bị đọc trước nội dung bài thực hành.
 -Hướng dẫn bài 6, về nhà làm bài 6 sgk.
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 52 	Ngày dạy:
Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5
ĐIỀU CHẾ -THU KHÍ HIDRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIDRO.
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 HS nắm vững nguyên tắc điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học.
 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí hidro vào ống nghiệm
3.Thái độ: giáo dục học sinh có ý thức cẩn thận và đảm bảo an toàn trong thí nghiệm, tránh đỗ vở, hay hóa chất dính vào người.
II.Phương tiên và thiết bị dạy học:
 -GV: Hóa chất: Zn, dd HCl, CuO; dụng cụ: ống nghiệm , đèn cồn, ống dẫn khí, ống hút.
 -HS: Ôn lại kiến thức cũ 
III.Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
1.Ổn định lớp (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 -Nêu định nghĩa phản ứng thế ? phản ứng oxi hóa khử ? cho ví dụ?
Nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài (2 phút)
*Hoạt động 1: Thí nghiệm 1: điều chế khí hiđro từ axit clohidric và kim loại kẽm
-Cho học sinh nhắc lại qui tắc an toàn thí nghiệm.
-Phân phát dụng cụ và hóa chất cho học sinh
-Hướng dẫn thao tác mẫu
-Sử dụng bảng phụ vẽ hình 5.4 sgk
-Yêu cầu học sinh quan sát và ghi nhận hiện tượng xảy ra.
*Hoạt động 2:Thí nghiệm 2
Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí 
-Thực hiện thao tác mẫu.
-Treo tranh vẽ 5.4
-Theo dõi các nhóm thực hiện.
?Quan sát nhận xét hiện tượng ?
*Hoạt động 3: Thí nghiệm 3: H2 khử đồng (II) oxit
-Thực hiện thao tác mẫu
-Treo tranh 5.9.
?Nhận xét màu chất tạo thành, giải thích ?
-Hướng dẫn học sinh viết bảng tường trình.
-Học sinh trả lời.
-Tìm hiểu thí nghiệm 1
-Nêu qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
-Các nhóm nhận dụng cụ và hóa chất.
-Chú ý.
-Thực hiện thí nghiệm theo nhóm
Cho vào ống nhiệm 3 ml dung dịch aixt clohi đric và 3-4 hạt kẽm (Zn) Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Kiểm tra độ tinh khiết, sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí. Ghi nhận hiện tượng
àHiện tượng sủi bọt khí , sau khi đưa que đóm đang cháy thấy có hiên tượng là có ngọn lửa xanh mờ.
-Tìm hiểu thí nghiệm 2.
-Chú ý.
-Quan sát.
-Thưc hiện.
Lắp dụng cụ như hình 5.4. Úp một ống nghiệm lên đầu ống dẫn khí H2 sinh ra. Sau một phút giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào sát ngọn kủa đèn cồn. Quan sát và ghi nhận hiện tượng.
àHiện tượng thu được khí hiđro ( nghe tiếng nổ nhỏ)
-Tìm hiểu thí nghiệm 3.
-Chú ý
-Thực hiện.
Cho vào ống nghiệm khoảng 10 ml dung dịch axit HCl và 4-5 viên kẽm.Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh xuyên qua, ống thủy tinh này được uốn gấp khúc chữ V, chứa ít bột CuO. Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống thủy tinh, sa đó đun nóng mạnh ở chỗ có CuO.
àMàu đỏ gạch (Kim loại Cu), vì khí H2 đã khử oxi trong hợp chất CuO.
I.Tiến hành thí nghiệm.
 1.Thí nghiệm 1: Điều chế khí H2 từ aixt clo hiđric, kẽm. Đốt cháy khí hi đro trong không khí
2.Thí nghiệm 2:
 Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.
3.Thí nghiệm 3: H2 khử đồng (II) oxit.
II.Tường trình
Stt
Tên thí nghiệm
Phương trình hóa học + giải thích
1
2
3
Đ/c khí H2 từ HCl, Zn.
Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.
H2 khử CuO
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 	
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 . Thử độ tinh khiết. Sau đó đưa lại ngọn lửa đèn cồn có tiếng nổ nhỏ.
CuO + H2 Cu + H2O.
 4.Tổng kết tiết thực hành:
 -Cho học sinh rửa dụng cụ sạch sẽ, hoàn trả dụng cụ và hóa chất.
 -Nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm + cho điểm.
 -Nhận xét thao tác, tính an toàn trong thí nghiệm.
 5.Dặn dò: 
 Dọn vệ sinh sạch sẽ nơi thí nghiệm và ôn bài trước ở nhà để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 53	Ngày KT:
KIỂM TRA I TIẾT
A.Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
 I.Hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu:
 1.Cho 5,6 g sắt tan hoàn toàn vào dung dịch có chứa 0,2 mol H2SO4 thì thể tích khí H2 thu được sẽ là bao nhiêu ?
 a.2,24 lít b.5,04 lít c. 3 lít d.7,72 lít
 2.Có phương trình hóa học sau: Al + H2SO4 àAlx(SO4 )y + H2.
 Hãy chọn cặp nghiệm x, y sao cho phù hợp ( Biết x khác y)
 a. x= 2; y=3 ; b.x=3, y=2; c.x=4, y=2.
 3.Trong phòng thí nghiệm người ta thường sử dụng kim loại và axit nào để điều chế khí hiđro 
 a.Fe và H2SO4 Loãng b.Cu và HCl c.Al và H2SO4 
 d. Cả a và c đều đúng
 4.Trong phản ứng hóa học: CuO +H2 àCu +H2O
 C + O2 à CO2 
 Hãy cho biết cặp chất khử là ?
 a.C, O2 b.H2 , CO2 c.H2, C d.Cu, CO2
II.Hãy chọn hệ số và công thức thích hợp điền vào chỗ trống cho thích hợp 
 1.Fe2O3 +? CO à?CO2 +?
 2.?Al + ?HCl à? + ? H2
III.Hãy chọn đúng sai bằng cách điền chữ x vào cột Đ, nếu cho là đúng cột S nếu cho là sai.
Nội dung lựa chọn
Đ
S
1.Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
2.Phản ứng oxi hóa –khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự oxi hóa
3.Sự tác dụng của đơn chất với hợp chất là sự oxi hóa
4.Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử.
B.Tự luận:
 *.Câu 1: Trong phòng thí nghiệm người ta dung hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.
 a.Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
 b.Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.
 c.Tính thể tích khí hi đro đã tiêu thụ ( ở đktc)
*.Câu 2: Dùng hi đro để khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
 a. Viết phương trình hóa học xảy ra ?
 b.Sau phản ứng thu được 19,2 gam đồng. Hãy tính khối lượng đồng (II) oxit và thể tích khí hi đro (đktc) đã dung.
..
*.Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm, sắt dung dịch aixt clo hiđric và dung dịch axit sunfuric loãng.
 a.Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể điều chế được khí hiđro.
 b.Muốn điều chế được 2.24 lít khí hiđro (đktc) cần phải dung bao nhiêu gam sắt, bao nhiêu gam kẽm.
*.Câu 4: Cân bằng các phương trình hóa học sau:
 Fe3O4 + H2 àFe + H2O
 CuO + H2 à Cu +H2O
 Hãy cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? vì sao ?
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 54 	Ngày dạy:
Bài 36: NƯỚC
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 Qua phương pháp thực nghiệm, học sinh biết và hiểu: thành phần hóa học của hợp chất nước gồm hai nguyên tố hi đro và oxi. Chúng hóa hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích là hai phần hiđro và 1 phần oxi. Tỷ lệ khối lượng hi đro là 1 và 8 oxi.
 2.Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả thí nghiệm, giải thích hiện tượng thí nghiệm.
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức cẩn thận và đảm bảo an toàn trong thí nghiệm.
II.Phương tiện và thiết bị dạy học
 -Giáo viên: Bộ dụng cụ thí nghiệm phân hủy nước bằng dòng điện.
 -Học Sinh: ôn lại bài cũ.
III.Tiến trình tiết dạy
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới: GTB: nội dung sgk.
*.Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân hủy nước.
-Lắp thiết bị phân hủy nước theo hình 5.10.
-Biểu diễn và giải thích thí nghiệm.
-Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
 1.Hãy cho biết kết luận rút ra được từ thí nghiệm phân hủy nước bằng dòng điện.
 2.Hãy cho biết tỉ lệ thể tích giữa khí H2 và O2 thu được trong thí nghiệm.
 3.Viết phương trình biểu diễn sự phân hủy nước bằng dòng điện.
-Nhận xét.
*.Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tổng hợp nước
 -Sử dụng tranh vẽ.
Mô tả thí nghiệm (sgk)
Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
 1.Thể tích khí H2 và thể tích khí O2 nạp vào ống thủy tinh hình trụ lúc đầu là bao nhiêu ?
 2.Thể tích khí còn lại sau khi hỗn hợp nổ ( do đốt bằng tia lửa điện) là bao nhiêu ?
 3.Tỉ lệ về thể tích giữa khí hiđro và ô xi chúng hóa hợp với nhau tạo thành nước ?
 4.Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hiđro và ôxi trong nước là bao nhiêu ?
5.Vậy bằng thực nghiệm có thể rút ra kết luận về công thức hóa học của nước là như thế nào ?
-Nhận xét, kết luận.
-Chú ý
-Trả lời.
1.Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí hiđro và khí ô xi.
2.Thể tích khí hiđro bằng 2 lần khí ôxi.
3.Phương trình hóa học:
2H2O 2H2 +O2 
-Quan sát.
-Thảo luận nhóm
1.Bằng nhau.
2.Còn ¼ đó là khí ôxi.
3.Tỉ lệ về thể tích giữa khí hi đro và ô xi là: 2 : 1.
4.Tỉ lệ về khối lượng: 1 phần khí hi đro và 8 phần ô xi, hoặc 2 phần hiđro và 16 phần ôxi.
5.Tìm ra công thức hóa học của nước là: H2O
-Chú ý ghi vào
1.Sự phân hủy nước
 a.Quan sát thí nghiệm: sgk.
 b.Nhận xét
-Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí hiđro và khí ô xi.
-Thể tích khí hiđro bằng 2 lần khí ôxi.
-Phương trình hóa học:
2H2O 2H2 +O2 
2.Sự tổng hợp nước
a.Quan sát và mô tả thí nghiệm sgk.
b.Nhận xét
-Sau khi đốt bằng tia lửa điện hỗn hợp gồm 4 thể tích H2 và O2 sẽ chỉ còn 1 thể tích O2. Vậy thể tích khí oxi đã hóa hợp với 2 thể tích khí hiđro tạo thành nước:
2H2 + O2 2H2O.
-Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hi đro và oxi trong H2O là: 4: 32 = 1: 8
Thành phần khối lượng của H và O là:
% H = 11,1%
% = 88,9%
3.Kết luận:
 Từ sự phân hủy và tổng hợp nước ta thấy: nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hi đro và oxi chúng hóa hợp với nhau:
 a.Theo tỉ lệ thể tích là 2 phần khí hi đro và 1 phần khí oxi.
 b.Theo tỷ lệ khối lượng là 1 phần hi đro và 8 phần oxi hoặc 2 phần hiđro và 16 phần oxi àứng với hai nguyên tử hiđro có 1 nguyên tử oxi.
 Như vậy: Bằng thực nghiệm người ta cũng tìm ra công thức hóa học của nước là H2O.
 4.Củng cố:( 5 phút)
 Cho học sinh làm bài tập số 2/125
 àsự phân hủy nước: 2H2O à 2 H2 +O2
 Sự tống hợp nước: 2H2 + O2 2H2O.
 2. 22,4l 1.22,4 l
 2.2g 1. 32 g
 Vậy tỷ lệ của các nguyên tố hiđro và ox

File đính kèm:

  • docgiao an Hoa 8 du.doc