Bài giảng Tuần 35 - Tiết 67: Thực hành tính chất của gluxit

A. MỤC TIÊU

 - Củng cố khắc sâu kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột

 - Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học

 - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học

B. CHUẨN BỊ

 Hoá chất: glucozơ. tinh bột, saccarozơ, NaOH, AgNO3, NH3

 Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, giá TN, đèn cồn, diêm, cốc TT,

 ống hút, kẹp gỗ, chậu nhựa

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 35 - Tiết 67: Thực hành tính chất của gluxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35	 Ngày soạn: 05.11
Tiết 67	 Ngày dạy: 05.11
Thực hành
tính chất của gluxit
a. mục tiêu
 - Củng cố khắc sâu kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học
 - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học
b. chuẩn bị
	Hoá chất: glucozơ. tinh bột, saccarozơ, NaOH, AgNO3, NH3 
	Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, giá TN, đèn cồn, diêm, cốc TT, 
	ống hút, kẹp gỗ, chậu nhựa
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
Kiểm tra sự chuẩn bị của GV
Phân chia nhóm và dụng cụ, hoá chất thí nghiệm cho các nhóm
II. Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động 1: 
1.Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với dung dịch bạc nitrat
GV: Yêu cầu 1 HS trình bày TN 1:
-Cách tiến hành: 
-Dự đoán hiện tượng
GV: Điểm lưu ý khi làm TN:
-Làm cẩn thận, nhẹ nhàng, không đun quá nóng, không lắc ống nghiệm
-Rửa ống nghiệm sạch, tráng bằng dung dịch NaOH
HS: đại diện nhóm phát biểu
- HS tiến hành thí nghiệm theo Sgk 
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, tinh bột, saccarozơ
GV: gọi 1 HS trình bày cách tiến hành TN, dự đoán hiện tượng và viết PTHH
GV có thể tóm tắt theo sơ đồ
 - Yêu cầu HS thực hiện theo sơ đồ đó 
 - Sau đó yêu cầu HS báo cáo hiện tượng quan sát được 
HS thực hiện theo sơ đồ
HS: đại diện nhóm báo cáo
 glucozơ, tinh bột, saccarozơ
 + dd iôt
 không đổi màu chuyển màu xanh
glucozơ, saccarozơ tinh bột, 
 + dd AgNO3/NH3 
 kết tủa không kết tủa
glucozơ saccarozơ 
Các thành viên làm TN đọc hiện tượng quan sát ghi vào phiếu kết quả.
III. Kết thúc thí nghiệm
	Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm
	- Những điểm lưu ý 
 - Yêu cầu nhóm HS thu dọn vệ sinh, thu hồi hoá chất
 HS: dọn vệ sinh
 HS: viết bản tường trình theo mẫu
**************************************
Tuần 35	 Ngày soạn: 05.11
Tiết 68	 Ngày dạy: 05.11
ôn tập cuối năm
a. mục tiêu
 - HS biết được mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ: kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn trong sơ đồ;Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất;Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và các phương pháp điều chế chúng.
 - Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối liên hệ được thiết lập
 - Vận dụng tính chất cơ bản để viết PTHH và làm một số bài tập
 - Củng cố rèn luyện kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra 	Xen kẽ trong quá trình ôn tập
II. Ôn tập
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
GV: Nhắc lại một số HCVC đã học,chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào?
GV: yêu cầu HS thảo luận xây dựng mối quan hệ qua lại giữa các HCVC
GV: treo sơ đồ như GSK
Viết PTHH biểu diễn sự chuyển đổi qua lại giữa các HCVC
1.Sơ đồ mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ.
HS: trình bày
HS: phát biểu
HS: thảo luận nhóm, phát biểu
2.Phản ứng hóa học minh họa
PTHH
Kim loại muối
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
(Fe + S FeS)
CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu
Phi kim muối
Cu + Cl2 CuCl2 
2NaCl 2Na + Cl2 
(2KClO3 2KCl + O2 )
c.Kim loại oxit bazơ
-2Cu + O2 2CuO
CuO + H2 Cu + H2O
d.phi kim axit
Cl2 + H2O HCl + HClO
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 
e.oxit bazơ muối 
CaO + SO2 CaSO3 
(CuO + 2HCl CuCl2 + H2O)
CaCO3 CaO + CO2
d.oxit axit muối
CO2 +2NaOH Na2CO3 + H2O
CaCO3 CaO + CO2
Hoạt động 2: II. Bài tập
- Bài tập 2 tr 167 – Sgk 
HS thực hiện viết một số dãy sau đó ghi các phương trình hoá học theo dãy đó
- Bài tập 1 tr 167 – Sgk 
GV HD hs nhận biết các chất 
- Bài tập 4 tr 167 – Sgk 
GV có thể hướng dẫn:
-Viết PTHH
-Xác định chất rắn màu đỏ, tính số mol
-Dựa vào PTHH tìm số mol chất phản ứng
HS: thiết lập sơ đồ và viết PTHH minh họa
VD:
FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2 
HS: tự viết PTHH
HS tiến hành thực hiện bài toán nhận biết
HS thực hiện:
PTHH
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
-rắn màu đỏ là Cu: nCu = 32 : 64 = 0,05mol
-Theo PTHH (1): nCu = nFe = 0,05mol
-mFe = 0,05.56 = 2,8g
%Fe = 58,33%
%Fe2O3 = 41,67%
iii. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc các kiến thức đã học về hóa học vô cơ
	- Làm các bài tập còn lại trong Sgk – tr 167
	- Ôn tập lại các kiến thức về hóa học hữu cơ
Tuần 36	 Ngày soạn: 05.11
Tiết 69	 Ngày dạy: 05.11
ôn tập cuối năm
a. mục tiêu
 - HS biết được mối quan hệ giữa các hợp chất hữu cơ: hidrocacbon, dẫn xuất hidrocacbon và các tính chất cùng ứng dụng và cách điều chế
 - Vận dụng tính chất cơ bản để viết PTHH và làm một số bài tập
 - Củng cố rèn luyện kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra	xen kẽ trong quá trình ôn tập
II. Bài mới - Ôn tập
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
GV: yêu cầu nhóm HS thảo luận ôn tập CTCT của: mêtan, etylen, axetilen, benzen, rượu, axit.
GV: chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm HS một ý
GV: yêu cầu HS phát biểu
1.Công thức cấu tạo
HS: thảo luận nhóm
3HS: đại diện 3 nhóm trình bày
HS: các nhóm nhận xét, bổ sung
-CTCT:
, CH2 = CH2 , HC CH,
, CH3CH2OH, CH3COOH
2.Các tính chất hóa học quan trọng
HS: thảo luận nhóm
6HS: đại diện 6 nhóm trình bày
HS: nhận xét
3.ứng dụng
HS: nêu một số ứng dụng chính
Hoạt động 2: II. Bài tập áp dụng
Bài tập 1 tr 168 – Sgk
Cho HS thảo luận nhóm rồi gọi đại diện nhóm trình bày
Bài tập 2 tr 168 – Sgk 
Cho HS thực hiện sau đó gọi 1 HS lên bảng thực hiện
 - Bài tập 5 tr 168 – Sgk 
GV có thể hướng dẫn:
- Tính khối lượng C, H
- Từ đó so sánh với khối lượng của A rồi kết luận xem A có O hay không?
- Từ đó tìm x , y , z
4HS: đại diện 4 nhóm trình bày
Giải
a.Hiđrocacbon, có phản ứng cháy
b.Dẫn xuất của Hiđrocacbon
c.Hợp chất cao phân tử
d.Đều là este
HS thực hiện. 1 HS lên bảng trình bày
( - C6H10O5 - )n + nH2O nC6H12O6 
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
CH3COOH + C2H5OH 
 CH3COOC2H5 + H2O
CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa +
 C2H5OH
-mC = 6,6.12/44= 1,8g
mH = 2,7.2/18 = 0,3g
mC + mH < mA, A chứa oxi
mO = 4,5 = (1,8+ 0,3)= 2,4g
-Gọi CTPT A là CxHyOz 
có tỉ lệ:
x:y:z = = 0,15:0.3:0,15= 1:2:2
CT đơn giản: (CH2O)n = 60, n = 2
CTPT: C2H4O2
III. Hướng dẫn về nhà 
	- Xem lại các bài tập đã thực hiện và lí thuyết đã được ôn tập
	- Chuẩn bị để tiết sau kiểm tra học kì II
***************************************
Tuần 36	 Ngày soạn: 05.11
Tiết 70	 Ngày dạy: 05.11
Kiểm tra học kì ii
a. mục tiêu
 - Kiểm tra khả năng nhận thức của HS về tiếp thu kiến thức trong học kì II
 - Đánh giá kĩ năng trình bày bài toán hoá học của học sinh 
 - Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong kiểm tra, thi cử
b. hoạt động dạy học
Đề bài
Theo đề khảo sát chất lượng học kì II của Nhà trường

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 35 10 - 11.doc