Bài giảng Tuần 33 - Tiết 63: Tinh bột và xenlulozơ

A. MỤC TIÊU

 - Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ

 - Viết được phương trình hoá học phản ứng thuỷ phân của tinh bột, xenlulozơ và quá trình tạo thành những chất này trong cây xanh

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 33 - Tiết 63: Tinh bột và xenlulozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33	Ngày soạn:08.04.11
Tiết 63	Ngày dạy:15.04.11
Tinh bột và xenlulozơ
a. mục tiêu
 - Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ
 - Viết được phương trình hoá học phản ứng thuỷ phân của tinh bột, xenlulozơ và quá trình tạo thành những chất này trong cây xanh
b. chuẩn bị
	Tinh bột, bông nõn, dung dịch iot, ống nghiệm, ống hút, đèn cồn
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Nêu tính chất và ứng dụng của saccarozơ?
	HS 2: Chữa bài tập 4 tr 155 – Sgk
	GV nhận xét và cho điểm
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Trạng thái tự nhiên
- Tinh bột có ở đâu?
GV cho HS quan sát hình vẽ Sgk
 - Loại nào có xenlulozơ?
HS: Các loại rau quả, củ, hạt
HS quan sát hình vẽ
Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí
- TN: Đun nóng tinh bột và xenlulozơ trong nước
Quan sát trạng thái, màu sắc, sự hoà tan của chúng trước và sau khi đun nóng
 Nhận xét?
HS: - Tinh bột: Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan trong nước nóng tạo thnàh dung dịch keo
- Xenlulozơ: Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng
Hoạt động 3:III. Đặc điểm cấu tạo phân tử
- Yêu cầu HS đọc Sgk
 GV: Các phân tử tinh bột và xenlulozơ có khối lượng rất lớn được tạo ra từ các mắt xích C6H10O5 gọi là polime
HS nghe GV giới thiệu và ghi bài:
-CTPT tinh bột: (C6H10O5)n n 12006000
- CTPT xenlulozơ:
(C6H10O5)n n 10000 14000
Hoạt động 4:IV. Tính chất hoá học
Nêu quá trình hấp thụ tinh bột trong cơ thể người và động vật?
Giới thiệu thuỷ phân tinh bột và xenlulozơ
- TN: Cho dd hồ tinh bột + dd I2 đun nóng, để nguội
Nhận xét hiện tượng xảy ra?
1. Phản ứng thuỷ phân
HS:Tinh bột mantozơglucozơ
HS ghi theo GV giới thiệu:
Tinh bột,xenlulozơ thuỷ phân tạo ra glucozơ:
(C6H10O5)n + n H2O n C6H12O6 
2. Tác dung của tinh bột với dung dịch iot
HS: Dung dịch I2 làm hồ tinh bột chuyển thành màu xanh, đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra
 dd I2 dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại
Hoạt động 5: V. Tinh bột, xenlulozơ có những ứng dụng gì?
 - Cho HS nghiên cứu Sgk
 Nêu những ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ?
HS đọc và nghiên cứu Sgk
Nêu ứng dụng cuae tinh bột và xenlulozơ
III. Củng cố – Luyện tập
Nhắc lại nội dung đã học về tinh bột và xenlulozơ
Làm bài tập: 1 ; 2 tr 158 – Sgk 
IV. Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc kiến thức đã học
Làm bài tập 3 ; 4 ; 5 tr 158 – Sgk 
******************************************
Tuần 33	Ngày soạn:08.04.11
Tiết 64	Ngày dạy:20.04.11
Protein
a. mục tiêu
 - Nắm được protein là chất cơ bản tạo nên sự sống, nó có PTK rất lớn được cấu tạo phức tạp; nắm được tính chất của prtein
 - Vận dụng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế
b. chuẩn bị
	Lòng trắng trứng, cồn 960, tóc, cốc, ống nghiệm, đèn cồn
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Nêu tính chất, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ?
	HS 2: Chữa bài tập 3.a/ tr 158 – Sgk 
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Trạng thái tự nhiên
-Pro có ở đâu? Loại thực phẩm nào có nhiều, ít, không chứa protein?
HS trả lời theo Sgk và từ thực tế
Hoạt động 2: II. Thành phần và cấu tạo phân tử
- Cho HS đọc Sgk
GV: Pro cũng được tạo ra từ các phân tử aminoaxit nên nó có PTK rất lớn
1. Thành phần 
Phân tử pro có chứa các nguyên tố:C ; H ; O; N; S; P .
2. Cấu tạo phân tử
Hoạt động 3:III. Tính chất
- Nêu quá trình hấp thụ pro trong cơ thể người và động vật?
GV giới thiệu phản ứng thuỷ phân pro
- TN: Đốt tóc
Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và nhận xét
TN: Cho 1 ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm: 1ống cho 1 ít cồn vào; 1 ống đun nóng
- Nhận xét hiện tượng xảy ra?
1. Phản ứng thuỷ phân
HS trả lời dựa vào kiến thức sinh học đã học
Protein + H2O các amno axit
2. Sự phân huỷ bởi nhiệt
 HS nhận xét và ghi theo GV giới thiệu:
Khi đun nóng mạnh và không có nước, pro bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi có mùi khét
3. Sự đông tụ
 HS: Protein bị đông tụ khi đun nóng hoặc cho cồn vào
Hoạt động 4: IV. ứng dụng
- Từ các tính chất trên, hãy nêu các ứng dụng của protein ?
HS nêu ứng dụng của protein theo Sgk và từ thực tế
III. Củng cố – Luyện tập
	- Nhắc lại những kiến thức đã học?
	- Làm bài tập: 1 ; 3 tr 160 – Sgk 
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc kiến thức đã học về protein
	- Làm bài tập: 2 ; 4 tr 160 - Sgk

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 33 10 - 11.doc
Giáo án liên quan